Phẫu thuật cắt amiđan & hạch vùng hầu họng

Giới thiệu

Bạn hoặc con của bạn có thể bị đề nghị cắt amiđan và các hạch vùng hầu họng. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về cuộc phẫu thuật này, việc chuẩn bị ra sao, cũng như cung cấp các thông tin về lợi ích, biến chứng, nguy cơ của cuộc phẫu thuật này.


Bạn cũng nên hỏi bác sĩ của bạn những câu hỏi mà bạn cho là cần thiết để hiểu hơn về những gì sẽ diễn ra trong quá trình phẫu thuật.


Amiđan và các hạch hầu họng (còn gọi là hạch VA) là nhóm mô dạng lympho (có nhiệm vụ sản xuất ra các tế bào lympho - các tế bào bạch cầu có khả năng tiêu diệt các tác nhân xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh) nằm ở miệng và phía sau mũi.

Nhiễm trùng hay phì đại amiđan có thể gây đau họng mãn tính hay đau tái đi tái lại, hơi thở hôi, răng bị lệch nhau (giữa hàm trên và hàm dưới), ápxe, hoặc tắc nghẽn đường thở trên gây khó nuốt, ngáy, ngưng thở khi ngủ. Riêng với các hạch VA, viêm nhiễm cũng gây phì đại, có thể làm bệnh nhân khó thở, viêm tai, v.v. Cắt amiđan và cắt các hạch này là phẫu thuật cắt bỏ hay nạo sạch các mô dạng lympho này.


Những nguy cơ và biến chứng của phẫu thuật cắt amiđan và hạch vùng hầu họng là gì ?

Phẫu thuật luôn được cố gắng thực hiện thật an toàn, làm sao đạt được kết quả tốt nhất cho bạn hoặc con của bạn. Tuy nhiên, có những cuộc phẫu thuật diễn ra không suôn sẻ, có thể có những biến chứng hay những tổn thương khác không ngờ được.


Vì mỗi người đáp ứng với phẫu thuật, phản ứng với thuốc mê, việc lành vết thương sau mỗ rất khác nhau, nên không thể đảm bảo chắc chắc kết quả của phẫu thuật sẽ như thế nào. Hơn nữa nó còn phụ thụôc vào các điều kiện chăm sóc sau mỗ.


Trong y văn đã ghi nhận các biến chứng dưới đây. Danh sách các biến chứng này không bao gồm tất cả các biến chứng có thể xảy ra. Ðưa ra các biến chứng này không phải để hù dọa bạn, mà chỉ nhằm cung cấp thông tin cho bạn, giúp bạn hiểu hơn về cuộc mỗ, đồng thời cảnh giác hơn. Tất cả những biến chứng đã xảy ra có thể đồng thời hay không đồng thời tùy theo sự kiểm soát của bác sĩ phẫu thuật, theo các tiêu chuẩn chăm sóc sức khỏe cộng đồng, tuy nhiên hầu hết các biến chứng này rất hiếm xảy ra.


Nhưng bất kì một bệnh nhân nào trước khi tham gia cuộc mỗ cũng cần được cân nhắc giữa những yếu tố nguy cơ, những biến chứng có thể có và các lợi ích của cuộc mỗ mang lại.


Thất bại trong việc làm giảm đau họng, hay không cải thiện được viêm tai, viêm xoang, chảy nước mũi, với các trường hợp này có thể cần được mỗ lại.


Chảy máu. Trong nhiều trường hợp phải cần truyền máu hoặc các sản phẩm từ máu. Bạn có quyền chuẩn bị máu của chính bạn hay máu từ một người cho do bạn chọn trước khi phẫu thuật để dùng trong trường hợp khẩn cấp cần truyền máu. Bạn hoàn toàn có thể tham khảo những điều này với bác sĩ điều trị.


Nhiễm trùng, mất nước, đau kéo dài, vết mỗ không lành, đều cần phải nhập viện để truyền dịch, để chăm sóc vết mỗ.


Thay đổi giọng nói, nôn hay trớ qua đường mũi. Tuy nhiên các biến chứng này rất hiếm gặp.

Không cải thiện được tình trạng thở trước đó, vẫn còn ngáy, còn ngưng thở khi ngủ, còn phải thở bằng miệng.


Tiền phẫu là gì ?

Hầu hết các bệnh nhân không cần nhập viện, mà có thể điều trị ngoại trú. Bởi vì dù trong bệnh viện có nhiều phương tiện chăm sóc tốt, nhưng việc điều trị nội trú trước mỗ là không cần thiết, gây tốn kém cho bệnh nhân và bệnh nhân thường không thoải mái khi ở trong bệnh viện.


