Loading the Alcon MA50 lens for cataract surgery

Product: Loading the Alcon MA50 lens for cataract surgery
Author: Thomas Oetting, MS, MD

Instructional video explaining the loading of the Alcon MA50 lens for cataract surgery using the Monarch cartridge.

Please wait for video while it downloads. Larger video sizes will require more time.


Read On 0 nhận xét

Phụ Khoa

Tuyển tập các bài giảng - các công trình nghiên cứu nội soi phụ khoa đã công bố
ĐH Y Dược Tp.Hồ Chí Minh

Các công trình nghiên cứu đã công bố

Laparoscopic Myomectomy

Paul D. Indman, M.D.

Hysteroscopic Myomectomy

Paul D. Indman, M.D.

Uterine Fibroids and Myomectomy

www.reproductivecenter.com

Laparoscopic / Hysteroscopic Myomectomy

Donald I. Galen, M.D.


Laparoscopic myomectomy : a current review

Jean - Bernard Dubuisson, Arnaud Fauconnier, Katayoun Babaki - Fard and Charles Chapron

Effect of laparoscopic hysterectomy on bladder neck and urinary symptoms

Cheng-Yu LONG , Shih-Cheng HSU, Tung-Pi Wu, Jung-Chung FU, Yu-Sin HSU, and Jiun-Huang SU

Complications of laparoscopy : An inquiry about closed-versus open-entry technique

Frank Willem Jansen, MD, PhD, Wendela Kolkman, MD, Erica A. Bakkum, MD, PhD,

Cor D. de Kroon, MD, Trudy C.M. Trimbos-Kemper MD, PhD, J. Baptist Trimbor, MD, PhD.

Gasless laparoscopic hysterectomy : A comparative study with total abdominal hysterectomy

Hatern Tintara, Thanapan Choobun and Alan Geater

Surgically induced hormonal, metabolic and inflammatory changes in laparoscopic hysterectomy

a comparison with abdominal hysterectomy

Zdenek Holub, Antonín Jabor, Ludik Sprongl, Lev Kliment, Drahomíra Fischlová and Stepán Urbánek

A randomized trial comparing changes in psychological well-being and sexuality after laparoscopic and abdominal hysterectomy

Marie A.Ellström, Monica Aström, Anders Möller, Jan-Henrik Olsson and Mats Hahlin


Directed laparoscopic cryomyolysis : A possible alternative to myomectomy and/or hysterectomy for symptomatic leiomyomas

Errico Zupi, MD, Alessio Piredda, Md, Daniela Marconi, MD, PhD, Duane Townsend, MD, FACOG,

Caterina Exacoustos, MD, PhD, Domenico Arduini, MD, Beata Szabolcs, MD

Directed laparoscopic cryomyolysis : A possible alternative to myomectomy and/or hysterectomy for symptomatic leiomyomas

Errico Zupi, MD, Alessio Piredda, Md, Daniela Marconi, MD, PhD, Duane Townsend, MD, FACOG,

Caterina Exacoustos, MD, PhD, Domenico Arduini, MD, Beata Szabolcs, MD

Laparoscopic occlusion of uterine vessels for the treatment of symptomatic fibroids : Initial experience and comparison to uterine artery embolization

Kirsten Hald, MD, Anton Langebrekke, MD, Nils Einar Klow, MD, PhD, Hans Jorgen Noreng, MD,

Anette Bugge Berge, MD, Olav Istre, MD, PhD.

Total laparoscopic hysterectomy using multifunction grasping, coagulating and cutting forceps.

Chau-Su Ou, MD, MPH, FACOG, James Joki, MD, Karen Wells, MD, FACOG, Vinette Zabriske, MD,

FACOG, Mary Tsuang, MD, FACOG, and Ron Rowbotham, MSC

Robotically assisted laparoscopic hysterectomy and adnexal surgery

Harout Margossian, M.D. and Tommaso Falcone, M.D.

Clinical outcome and tissue trauma after laparoscopic and abdominal hysterectomy : a randomized controlled study

The effect of different types of hysterectomy on urinary and sexual functions : a prospective study

T.A. El-Toukhy, Mohamed A. Hefni, Angharad E. Davies and S. Mahadevan

Laparoscopic-assisted vaginal hysterectomy for benign uterine pathologies : could this be the first-line treatment ?


Read On 0 nhận xét

Chứng viêm amiđan

Do nằm ở cửa ngõ đường thở nên amiđan rất dễ bị viêm nhiễm. Nếu như trước đây, phần lớn bệnh nhân được cắt amiđan thì hiện nay, phẫu thuật này được chỉ định khá chặt chẽ, chỉ áp dụng trong những trường hợp chẳng đặng đừng.

Amiđan là tập hợp mô lympho ở hai bên thành họng sau khoang miệng, có vai trò bảo vệ, chống nhiễm khuẩn. Viêm amiđan gồm các thể sau:

Viêm amiđan cấp tính không đặc hiệu

Biểu hiện trước tiên là đau họng kèm theo sốt nhẹ, chảy nước mũi, hắt hơi kèm theo chảy nước mắt. Tại chỗ 2 amidan viêm sưng to quá phát kèm theo viêm đỏ lan tỏa vùng họng. Xét nghiệm cận lâm sàng công thức máu số lượng bạch cầu thường không tăng. Những trường hợp này thường viêm do virus cúm A, B, C hoặc á cúm (adeno virus, rhinovirus, ecpet...).

