Viêm dạ dày mạn

Bài viết tương đối dài, mời bạn click vào "tiêu đề" hoặc "đọc thêm..." để xem toàn bộ bài viết

I. Đại cương
Viêm dạ dày mạn tính là tình trạng tổn thương có tính chất kéo dài và tiến triển chậm không đặc hiệu, có thể lan toả hoặc khu trú tại một vùng của dạ dày, dần dần dẫn tới teo niêm mạc dạ dày.

Sự biến đổi hình thái niêm mạc dạ dày thường có kèm theo những dấu hiệu lâm sàng và những rối loạn chức phận vận động và tiết dịch của dạ dày.

1. Giải phẫu bệnh lý
Viêm dạ dày mạn tính có thể xảy ra ở : hang vị, môn vị, tâm vị, hoặc viêm toàn bộ niêm mạc dạ dày.

Lúc đầu là viêm phì đại, về sau là viêm teo, Thường gặp là hiện tượng bong các liên bào, hoặc thâm nhiễm các tổ chức viêm, hoặc xuất hiện các khoảng trống trong các tế bào tuyến, sau cùng là thoái hóa teo đét các tế bào tuyến.

2. Nguyên nhân và bệnh sinh
Viêm dạ dày mạn tính có thể xảy ra do các nguyên nhân sau :

- Ăn uống :
+ Nuốt nhiều, nhanh, nhai không kỹ, bữa ăn không đúng giờ giấc...
+ Ăn nhiều thức ăn có nhiễm chất các hoá học dùng trong nông nghiệp và kỹ nghệ thực phẩm.
+ Ăn nhiều gia vị ( chua, cay ), uống cà phê đặc, uống rượu, hút thuốc lá lâu ngày sẽ tác động có hại cho niên mạc dạ dày và gây bệnh.

- Các yếu tố cơ học : hóa - lý ( phóng xạ, quang tuyến ), một số thuốc nhuận tràng dùng kéo dàI, các thuốc bột kiềm gây trung hoà dịch vị quá mức sẽ dẫn tới phản ứng đột biến tăng tiết a xít HCL làm tổn thương niêm mạc dạ dày.

- Các yếu tố nhiễm khuẩn : Gây viêm dạ dày mạn hoặc duy trì viêm dạ dày mạn ( đặc biệt chú ý các nhiễm khuẩn ở tai mũi họng , răng , viêm phế quản mạn ).

Trong bệnh Biermer thấy có vi khuẩn trong dạ dày(do nồng độ a xít dịch vị thấp nên vi khuẩn phát triển ).Vai trò của Helicobacter polyri trong viêm dạ dày mạn và loét HTT đang được chú ý nhiều.

Người ta thường thấy viêm dạ dày mạn xảy ra cùng với loét dạ dày, loét hành tá tràng, bênh đại tràng chức năng, táo bón, nhiễm khuẩn ruột, túi mật viêm, trào ngược dịch mật vào dạ dày, viêm miệng nối dạ dày - hỗng tràng, ung thư dạ dày ...

- Suy dinh dưỡng : thiếu Fe, thiếu B12, thiếu a xít folic, vitamin C, vitamin PP, thiếu protein.
- Rối loạn nội tiết : trong suy yếu tuyến yên, bệnh Hashimoto, thiểu năng cận giáp, bệnh Addison, bệnh đái đường ...

- Dị ứng : Một số bệnh ngoài da ( mày đay, eczema, licben…) hoặc do ăn uống


- Yếu tố miễn dịch : mới đây phát hiện thấy có các kháng thể kháng tế bào thành , kháng yếu tố nội sinh ( chỉ thấy trong bệnh Biermer ), song cơ chế bệnh lý chưa rõ.

- Các rối loạn tâm lý rối loạn thần kinh thực vật, có thể gây nên viêm dạ dày và rối loạn tiêu hoá.

- Yếu tố di truyền : thấy rõ hơn cả trong bệnh Biermer ( Hấp thu B12 kém )

II. Triệu chứng
A. Lâm sàng
Không có dấu hiệu lâm sàng đặc trưng của viêm dạ dày mạn. Bệnh nhân có những rối loạn chức năng ( tương tự như rối loạn tiêu hoá xảy ra sớm, sau khi ăn, nhất là sau bữa ăn trưa ).

- Cảm giác nặng bụng, chướng bụng, ợ hơi, nhức đầu, mặt đỏ cảm giác đắng miệng vào buổi sáng, buồn nôn, nôn, chán ăn, táo lỏng thất thường.

- Nóng rát vùng thượng vị : xuất hiện sau hoặc trong khi ăn , đặc biệt rõ sau ăn uống một số thứ như : bia, rượu, vang trắng, gia vị cay, chua hoặc ngọt

Sau ăn mỡ xuất hiện nóng rát có thể là do trào ngược dịch mật vào dạ dày. Có một số trường hợp nóng rát xuất hiện muộn sau bữa ăn.

- Đau vùng thượng vị : Không đau dữ dội, thường chỉ là cảm giác khó chịu , âm ỉ thường xuyên tăng lên sau ăn.