Thông thường các bác sĩ gây mê hồi sức sẽ gọi điện cho bạn để hỏi bệnh sử vào trước ngày mỗ 1 ngày hoặc nếu không kịp thì có thể vào buổi sáng đi mỗ. Nếu cần thực hiện các xét nghiệm gì, thì bạn sẽ được làm trước đó vài ngày. Cũng cần có một nhân viên y tế đưa bạn về sau cuộc mỗ, và chăm sóc cho bạn trong ngày hậu phẫu đầu tiên.


Không được dùng aspirin hay bất kì loại thuốc nào có chứa aspirin trong vòng 10 ngày trước mỗ. Các thuốc kháng viêm non-steroid (NSAIDs) (như ibuprofen, Avid.) cũng không dùng trong vòng 1 tuần lễ trước mỗ. Có nhiều loại thuốc giảm đau thông thường có chứa trong thành phần aspirin hay các dẫn xuất từ ibuprofen, do đó rất cần cẩn trọng khi dùng các thuốc này.


Nếu cần bạn nên tham khảo với bác sĩ. Acetaminophen (Tynelol, Panadol, Efferalgan, Doliprane) có thể dùng để giảm đau. Thường thì bác sĩ sẽ kê cho bạn vài loại thuốc dùng trước mỗ, và bạn cần dùng thuốc đầy đủ để sẳn sàng cho cuộc mỗ diễn ra.


Nếu người sắp mỗ là con của bạn, bạn nên trung thực nói cho trẻ biết những gì về cuộc mỗ sắp tới. Cần phải cho trẻ hiểu rằng những gì trẻ sắp trải qua là cần thiết cho sức khỏe của trẻ, rất an toàn và bạn luôn ở bên trẻ.


Thái độ đảm bảo và bình tĩnh của bạn rất cần để cho trẻ bớt lo lắng. Cho trẻ biết rằng nếu trẻ đau thì chỉ trong thời gian rất ngắn và sẽ có nhiều loại thuốc giúp cho trẻ giảm đau. Bạn cũng nên đến bệnh viện mà bạn sẽ được phẫu thuật vài ngày trước để quen với không khí nơi đây.


Nên ăn trước khi mỗ 6 giờ, có thể là uống nước, ăn kẹo, hay nhai kẹo cao su. Có thức ăn trong dạ dày sẽ giúp giảm các biến chứng của gây mê.


Nếu bạn bị sốt trong những ngày sắp mỗ, nên gọi cho bác sĩ. Nếu bệnh vào ngay hôm mỗ, bạn cũng cứ đến bệnh viện, bác sĩ điều trị sẽ quyết định xem bạn có trải qua cuộc phẫu thuật được hay không. Nhưng nếu trẻ đang bị thủy đậu, thì không nên đưa trẻ đến bệnh viện.


Chuẩn bị gì trong ngày phẫu thuật ?

Ðể chuẩn bị đầy đủ cho cuộc mỗ, bạn cần biết chính xác thời điểm phẫu thuật. Hãy mang theo đầy đủ giấy tờ cho cuộc mỗ, kể cả các chỉ định tiền phẫu của bác sĩ. Nên mặc quần áo rộng rãi (có thể mặc pijamas), không nên mang đồ trang sức hoặc những thứ đắt tiền khác. Có thể mang cho trẻ một món đồ chơi ưa thích nào đó, một con thú nhồi bông hay một cái chăn mỏng.


Không được dùng bất kì loại thuốc nào trước khi phẫu thuật trừ khi đó là do bác sĩ điều trị hay bác sĩ gây mê chỉ định. Thường thì khi chuẩn bị mỗ bạn sẽ được đặt một đường truyền tĩnh mạch, và được dùng thuốc giúp thư giãn.


Quá trình phẫu thuật diễn ra như thế nào ?

Tại phòng mỗ, bác sĩ gây mê hồi sức kết hợp gây mê toàn thân cho bạn bằng khí dung và thuốc truyền tĩnh mạch. Trong hầu hết các trường hợp, thuốc mê truyền tĩnh mạch có thể dùng trước khi vào phòng mỗ hoặc sau khi trẻ được thở khí dung có thuốc mê.


Trong khi cuộc mỗ diễn ra, bạn luôn được theo dõi độ bảo hoà oxy trong máu và nhịp tim bằng monitor. Ekíp phẫu thuật có kỹ năng cao, có thể phản ứng nhanh và chính xác trong những trường hợp khẩn cấp. Ngoài bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ gây mê hồi sức, còn có những kỹ thuật viên về dụng cụ và các y tá chuyên nghiệp trong phòng mỗ.