Cần hạn chế sử dụng kháng sinh và nên dùng một số thuốc điều trị triệu chứng như: chống phù nề, giảm đau kèm theo kháng histamin. Vệ sinh mũi họng bằng các dung dịch sát khuẩn nhẹ như: angispray, eludril, locabiotal, givalex...

Viêm amiđan cấp tính đặc hiệu do vi khuẩn

Các triệu chứng trên lâm sàng thường gặp là sốt cao đột ngột, đau họng tăng, thường đau lan tỏa vùng tai kèm theo hạch lân cận sưng to, người mệt mỏi. Khám tại chỗ thấy amidan viêm to kèm theo các hốc mủ, miệng hôi, xuất hiện màng giả tại amiđan. Các xét nghiệm máu thấy số lượng bạch cầu tăng cao. Tác nhân gây bệnh thường gặp là liên cầu khuẩn, tiếp đến là xoắn khuẩn (có màng giả kèm theo loét hoại tử); có trường hợp do săng giang mai (khám thấy vết trợt nông tròn hoặc bầu dục, không có mủ).

Những trường hợp xét nghiệm xác định được loại vi khuẩn gây bệnh, cần dùng kháng sinh đặc hiệu để điều trị tốt căn nguyên.

Phẫu thuật cắt bỏ amiđan hiện được chỉ định khá chặt chẽ bởi liệu pháp kháng sinh đặc hiệu đã đem lại kết quả tốt. Nó chỉ được áp dụng khi amiđan viêm mạn tính kéo dài, tái phát thường xuyên hằng tháng, ảnh hưởng tới đời sống; hoặc đã có tiền sử viêm tấy quanh amiđan, xuất hiện hội chứng ngạt thở khi ngủ. Đối với trường hợp viêm cầu thận cấp do viêm amiđan, sau khi điều trị viêm cầu thận cấp ổn định, người bệnh cũng cần được cắt bỏ amiđan.

(Theo tuoitre)
Read On 0 nhận xét

Loading the Alcon SA60 lens

Product: Loading the Alcon SA60 lens for cataract surgery
Author: Thomas Oetting, MS, MD

Instructional video explaining how to load the Alcon SA60 intraocular lens using the Monarch cartridge

Please wait for video while it downloads. Larger video sizes will require more time.

Read On 0 nhận xét

Iris retractors during cataract surgery

Product: Iris retractors during cataract surgery
Author: Thomas Oetting, MS, MD

Instructional video explaining the use of iris retractors for floppy irises during cataract surgery

Please wait for video while it downloads. Larger video sizes will require more time.



Read On 0 nhận xét

Bệnh nhược cơ - (1)

Đây là một loại bệnh thần kinh cơ, liên quan nhiều tới cơ chế tự miễn. Biểu hiện điển hình là bệnh nhân thấy mỏi mệt cơ tăng dần theo thời gian sinh hoạt, lao động hằng ngày; trương lực một số cơ bị giảm.

Căn bệnh trên gồm 2 thể chính:

- Nhược cơ cấp: Là thể bệnh cấp cứu, thường gặp ở thai phụ có tiền sử chữa nhược cơ, hoặc người có u ác tính ở tuyến ức. Ở thể này, các cơn mỏi cơ (nhất là cơ hô hấp) xuất hiện gần như liền nhau, gây khó thở cấp, ăn nghẹn, uống sặc.

- Nhược cơ thông thường: Thường gặp ở nữ, ở trẻ em quãng 10 tuổi và lứa tuổi 20-40. Biểu hiện ban đầu là chứng mỏi mệt cơ theo thời gian lao động và sinh hoạt hằng ngày. Người bệnh có thể chỉ bị sụp mi mắt (một hoặc hai bên) hay nhai khó, nuốt khó, mỏi mệt tay chân...

Bệnh nhược cơ tiến triển qua các giai đoạn sau:

- Giai đoạn 1: Chỉ một nhóm cơ bị xâm phạm, thường là các cơ vận động ở mắt.

- Giai đoạn 2A: Toàn bộ các cơ bị xâm phạm nhưng chưa có xâm phạm hô hấp hoặc hầu họng.

- Giai đoạn 2B: Toàn bộ các cơ bị xâm phạm kèm theo triệu chứng hầu họng.

- Giai đoạn 3: Toàn bộ các cơ bị xâm phạm kèm theo rối loạn hầu họng và hô hấp.

Có thể xác định bệnh nhược cơ bằng nghiệm pháp zoly dương tính, (cho bệnh nhân tự nhắm mở mắt 15 lần rồi mở mắt nhìn; bệnh nhân nhược cơ sẽ không mở được, mi mắt sa xuống) hoặc prostigmin dương tính (tiêm 1 ống prostigmin, sau 15 phút, người bệnh nhược cơ sẽ có thể mở to mắt trở lại và không mỏi mệt nữa).

