Bệnh Nhược Cơ

Đây là 1 bệnh của hệ thống tự miễn nhiễm (autoimmune system).

Bệnh Nhược Cơ gây ra bởi các kháng thể (antibody) do cơ thể người bệnh tự tạo ra và những kháng thể nầy tiêu hủy hay gây hư hại cho những nơi tiếp nhận (receptor) chất acethylcholine (acethylcholine receptor) là chất dẫn truyền thần kinh.

Chất Acethylcholine được tổng hợp ở phần cuối của tế bào thần kinh vận động (motor nerve terminal), đây cũng là nơi giao tiếp giữa thần kinh và cơ (neuromuscular junction). Chất Acetylcholine có nhiệm vụ kích thích sự co thắt của các bắp cơ (muscle contraction).

Do đó, nếu cơ thể thiếu chất Acethylcholine thì các bắp cơ sẽ không co bóp được gây ra tình trạng yếu đuối (weakness) và mệt mỏi (fatigability) cho cơ thể của người bệnh.

Cơ chế gây ra phản ứng tự miến nhiễm và từ đó gây ra bệnh Nhược Cơ thì không dược hiểu rõ lắm nhưng nghiên cứu cho thấy có liên quan đến sự phát triển bất thường của tuyến Thymus. Trong 65% trường hợp bất thường nầy là do tuyến Thymus phì đại ra , 15% là do bướu của Thymus (thymoma) . Thymus là 1 tuyê’n (gland) nhỏ nằm trong lồng ngực , phần Trung Thất trên và trước (anterior superior Mediastinum).

Tuyến có nhiệm vụ trong hệ thống miễn nhiễm bằng ca’ch điều hợp các tế bào miễn nhiễm như T-lymphocytes tạo ra các kháng thể .v.v ... Trong bệnh Nhược cơ , bướu thymus (thymoma) chỉ hiện diện co’ 10% thôi.

Bệnh Nhươc cơ xảy ra ở phái nữ nhiều hơn phái nam. Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ tuổi nào nhưng thường nhất là khoảng 20 đến 40 tuổi.

Bệnh Nhược Cơ có thể giới hạn ở cơ mắt nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến tất cả các cơ bắp từ cơ mắt cho đến các cơ hô hấp ...

Ở mắt thì bi sụp mí mắt (ptosis), thấy 1 vật thành hai (diplopia).

Nếu lan rộng ra thì các cơ nhai cũng sẽ bị yếu đi, cơ nuốt cũng bị ảnh hưởng gây ra tình trạng khó nuốt (dysphagia).

Hô hấp cũng có thể bị ảnh hưởng. Nếu tình trạng nặng có thể đưa đến suy hô hấp, cần phải cấp cứu.

Cách điều trị bệnh Nhược cơ
Cách điều trị gồm có dùng thuốc Anti-cholinesterases,
thuốc ức chế miễn nhiễm (immunosuppressive agents),
hay là giải phẩu cắt bỏ tuyến Thymus (thymectomy),
lọc máu (plasmapheresis),
hoặc cho thuốc immnoglobulin bằng đường tỉnh mạch.

1/ Thuô’c Anti-cholinesterases
Thường dùng nhất là Mestinon (tên thương mại) hay Pyridostigmine (tên gốc).

Thuốc nầy dùng để uống, có tác dụng nhanh (sau 15-30 phút) nhưng ngắn, chỉ kéo dài 3-4 tiếng. Do đó phải uống nhiều lần trong ngày.

Phản ứng phụ: tiêu chảy, đau bụng , chảy nước miếng nhiều (salivation), nôn ...

2/ Thuốc ức chế miễn nhiễm (immunosuppressive agents)
Gồm có các steroids (như là prednisone) , azathioprine, cyclosporin, cyclophosphamide, ...

Các thuốc nầy tuy công hiệu nhưng cũng có thể gây nhiều phản ứng phụ.

Cần phải theo dõi cẩn thận bởi các Bác sĩ điều trị.

3/ Lọc máu tách rời phần huyết tương ra (plasmapheresis)
Phần plasma ( huyết tương) có chứa những kháng thể gây bệnh (pathogenic antibodies) sẽ được tách rời khỏi các tế bào máu (blood cells) và bỏ đi.

Các tế bào máu sẽ được hoàn trả lại vào máu của người bệnh. Cách lọc máu nầy chỉ là cách chữa trị tạm thời làm cho người bệnh khỏe lại nhanh, nhất là trong các trường hợp nặng và để chuẩn bị cho giải phẩu cắt bỏ tuyến Thymus.

4/ Cho thuốc immunoglobulin qua đường tỉnh mạch (intravenous immunoglobilin administration)
Lý do cũng như trong phần lọc máu tức là làm cho ngừời bệnh khỏe lại 1 cách nhanh chóng, được dùng trong các cơn nặng (crisis) va cũng để chuẩn bị cho giải phẩu cắt bỏ Thymus.

Bác sĩ Nguyễn Quyền Quới
Chương Trình Vấn Đáp SỐNG KHỎE, Hoa Kỳ

About this entry

Đăng nhận xét

 

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health


About me | Author Contact | Powered By Blogspot | © Copyright  2008