- Khám thực thể : thể trạng bình thường hoặc gầy đi một chút ít. Da khô tróc vẩy , có vết ấn của răng trên rìa lưỡi, lở loét, chảy, máu lợi, Lưỡi bự trắng. Đau tức vùng thượng vị khi gõ hoặc ấn sâu.

B. Xét nghiệm
1. Chụp X quang dạ dày
Có hình ảnh các niêm mạc thô không đồng đều, bờ cong lớn nham nhở, hình răng cưa.

2. Nội soi : phát hiện được các thể :
- Viêm long : thường có tăng tiết, niêm mạc xung huyết và phù nề. Đôi khi xuất huyết lốm đốm.

- Viêm phì đại : ngoài viêm dạ dày thể phì đại thực thụ ( nếp niêm mạc thô , to ), còn có thể nổi cục, thể khảm, thể polip, thể giả u ( cần phân biệt với ung thư ).

- Viêm dạ dày loét trợt : các tổn thương ở niêm mạc hình tròn , nông , có bờ rõ .

- Viêm teo dạ dày : mới đầu niêm mạc phẳng, không mượt, về sau dần dần mất nếp, teo, nhạt màu.

3. Sinh thiết dạ dày :
- Hình ảnh mô học của viêm dạ dày mạn thể nông : lớp đệm xung huyết , phù nề , xâm nhiếm tế bào viêm, tróc biểu mô. Các tuyến vẫn bình thường về số lượng và hình thái.
- Thể viêm teo dạ dày :
+ Nhiều bạch cầu trong tổ chức đệm.
+ Giảm số lượng tuyến và các tuyến teo nhỏ.
- Nếu các tế bào tuyến của dạ dày có hình thái giống như tế bào tuyến của ruột ( loạn sản ruột ), thì đó là một thể nặng hơn của viêm teo dạ dày.

4. Xét nghiệm dịch vị :
- Trong viêm dạ dày nhẹ : Nồng độ a xít Cholohydric giảm, nhưng khối lượng dịch tiết bình thường hoặc hơi tăng.
- Trong viêm teo dạ dày : lượng dịch tiết và nồng độ acid chlohydric giảm nhiều dần dần tiến tới vô toan.

III. Chẩn đoán
Chẩn đoán xác định viêm dạ dày mạn chủ yếu dựa vào kết quả của nội soi và sinh thiết kết hợp với lấy dịch vị xét nghiệm.

IV. Tiến triển và biến chứng
1.Tiến triến
Viêm dạ dày mạn tiến triển từ từ, hình thái niêm mạc thay đổi dần dần từ viêm phì đại đến viêm teo ( thể teo đơn thuần, thể teo có loạn sản)

2. Biến chứng
- Ung thư dạ dày
- Xuất huyết tiêu hoá
- Viêm quanh dạ dày, tá tràng
- Viêm túi mật mạn, viêm tụy mạn

V. Điều trị
1. Chế độ ăn
Ăn chậm, nhai kỹ, ăn những loại thức ăn dễ tiêu, nấu chín kỹ, khoảng cách giữa các bữa ăn hợp lư, tránh loại thức ăn nhiều chất xơ, quá nóng, qua lạnh, cứng rắn. Kiêng các chất cay, chua, mỡ rán, rượu, cà phê, thuốc lá.

2. Thuốc điều trị viêm dạ dày mạn :
Phải thận trọng khi dùng thuốc, tránh dùng các thuốc có độc hại cho dạ dày. nhất là khi phải dùng thuốc kéo dài.
Khi phải cho các thuốc : Corticoid, reserpin ...thì nên dùng thêm các thuốc băng se niêm mạc dạ dày.

- Thuốc băng se niêm mạc :
+ Smecta gói 3,925g, ngày uống 3 gói, uống vào trước hoặc giữa bữa ăn.

- Thuốc chống co thắt, tiết chế tiết dịch :
+ Atropin 1/2mg x 1ống /24 giờ tiêm dưới da
+ Gastrozepin viên 25mg,ngày 2 viên chia 2 lần, uống trước bữa ăn

- Thuốc an thần ( không dùng kéo dài )
+ Seduxen 5mg x 2 viên uống vào buổi tối.
+ Meprobamat : viên 0,4 ngày uống 1 viên vào buổi tối.

- Thuốc kháng sinh ( khi có nhiễm khuẩn, viêm miệng nối ):
+ Ampixilin : 0,25 x 4 - 6 viên / 24 giờ, một đợt dùng 7 - 10 ngày.
+ Flagin : 0,25 x 4 - 6 viên / 24 giờ, một đợt dùng 7 - 10 ngày.

- Nếu có giảm toan thì dùng :
+ HCL 10% : 30 giọt
+ Pepsin : 0,2g.
Trộn lẫn ngày uống 2 -3 lần sau bữa ăn.

3. Điều trị các bệnh kết hợp
Phải kịp thời điều trị các bệnh nếu có như :
- Viêm nhiễm ở răng, miệng, tai , mũi, họng.
- Tẩy giun sán

About this entry

Đăng nhận xét

 

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health


About me | Author Contact | Powered By Blogspot | © Copyright  2008