Trong điều trị bệnh nhược cơ, các bác sĩ thường kết hợp các phương pháp nội khoa và ngoại khoa, tùy theo tình trạng nặng của người bệnh. Các hướng xử trí thường được áp dụng ở Việt Nam là:

- Dùng tia X chiếu trực tiếp vào tuyến hung.

- Phẫu thuật: Áp dụng với các trường hợp xác định có tuyến hung hoặc trường hợp cấp cứu. Sau mổ, tất cả bệnh nhân đều phải tiếp tục điều trị nội khoa.

TS Nguyễn Chương, Sức Khỏe & Đời Sống
Read On 0 nhận xét

Bệnh Nhược Cơ

Đây là 1 bệnh của hệ thống tự miễn nhiễm (autoimmune system).

Bệnh Nhược Cơ gây ra bởi các kháng thể (antibody) do cơ thể người bệnh tự tạo ra và những kháng thể nầy tiêu hủy hay gây hư hại cho những nơi tiếp nhận (receptor) chất acethylcholine (acethylcholine receptor) là chất dẫn truyền thần kinh.

Chất Acethylcholine được tổng hợp ở phần cuối của tế bào thần kinh vận động (motor nerve terminal), đây cũng là nơi giao tiếp giữa thần kinh và cơ (neuromuscular junction). Chất Acetylcholine có nhiệm vụ kích thích sự co thắt của các bắp cơ (muscle contraction).

Do đó, nếu cơ thể thiếu chất Acethylcholine thì các bắp cơ sẽ không co bóp được gây ra tình trạng yếu đuối (weakness) và mệt mỏi (fatigability) cho cơ thể của người bệnh.

Cơ chế gây ra phản ứng tự miến nhiễm và từ đó gây ra bệnh Nhược Cơ thì không dược hiểu rõ lắm nhưng nghiên cứu cho thấy có liên quan đến sự phát triển bất thường của tuyến Thymus. Trong 65% trường hợp bất thường nầy là do tuyến Thymus phì đại ra , 15% là do bướu của Thymus (thymoma) . Thymus là 1 tuyê’n (gland) nhỏ nằm trong lồng ngực , phần Trung Thất trên và trước (anterior superior Mediastinum).

Tuyến có nhiệm vụ trong hệ thống miễn nhiễm bằng ca’ch điều hợp các tế bào miễn nhiễm như T-lymphocytes tạo ra các kháng thể .v.v ... Trong bệnh Nhược cơ , bướu thymus (thymoma) chỉ hiện diện co’ 10% thôi.

Bệnh Nhươc cơ xảy ra ở phái nữ nhiều hơn phái nam. Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ tuổi nào nhưng thường nhất là khoảng 20 đến 40 tuổi.

Bệnh Nhược Cơ có thể giới hạn ở cơ mắt nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến tất cả các cơ bắp từ cơ mắt cho đến các cơ hô hấp ...

Ở mắt thì bi sụp mí mắt (ptosis), thấy 1 vật thành hai (diplopia).

Nếu lan rộng ra thì các cơ nhai cũng sẽ bị yếu đi, cơ nuốt cũng bị ảnh hưởng gây ra tình trạng khó nuốt (dysphagia).

Hô hấp cũng có thể bị ảnh hưởng. Nếu tình trạng nặng có thể đưa đến suy hô hấp, cần phải cấp cứu.

Cách điều trị bệnh Nhược cơ
Cách điều trị gồm có dùng thuốc Anti-cholinesterases,
thuốc ức chế miễn nhiễm (immunosuppressive agents),
hay là giải phẩu cắt bỏ tuyến Thymus (thymectomy),
lọc máu (plasmapheresis),
hoặc cho thuốc immnoglobulin bằng đường tỉnh mạch.

1/ Thuô’c Anti-cholinesterases
Thường dùng nhất là Mestinon (tên thương mại) hay Pyridostigmine (tên gốc).

Thuốc nầy dùng để uống, có tác dụng nhanh (sau 15-30 phút) nhưng ngắn, chỉ kéo dài 3-4 tiếng. Do đó phải uống nhiều lần trong ngày.

Phản ứng phụ: tiêu chảy, đau bụng , chảy nước miếng nhiều (salivation), nôn ...

2/ Thuốc ức chế miễn nhiễm (immunosuppressive agents)
Gồm có các steroids (như là prednisone) , azathioprine, cyclosporin, cyclophosphamide, ...

Các thuốc nầy tuy công hiệu nhưng cũng có thể gây nhiều phản ứng phụ.

Cần phải theo dõi cẩn thận bởi các Bác sĩ điều trị.

3/ Lọc máu tách rời phần huyết tương ra (plasmapheresis)
Phần plasma ( huyết tương) có chứa những kháng thể gây bệnh (pathogenic antibodies) sẽ được tách rời khỏi các tế bào máu (blood cells) và bỏ đi.

Các tế bào máu sẽ được hoàn trả lại vào máu của người bệnh. Cách lọc máu nầy chỉ là cách chữa trị tạm thời làm cho người bệnh khỏe lại nhanh, nhất là trong các trường hợp nặng và để chuẩn bị cho giải phẩu cắt bỏ tuyến Thymus.

