Chế độ ăn trong bệnh loét dạ dày tá tràng

Khi đưa ra các chế độ ăn khác nhau phải đảm bảo sự cân đối, sự đầy đủ và sự toàn diện của nó, sao cho phù hợp với đặc tính biết trước của bệnh, chú trọng những bệnh đặc biệt. Đồng thời phải xác định được thời hạn của việc sử dụng các chế độ ăn không cân đối, không toàn diện và không đầy đủ ở những bệnh khác nhau. Bệnh nhân loét dạ dày tá tràng nên ăn uống như thế nào?

- Dùng thức ăn giảm tiết dịch vị: chất ngọt, chất béo ít gây tiết dịch vị. Thịt nạc, cá nạc gây tiết nhiều dịch vị. Do đó không nên ăn quá nhiều thịt, cá, nước dùng thịt.
- Dùng thức ăn có tính chất bọc, hút, thấm niêm mạc dạ dày: gạo nếp, bột sắn, bánh mì, bánh nếp...

- Dùng thức ăn ít tác dụng cơ giới (thức ăn mềm).

- Thức ăn ít có tác dụng kích thích dạ dày.

- Không dùng các thức ăn chua: quả chua, sữa chua, chuối tiêu.

- Không để đói và không ăn quá no.

- Cần ăn thêm các bữa phụ vào lức 10 giờ, 15 giờ và 22 giờ.

* Thức ăn nên dùng:

- Cháo, cơm, bánh mỳ, bánh quy, cơm nếp, bánh trưng.

- Khoai tây, khoai lang, khoai sọ luộc chín hoặc hầm nhừ.

- Thịt, cá nạc hấp, luộc, om.

- Lá rau non: luộc, nấu canh bắp cải, giá đỗ, bầu, bí...

- Sữa bò hộp, sữa bò tươi, bơ.

- Dầu thực vật ăn sống với lượng ít.

- Quả sống: phải luộc chín, hấp chín mới ăn.

- Đường, bánh, mứt, kẹo, mật ong, chè.

- Thức uống: nước lọc, nước chè loãng.

* Thức ăn không nên dùng:

- Bún

- Dưa, cà muối, hành muối

- Quả chua, đu đủ chín, chuối tiêu, táo

- Chè, cà phê đặc

- Dấm, ớt, tỏi, hạt tiêu quá cay

- Các loại nước sốt, nước thịt cá đậm đặc.

- Các loại thức ăn nguội chế biến sẵn: giăm bông, lạp sườn, xúc xích.

- Sữa chua, vitamin C

- Bỏ hẳn rượu, thuốc lá

(Dinhduong.com.vn)

About this entry

Đăng nhận xét

 

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health


About me | Author Contact | Powered By Blogspot | © Copyright  2008