Sau khi thuốc mê có tác dụng, bác sĩ mới cắt amiđan hoặc hạch cần cắt đem ra ngoài. Sẽ không có một vết cắt nào ngoài da. Sau đó đáy vết cắt được đốt điện. Toàn bộ quá trình trên diễn ra không đầy 60 phút. Sau đó bác sĩ sẽ thông báo cho gia đình, bạn bè của bạn rằng cuộc mỗ diễn ra an toàn trong khi đó bạn được chuyển đến phòng hậu phẫu hồi sức.


Hậu phẫu diễn ra như thế nào ?

Sau cuộc mỗ, bạn hoặc con bạn được đưa đến phòng hậu phẫu, tại đây bạn hoặc con bạn được các y tá theo dõi và chăm sóc. Khi con bạn tỉnh, bắt đầu đòi bố mẹ, thì bạn có thể đến gặp trẻ tại phòng hồi sức. Nếu bạn tỉnh sớm sau gây mê, bạn còn có thể về ngay trong ngày sau khi mỗ. Thường thì sau mỗ vài giờ, bạn mới tỉnh, và bạn cần một người thân đưa bạn về, và chăm sóc bạn trong đêm đầu tiên ở nhà.


Về nhà, bạn nên nằm nghỉ ngay và nên nằm đầu cao bằng cách kê 2-3 cái gối. Bằng cách kê đầu cao hơn tim sẽ giúp bạn giảm được phù nề và sưng. Chườm đá dưới gáy cũng có tác dụng tương tự làm giảm sưng. Bạn cần giúp đỡ để đi nhà vệ sinh. Không nên gặp gỡ nhiều bạn bè vì họ có thể mang mầm nhiễm trùng cho bạn hoặc làm bạn không đủ yên tĩnh để nghỉ ngơi. Ðể tránh táo bón làm bạn khó chịu, bạn nên dùng thuốc nhuận trường.


Tốt nhất bạn hoặc con bạn nên dùng các loại thức ăn nhẹ, dễ tiêu sau khi bạn đã hoàn toàn hồi phục sau gây mê. Trong những ngày đầu cần tránh dùng nước nóng. Ngay sau mỗ, bạn có thể thấy đói, nhưng không nên ăn ngay mà hãy từ từ để tránh nôn. Ðôi khi sau mỗ bạn có thể bị nôn chừng 1-2 lần, nếu kéo dài và nôn nhiều lần, bác sĩ điều trị sẽ cho bạn thuốc để điều chỉnh dạ dày giúp bớt nôn.


Một chế độ ăn và nghỉ ngơi đầy đủ có thể thúc đẩy nhanh việc lành vết thương. Sụt cân rất thường gặp sau phẫu thuật cắt amiđan, bạn cũng không nên quá lo lắng về các nhu cầu dinh dưỡng khi đang hồi phục cho đến khi bạn có thể uống đủ nước.


Bạn còn được cho dùng kháng sinh sau mỗ, và nên uống đầy đủ thuốc. Một số thuốc an thần có thể được chỉ định (thường là acetaminophen/Tylenol trong thành phần có codein). Khi dùng thuốc an thần, bạn không được lái xe. Sau mỗ, nếu bạn buồn nôn hay nôn, bác sĩ sẽ cho thuốc chống nôn như phenergan.


Có thắc mắc hay nếu nghi ngờ bạn hay con bạn có phản ứng với các thuốc trên, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ. Bạn cũng không nên dùng thêm một loại thuốc khác ngoài chỉ định, trừ khi bạn đã tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị.


Những chỉ dẫn chung và cách chăm sóc tiếp theo là gì?

Nên tái khám trong 10-14 ngày sau mỗ để kiểm tra lại.

Một điều quan trọng cần nhớ là phải uống nước thật nhiều vừa tránh chảy máu vừa tránh mất nước. Lúc đầu có thể hơi khó nuốt. Khi uống nước có thể đỡ đau hơn. Nếu uống nước khó khăn, bạn có thể dùng một loại nước gì vị vừa phải, không chua hoặc ăn kem.


Các loại thức ăn dễ tiêu như gelatin (chất dạng keo có được khi hầm da, thịt, gân), kem lạnh, bánh kem, bánh bột hấp, thức ăn nghiền. sẽ cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bạn.


Các loại thức ăn nóng nhiều gia vị như trái cây tươi, bánh mì nướng, bánh quy, khoai tây chiên thì nên tránh vì có thể gây trầy xước chỗ mỗ và làm chảy máu vết mỗ. Nếu tình trạng thiếu nước nghiêm trọng, không thể giải quyết tại nhà thì bạn nên đến bệnh viện để truyền dịch.