4/ Cho thuốc immunoglobulin qua đường tỉnh mạch (intravenous immunoglobilin administration)
Lý do cũng như trong phần lọc máu tức là làm cho ngừời bệnh khỏe lại 1 cách nhanh chóng, được dùng trong các cơn nặng (crisis) va cũng để chuẩn bị cho giải phẩu cắt bỏ Thymus.

Bác sĩ Nguyễn Quyền Quới
Chương Trình Vấn Đáp SỐNG KHỎE, Hoa Kỳ
Read On 0 nhận xét

Iris reconstruction using the Siepser sliding knot

Product: Iris reconstruction using the Siepser sliding knot
Author: Thomas Oetting, MS, MD

Instructional video explaining the use of the Siepser sliding knot to reconstruct the iris.

Please wait for video while it downloads. Larger video sizes will require more time.




Read On 0 nhận xét

Tăng tiết mồ hôi khu trú : chẩn đoán và xử trí

Tăng tiết mồ hôi, một bệnh lý có đặc trưng là tình trạng ra mồ hôi quá mức, có thể toàn thân hoặc khu trú.

Tăng tiết mồ hôi toàn thân ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể và thường là một phần biểu hiện của một bệnh lý căn nguyên, thường gặp nhất là một tổn thương nhiễm khuẩn, nội tiết hoặc thần kinh.

Tăng tiết mồ hôi khu trú không rõ nguyên nhân, xảy ra ở những người trước nay vốn khỏe mạnh. Bệnh tác động đến một hoặc nhiều vùng cơ thể, thường nhất là lòng bàn tay, nách, lòng bàn chân hoặc mặt. Gần 3% khối dân số chung, phần lớn gồm những người tuổi từ 25 đến 64 bị tăng tiết mồ hôi. Bệnh gây nên một gánh nặng tâm lý và xã hội đáng kể vì nó cản trở sinh hoạt thường ngày.

Tuy nhiên, bệnh nhân (BN) lại ít khi tìm đến BS khám vì nhiều ngừơi không biết rằng đó là một bệnh lý có thể chữa được. Phát hiện và xử trí sớm tăng tiết mồ hôi có thể cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của BN. Hiện có nhiều phương pháp điều trị tại chỗ, toàn thân, phẫu thuật và không phẫu thuật khác nhau có tỉ lệ hiệu quả trên 90%-95%.

Tăng tiết mồ hôi có thể gây tổn thương sâu sắc lên chất lượng cuộc sống của một BN, đưa đến những suy giảm nghiêm trọng trong sinh hoạt thường ngày, các mối giao tiếp xã hội và những hoạt động nghề nghiệp.

Bệnh có thể xảy ra toàn thân, ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, hoặc khu trú, ảnh hưởng đến một vùng cơ thể giới hạn, thường nhất là bàn chân, nách, bàn tay hoặc mặt. Bệnh là một tổn thương có mức phổ biến tương đương với bệnh vảy nến. Tuy nhiên, hiếm khi BN đến gặp BS vì nhiều người không biết là bệnh có thể chữa trị được.

Trong bài báo này, các tác giả tổng quan lại các nguyên nhân có thể gặp, sinh lý bệnh, chẩn đoán và các biểu hiện lâm sàng của tăng tiết mồ hôi khu trú cũng như một loạt các phương thức điều trị hiện hành

Dịch tễ học

Một khảo sát dịch tễ rộng lớn mới đây bao gồm 150.000 hộ gia đình tại Hoa Kỳ cho thấy tăng tiết mồ hôi khu trú gặp ở 2,8% khối dân số chung.

Đàn ông và phụ nữ có tỉ lệ mắc bệnh bằng nhau và những người thuộc nhóm tuổi 25-64 tuổi có tỉ lệ mắc cao nhất:

Tuổi khởi phát trung bình là 25 tuổi nhưng chủ yếu còn tùy thuộc vào vùng cơ thể bị bệnh. Tăng tiết mồ hôi tay và nách có tuổi khởi phát trung bình nhỏ nhất, lần lượt là 13 và 19 tuổi.

Có đến 82% số BN bị tăng tiết mồ hôi bàn tay cho biết bệnh khởi phát từ lúc ấu thơ. Tăng tiết mồ hôi khu trú có vẻ khởi phát từnhỏ nhưng người ta chỉ điều trị khi bắt đầu ở tuổi trưởng thành.

Số BN bị bệnh ở nách là 51%, bàn chân 29%, lòng bàn tay 25% và mặt là 20%. Không có một nghiên cứu nào ghi nhận diễn tiến tự nhiên của bệnh khi tuổi tăng dần, nhưng theo kinh nghiệm, mức độ trầm trọng của việc ra mồ hôi dường như giảm đi khi BN trên 50 tuổi

Sinh lý bệnh

Sinh lý bệnh của tăng tiết mồ hôi khu trú còn chưa được biết rõ. Mồ hôi được sản sinh từ các tuyến mồ hôi của cơ thể: Có đến 4 triệu tuyến mồ hôi, trong đó khoảng 3 triệu là tuyến mồ hôi ngoại tiết (eccrine sweat glands) và số còn lại là các tuyến đầu tiết (apocrine glands).

