Điều trị viêm họng cấp tính

Với bệnh này, cần điều trị triệu chứng là chính. Bệnh nhân cần súc miệng họng thường xuyên. Khi có biến chứng, phải dùng kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Viêm họng cấp tính là loại bệnh khá phổ biến, thường xuất hiện với các bệnh viêm VA, viêm amiđan. Nguyên nhân có thể do vi khuẩn (phế cầu, liên cầu hoặc các vi khuẩn khác sẵn có ở họng) hay virus cúm, sởi...

Bệnh thường khởi phát đột ngột, người bệnh sốt cao 39-40 độ C, nuốt đau, rát họng. Lúc đầu, bệnh nhân thấy khô nóng trong họng, dần dần thành cảm giác đau rát, tăng lên khi nuốt, khi ho và khi nói. Người bệnh thấy đau lên tai và đau nhói khi nuốt. Các triệu chứng kèm theo là sụt sịt, tắc mũi và chảy nước mũi nhày, tiếng nói khàn nhẹ và ho khan. Hai amiđan viêm to, trên bề mặt amiđan có chất nhày trong, có khi có bựa trắng như nước cháo phủ trên bề mặt, hạch cổ bị sưng.

Bệnh thường diễn biến trong 3-4 ngày, nếu sức đề kháng tốt, bệnh sẽ lui dần, các triệu chứng trên sẽ mất đi rất nhanh. Nếu có bội nhiễm có thể, bệnh nhân có thể gặp các biến chứng như viêm tai, viêm mũi, viêm phế quản...

Về điều trị, chữa triệu chứng là chính. Cần dùng thuốc hạ sốt khi bệnh nhân sốt cao. Chống đau họng bằng cách súc họng hằng ngày bằng nước muối loãng. Trẻ em bôi họng bằng glyxerin borat 5%, nhỏ mũi bằng thuốc argyrol 1%. Dùng kháng sinh khi có biến chứng như viêm thận, viêm khớp, viêm phế quản, viêm tai giữa... Nếu bị viêm họng cấp tái phát nhiều lần kèm theo có anbumin trong nước tiểu, nên cắt amiđan.

Để dự phòng, nên nhỏ mũi bằng dầu gô-mê-non hoặc tỏi pha loãng khi xung quanh có nhiều người viêm họng.

TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Sức Khỏe & Đời Sống


About this entry

Đăng nhận xét

 

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health


About me | Author Contact | Powered By Blogspot | © Copyright  2008