Sau phẫu thuật thường đau. Không thể biết trước được bệnh nhân nào sẽ hồi phục nhanh, bệnh nhân nào đau kéo dài. Nhiều bệnh nhân hầu như không đau ngay sau cuộc mỗ, nhưng cơn đau có thể tăng dần trong những ngày sau đó. Nhiều trường hợp sau mỗ hơn một tuần, bệnh nhân trở lại bệnh viện vì đau tái phát khá nặng. Thường đó là cảm giác đau ở tai, nhất là khi bệnh nhân nuốt. Việc lành vết mỗ thất bại, vết mỗ chảy máu thường vào những lúc này. Cảm giác đau này tương tự đau trước mỗ.


Nhìn chung, hầu hết bệnh nhân bình phục hoàn toàn sau khoảng hai tuần, nhưng phải sau sáu tuần bạn mới mất hoàn toàn cảm giác khó chịu ở cổ khi ăn đồ ăn nóng hay cay.


Bạn có thể thấy những vệt màu trắng ở vùng họng chỗ vết mỗ, đó là do vết mỗ đóng vẩy trong quá trình lành sẹo. Ðừng cố gắng cậy nó ra, đó không phải là viêm nhiễm gì, và sẽ biến mất sau hai tuần. Hơi thở bạn có thể hôi trong thời gian này, nhưng chớ lo lắng, mọi việc sẽ ổn thỏa sau khi sẹo lành hoàn toàn. Da vùng họng sẽ trở về màu hồng bình thường sau khoảng sáu tuần.


Có thể hơi khó chịu khi thở, nhưng chuyện này ít gặp, và nếu bị thì nó kéo dài chừng vài tháng cho đến khi nào họng bớt sưng. Thuốc nhỏ mũi Saline (một loại nước muối) có thể làm mềm và tan các vẩy này, đồng thời làm giảm phù nề. Ngáy to và kéo dài trong vài tuần. Thay đổi giọng nói cũng thường gặp sau mỗ, nhưng sẽ bình thường sau vài tháng.


Chảy máu gặp ở 1-3% bệnh nhân, thường sau mỗ 5-10 ngày, tuy nhiên nó còn có thể chảy vào bất kì lúc nào. Tình trạng mất nước của bệnh nhân cùng với việc hoạt động quá mức sau mỗ làm cho chảy máu càng nặng hơn. Khi chảy máu, chớ hốt hoảng, hãy bình tĩnh và thư giãn. Súc miệng bằng nước lạnh và nằm nghỉ với đầu kê cao. Ðến bác sĩ nếu máu vẫn còn chảy.


Xử trí với chảy máu có thể rất đơn giản, nhưng cũng có thể rất phức tạp vì phải vào phòng mỗ để gây mê và mỗ lại, thậm chí có khi phải truyền máu. Chảy máu gặp trong cắt amiđan, nhưng ngược lại trong cắt các hạch hầu họng khác, thì chảy máu rất hiếm gặp. Có thể chảy máu từ mũi, và trong những trường hợp này, có thể dùng Neosynephrine (làm co mạch vì vậy giúp cầm máu).


Bạn hoặc con bạn nên nghỉ làm, nghỉ học khoảng một tuần đến 10 ngày. Tập thể dục hoặc đi bơi có thể bắt đầu trở lại sau 3 tuần, nhưng nếu bạn muốn đi lặn thì phải sau ít nhất 6 tuần. Trong 2-3 tuần đầu bạn không nên đi đâu xa, phòng khi chảy máu, bạn có thể đến ngay bác sĩ điều trị của bạn.


Nên đến bác sĩ trong những tình huống sau đây :

1.Tăng đột ngột lượng máu chảy ra từ mũi hoặc miệng kéo dài trong nhiều phút.

2.Sốt trên 38.60C (101.50F) kéo dài dù bạn uống nhiều nước và dùng thuốc hạ sốt như acetaminophen (Tylenol). Nếu trẻ sốt nên cho trẻ uống mỗi một giờ nửa cốc nước, còn người lớn thì uống một cốc.

3.Ðau đầu kéo dài, không giảm dù đã dùng các thuốc giảm đau.

4.Sưng tăng dần, hoặc phù nề sung huyết đỏ mắt mũi cổ.



Tổng kết bài mỗ cắt ami-đan

Phẫu thuật cắt amiđan và các hạch vùng hầu họng là phẫu thuật nạo bỏ các hạch này trong trường hợp nó bị viêm sưng gây cản trở đường thở.

Amiđan và các hạch này là nhóm mô dạng lymhpo thuộc hệ miễn dịch của cơ thể nằm ở họng.

Phẫu thuật này có những nguy cơ và những biến chứng riêng.

Nắm được những gì xảy ra trước, trong và sau khi phẫu thuật sẽ giúp bạn và con bạn thấy thoải mái, và yên tâm trước khi vào phòng mỗ.

Theo BSGĐ

About this entry

Đăng nhận xét

 

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health


About me | Author Contact | Powered By Blogspot | © Copyright  2008