Các tuyến mồ hôi được chi phối bởi sợi cholinergic của hệ thần kinh giao cảm. Chức năng cơ bản của chúng là bài tiết mồ hôi - một chất dịch trong, không mùi, có chức năng điều hòa thân nhiệt - mà tốc độ bài tiết chịu ảnh hưởng của các kích thích xúc cảm và vị giác.

Tuyến mồ hôi ngoại tiết, là nguyên nhân biểu hiện của tăng tiết mồ hôi khu trú, được phân bố gần như khắp bề mặt cơ thể, dù vậy mật độ của chúng cao nhất là ở lòng bàn chân và trán, kế đó là lòng bàn tay và gò má.

Tuyến mồ hôi đầu tiết là những tuyến tiết loại mồ hôi có mùi và được giới hạn chủ yếu tại nách và những vùng niệu sinh dục. Chúng không có liên hệ đến tăng tiết mồ hôi khu trú và chức năng của chúng được điều hòa bởi các tiến trình nội tiết.

Cũng có những tuyến mồ hôi hỗn hợp gọi là tuyến đầu-ngoại tiết (apoeccrine glands), chủ yếu được tìm thấy ở nách và vùng quanh hậu môn. Vai trò của chúng trong sinh lý bệnh của tăng tiết mồ hôi khu trú hiện chưa rõ, dù vậy trên một số BN chúng chiếm đến 45% số tuyến mồ hôi được tìm thấy trong vùng nách.

Không quan sát được những thay đổi mô bệnh học nào của tuyến mồ hôi của những BN bị tăng tiết mồ hôi khu trú, cũng như không có sự gia tăng về số lượng tuyến mồ hôi khu trú, cũng như không có sự gia tăng về số lượng tuyến mồ hôi hoặc kích thước tuyến.

Đúng hơn là, tăng tiết mồ hôi khu trú có thể biểu trưng cho một rối loạn chức năng phức tạp của hệ thần kinh tự chủ, bao gồm cả các đường giao cảm lẫn đối giao cảm. Có thể có tố chất di truyền vì 30% - 50% số BN có tiền sử gia đình tăng tiết mồ hôi. Trong một nghiên cứu của Shih và CS (1983), những BN bị tăng tiết mồ hôi khu trú cho thấy ít bị chậm nhịp tim phản xạ trong đáp ứng với việc ngâm ngón tay trong nước lạnh.

Một sự gia tăng hoạt tính giao cảm như thế thông qua các hạch T2 - T3 có thể gây ra tăng tiết mồ hôi lòng bàn tay. Tuy vậy, việc ra mồ hôi lòng bàn tay và bàn chân quá mức có thể đưa đến một vòng luẩn quẩn, vì tình trạng da bị lạnh do bốc hơi (mồ hôi) sẽ làm tăng xung động giao cảm qua cơ chế phản xạ, rồi đến lượt nó sẽ làm tăng bài tiết mồ hôi.

Rối loạn chức năng đối giao cảm được qui kết trong một nghiên cứu của Birner P và CS (2000) so sánh sự biến thiên nhịp tim giữa những BN bị tăng tiết mồ hôi khu trú với những đối tượng khỏe mạnh đối chứng. Các tác giả thấy rằng, mặc dù hoạt tính giao cảm có vẻ tương tự, những BN bị tăng tiết mồ hôi khu trú có hình thái nhịp tim gợi ý có rối loạn chức năng đối giao cảm.

Bảng 1. Những nguyên nhân của tăng tiết mồ hôi toàn thân và khu trú

Tăng tiết mồ hôi khu trú

Tăng tiết mồ hôi vô căn tiên phát
Ra mồ hôi vị giác (Hội chứng FREY)
Nguyên nhân thần kinh:
Bệnh lý thần kinh
Chấn thương tủy sống

Tăng tiết mồ hôi toàn thân

Nội tiết

Nhiễm khuẩn

Cường giáp

Tim mạch

Cường năng tuyến yên

Sốc

Tiểu đường

Suy tim

Mãn kinh

Suy hô hấp

Mang thai

Dược phẩm

U tế bào ưa Crôm

Fluoxetin

Hội chứng carcinoid

Venlafaxin

Bệnh to cực

Doxepin

Thần kinh

Ngộ độc

Bệnh Parkinson

Nghiện rượu

Chấn thương tủy sống

Lạm dụng thuốc

Tai biến mạch máu não


Bệnh ác tính


Bệnh lý tăng sinh tủy


Bệnh Hodgkin



Chẩn đoán và biểu hiện lâm sàng

Bước đầu tiên trong đánh giá tăng tiết mồ hôi là phân biệt giữa tăng tiết mồ hôi toàn thân và khu trú. Tăng tiết mồ hôi toàn thân thường là một phần trong biểu hiện của một số bệnh lý căn nguyên khác, như là một bệnh nhiễm khuẩn hoặc ác tính hoặc một rối loạn nội tiết, và tăng tiết mồ hôi khu trú hay tăng tiết mồ hôi vô căn tiên phát lại xảy ra ở những người trước nay vốn khỏe mạnh (Bảng 1).

Bệnh xảy ra nhiều nhất trong thập niên thứ hai và thứ ba của cuộc đời và có biểu hiện là ra mồ hôi quá mức ở cả hai bên khu trú trong phạm vi hố nách, lòng bàn chân, lòng bàn tay, mặt hoặc các vị trí đặc biệt khác.

Ra mồ hôi vị giác (hội chứng Frey) cũng là một hình thức tăng tiết mồ hôi khu trú. Một tiền sử gia đình dương tính rõ rệt gặp trong 30%-50% số BN. Hơn nữa, BN tăng tiết mồ hôi khu trú thường không ra mồ hôi lúc ngủ.

Như vậy, một bệnh sử tập trung vào vị trí ra mồ hôi quá mức, thời gian kéo dài của biểu hiện, tiền sử gia đình, tuổi khởi phát và việc không có bất kỳ một nguyên nhân rõ rệt nào cho phép ta phân biệt dễ dàng tăng tiết mồ hôi khu trú với tăng tiết mồ hôi toàn thân (Bảng 2).

Mặc dù không có định nghĩa chuẩn của tăng tiết mồ hôi khu trú, việc bài tiết mồ hôi bởi các tuyến mồ hôi ngoại tiết đạt dưới 1ml/m2 /phút lúc ngủ và ở nhiệt độ phòng được xem như bình thường. Ngoài ra có thể đo tốc độ tiết mồ hôi ở những vùng giải phẫu học riêng biệt (như lòng bàn tay, nách) cho mục đích nghiên cứu (chẳng hạn như tốc độ tiết mồ hôi bình thường ở nách là dưới 20 mg/phút). Vì mục tiêu thực hành lâm sàng, bất kỳ mức độ ra mồ hôi nào làm cản trở đến sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày nên được xem như bất thường.

Chẩn đoán tăng tiết mồ hôi không cần đến thăm khám labô. Có thể sử dụng nghiệm pháp tinh bột - iod để phác họa vùng ra mồ hôi quá mức (Hình 1).

Dung dịch iod (1%-5%) được thoa lên một bề mặt khô ráo, và sau vài giây tinh bột được rắc đều lên vùng này. Khi có mồ hôi, tinh bột và iod tác động lẫn nhau để lại một cặn lắng màu đỏ tía. Vùng có màu đỏ tía này xác định ống dẫn của tuyến mồ hôi. Mặc dầu để chẩn đoán bệnh không cần làm nghiệm pháp tinh bột iod, nhưng nó cho phép xác định định tính các vùng ra mồ hôi quá mức và qua đó ghi lại hình ảnh của các vùng này trước và sau khi điều trị.

Bảng 2. Tiêu chí chẩn đoán tăng tiết mồ hôi vô căn khu trú tiên phát

Ra mồ hôi khu trú, thấy rõ, quá mức trong thời gian ít nhất 6 tháng không có nguyên nhân rõ ràng kèm theo ít nhất hai trong số các đặc điểm sau:

Ra mồ hôi hai bên và tương đối đối xứng
Tần suất ít nhất là một cơn một tuần
Ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày
Tuổi khởi phát dưới 25 tuổi
Có tiền sử gia đình
Ngưng ra mồ hôi lúc ngủ


Tổn thương tâm lý xã hội là một khía cạnh đáng quan tâm của tăng tiết mồ hôi khu trú (Bảng 3).

Trong một khảo sát tại Mỹ (Strutton DR và CS 2004) một phần ba số BN tăng tiết mồ hôi nách cho biết việc ra mồ hôi của họ là khó có thể hoặc không thể chịu được và thường là gây trở ngại cho các sinh hoạt thường ngày; 35% số BN cho biết thời gian nghỉ ngơi giải trí bị giảm đi do việc ra mồ hôi quá mức.

Nhiều BN tăng tiết mồ hôi khu trú sẵn sàng làm bất cứ việc gì để che giấu bệnh tình của họ, và các mối giao tiếp xã hội cũng bị tổn hại đáng kể, vì BN cảm thấy xấu hổ và mắc cỡ. Các hình thức hòa nhập xã hội đơn giản như bắt tay hoặc ôm nhau, cũng trở nên một việc gây bối rối.

Tăng tiết mồ hôi khu trú cũng có một dấu ấn sâu đậm lên các sinh hoạt nghề nghiệp. Bất kể điều này, chỉ có 1/3 số người tham gia khảo sát đến tham vấn một BS về vấn đề của họ. Rõ ràng là, những thầy thuốc tuyến cơ sở có thể đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán bước đầu và lượng giá tình trạng bệnh lý này.
Read On 0 nhận xét

Hướng dẫn tự khám vú

UNG THƯ VÚ

là loại ung thư phổ biến và gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ.

Phát hiện sớm khi khối u còn nhỏ, là cách tốt nhất để điều trị có hiệu quả loại ung thư này.

Tại sao phải biết tự khám vú ?
Tự khám vú sẽ giúp bạn phát hiện sớm ung thư vú.
Khi phát hiện bất kỳ thay đổi khác với bình thường nào bạn nên nhanh chóng thu xếp thời gian đến khám tại phòng khám chuyên khoa về vú

Bạn tự khám vú lúc nào và nơi nào là thích hợp nhất ?
Tốt nhất là bạn khám sau khi hành kinh, lúc mô vú mềm mại nhất. Nếu bạn đã mãn kinh thì nên tự khám định kỳ hàng tháng. Bạn hãy tự khám vú đều đặn mỗi tháng 1 lần.

Sau đây là những hướng dẫn về cách tự khám vú:
Cởi trần đứng trước gương, 2 tay xuôi tự nhiên theo thân người. Nhìn thật kỹ vào ngực để quan sát đặc điểm của da, độ lớn nhỏ của vú, hình dạng núm vú.

Bước 1: Ở tư thế xuôi 2 tay
Cởi trần đứng trước gương, 2 tay xuôi tự nhiên theo thân người. Nhìn thật kỹ vào ngực để quan sát đặc điểm của da, độ lớn nhỏ của vú, hình dạng núm vú.

Nhìn thật kỹ để tìm những thay đổi bất thường như: dấu hiệu sưng nề của da giống như vỏ quả cam, vùng đỏ da, vùng lõm da, núm vú bị biến dạng hoặc bị kéo lệch hoặc bị tụt vào.

BSE2a.JPG (26777 bytes)


Bước 2: Ở tư thế đưa 2 tay lên đầu
Bạn đứng ở tư thế đưa cao 2 tay lên đầu hơi gập người về phía trước. Động tác này giúp cho bộ ngực của bạn đưa ra trước và giúp bạn dễ nhìn hơn.
Hãy nhìn thật kỹ hình dáng bên ngoài của hai vú và lưu ý những dấu hiệu bất thường như ở bước 1.



Bước 3: ở tư thế một tay đưa lên đầu
Đưa một tay lên đầu và khám ngực bằng tay còn lại. Dùng 3 ngón tay xòe thẳng xoa nhẹ lên tuyến vú, bắt đầu từ trong quầng vú, vừa xoa vừa di chuyển lần ra ngoài theo đường xoắn ốc

Khi sờ thấy một vùng nào đó bất thường thì nên kiểm chứng vùng tương tự ở vú bên kia xem có giống hay không? Nếu giống là điều bình thường, bởi vì tuyến vú luôn luôn đối xứng với nhau cả về hình dạng bên ngoài lẫn cấu tạo bên trong.

Sau đó, bạn tiếp tục khám lên cao ở vùng nách, vì tuyến vú kéo dài đến tận vùng nách. Sau cùng dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ nặn nhẹ núm vú xem có chảy nước vàng hoặc máu không?






Bước 4: ở tư thế đứng chống nạnh
Bạn ở tư thế đứng chống nạnh, hơi gồng người một chút. Động tác này làm căng cơ ngực khiến cho hình dáng bên ngoài tuyến vú nổi rõ hơn.
Hãy kiểm tra cẩn thận mỗi bên vú trong các tư thế này để có thể phát hiện ra những bất thường nếu có. Nếu mới bắt đầu tự khám vú thì có thể khám nhiều lần. Nếu không có dấu hiệu bất thường nào thì ngực của bạn là bình thường.


Bước 5: ở tư thế nằm có độn gối hoặc khăn dưới vai

Thực hiện lại động tác khám giống như khám khi đứng, không để sót phần nào của vú, kể cả ở nách. Khi khám xong một bên thì tiếp tục khám vú bên kia.



Bạn phải làm gì khi phát hiện bất thường ở vú
Việc tự khám vú không đồng nghĩa là tự chẩn đoán bệnh của mình.
Khi phát hiện được một khối trong vú hoặc có những bất thường về da hoặc có chảy máu hoặc chảy nước vàng ở núm vú thì:
- Đừng hoảng sợ, vì đó cũng có thể chỉ là biểu hiện của các bệnh lành tính của vú.
- Hãy đến khám ngay tại một phòng khám chuyên khoa về vú.
- Tuyệt đối không được đắp bất cứ lá
hay thuốc gì lên vú



Read On 0 nhận xét

Vi-rút cúm A chủng H5N1

Triệu chứng

Bệnh diễn tiến cấp tính và có các biểu hiện sau :
- Có dấu hiệu nhiễm khuẩn, sốt cao liên tục hoặc có biểu hiện rét run.
- Các triệu chứng về hô hấp : ho, thường ho khan, đôi khi có triệu chứng về đường hô hấp, đau ngực, khó thở, tím tái, trường hợp nặng có suy hô hấp tiến triển nhanh, nghe phổi có hoặc không có ran ẩm.
- Các triệu chứng về tuần hoàn : sốc tiến triển nhanh.
- Các triệu chứng khác : đau đầu, đau cơ, có thể có triệu chứng tiêu chảy hoặc rối loạn ý thức


Phòng lây nhiễm
- Thực hiện các biện pháp cách ly và chống nhiễm khuẩn nghiêm ngặt. Mọi nhân viên y tế khi phát hiện người bệnh nghi ngờ đều chỉ dẫn người bệnh đến các cơ sở y tế được chỉ định tiếp nhận các người bệnh này để họ được khám, phân loại và cách ly nếu cần.

- Trong bệnh viện phải tổ chức các khu vực cách ly. Trước cửa buồng bệnh để chậu nước cloramin B 5% để rửa tay trước khi vào và sau khi ra. Đặt tấm vải tẩm cloramin B hoặc fomalin ở nền nhà trước cửa ra vào để mọi người phải đi qua tấm vải hóa chất này.

- Về phòng ngừa cho người bệnh và khách đến thăm : cần phát hiện sớm và cách ly ngay với những người nghi ngờ mắc bệnh. Tất cả người bệnh đều phải đeo khẩu trang tiêu chuẩn, người bệnh cần chụp X-quang, làm các xét nghiệm, khám chuyên khoa cần được tiến hành tại giường. Hạn chế người nhà vào thăm bệnh nhân, người nhà đến thăm người bệnh ngoài khu vực cách ly cũng phải đeo khẩu trang...

Các biện pháp phòng bệnh chung
- Vệ sinh cá nhân, nhỏ mũi, súc miệng - họng bằng các thuốc sát khuẩn, ống vitamin C.

Hiện chưa có Vắc - xin đặc hiệu với vi-rút cúm A chủng H5N1
Read On 0 nhận xét

Appendscore

anhso.netAppendscore hỗ trợ đánh giá tình trạng viêm ruột thừa dựa vào 4 phương pháp tính điểm của Alvarado, Ohmann, Teicher, Lindberg. Đây là phần mềm miễn phí thuộc Dự án Thuật toán Y khoa do MEDISOFT thực hiện.

1/ [Download AppendScoreSetup.exe] (246Kb) hoặc [Download AppendScoreSetup.exe] và cài đặt chương trình

2/ Để chạy được chương trình , cần có Flash Player 7.0 cài sẵn trên PC. Nếu chưa có, [DownloadInstallFlashPlayer7AX.exe] (535 Kb) hoặc [DownloadInstallFlashPlayer7AX.exe] và chạy chương trình này để cài đặt .

Trích từ http://medisoft.com.vn
Read On 0 nhận xét

IPO tính điểm nguy cơ nhiễm trùng hậu phẫu

ẢnhSá»�.net ~ Bạn hãy click và o đây để thay đổi kÃch cỡ ảnh

Phương pháp tính điểm đánh giá nguy cơ nhiễm trùng hậu phẩu được phát triển nhằm tiên lượng khả năng nhiễm trùng vết mổ ở một bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ.


Đây là phần mềm miễn phí thuộc Dự án Thuật toán Y khoa do MEDISOFT thực hiện.

1/ [Download IPOSetup.exe] (247Kb) hoặc [Download IPOSetup.exe] và cài đặt chương trình .

2/ Để chạy được chương trình , cần có Flash Player 7.0 cài sẵn trên PC. Nếu chưa có, [DownloadInstallFlashPlayer7AX.exe] (535 Kb) hoặc [DownloadInstallFlashPlayer7AX.exe] và chạy chương trình này để cài đặt .

Trích đăng từ http://medisoft.com.vn

Read On 0 nhận xét

6sECG là chương trình giả lập điện tâm đồ

anhso.net

6sECG là chương trình giả lập điện tâm đồ của 26 loại nhịp tim thường gặp. Mỗi loại nhịp tim đều được biểu hiện theo thời gian thực kèm những chú thích trọng tâm. Chương trình còn có phân mục game trắc nghiệm về các loại nhịp tim . Xem chi tiết tại www.skillstat.com

[Download 6sECG] ( 379 Kb )

Trích từ http://bacsihoasung.wordpress.com/2007/07/27/6secg/



Read On 0 nhận xét

DZS heart Sound

Tác giả : Denis Zabiyako

DZS Heart Sounds là chương trình tiện ích hỗ trợ việc nghe các âm tim bình thường và bệnh lý trên máy PC . Giao diện đơn giản, dễ sử dụng. Xem chi tiết tại website www.zabiyako.com

[Download Free Trial] (1.6 Mb)

Trích từ http://bacsihoasung.wordpress.com/2007/08/01/dzs-heart-sound/



Read On 0 nhận xét

Astonix 1.0

ẢnhSá»�.net ~ Bạn hãy click và o đây để thay đổi kÃch cỡ ảnhChương trình cung cấp 30 điện tâm đồ cùng các câu hỏi với bệnh cảnh lâm sàng thực tế, kèm theo các đáp án nhằm giúp các sinh viên y khoa đang thực tập làm quen với điện tâm đồ lâm sàng. Xem chi tiết tại website www.synapse.net.mt .

[Download ecgtst32_v1.zip] (1.94 Mb)

hoặc [Download ecgtst32_v1.zip] (1.94 Mb)

Trích từ http://medisoft.com.vn

Read On 0 nhận xét
 

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health


About me | Author Contact | Powered By Blogspot | © Copyright  2008