CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH ĐTĐ

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Th.Bs.Đặng Thị Bảo Toàn
Bộ Môn Nội Tiết - Trường Đại học Y Dược TP.HCM

Chế độ ăn uống hợp lý là một trong những biện pháp điều trị quan trọng cho người bệnh đái tháo đường, góp phần làm ổn định đường huyết. Thực phẩm cung cấp : chất đạm, chất béo, chất đường, sinh tố, muối khoáng, chất xơ

Người ta chia chất đường làm 2 loại : đường hấp thu chậm và đường hấp thu nhanh

Cung cấp

Từ thực phẩm

Chất đạm

- Thịt nạc : heo, bò, gà, (không có da), vịt, ngỗng, chó, lươn
- Cá : các loại
- Nghêu, sò, hến, ốc, tôm, cua, mực…
- Sữa, sữa đậu nành
- Trứng các loại

Chất béo

- Mỡ : các loại
- Dầu : các loại
- Bơ, phô mai

Chất đường

Các thức ăn từ :

Đường hấp thu chậm

- Gạo, nếp, bột gạo (cơm, bún, phở, bánh canh, hủ tiếu, bánh ướt,
bánh giò, bánh đa...)
- Bột mì (mì, nui...)
- Hạt : hạt bắp, hạt sen, đậu xanh, đen, đỏ, trắng, hà lan
- Củ : khoai lang, khoai tây, khoai mỡ, khoai môn, khoai sọ, củ ấu,
củ cải, miến

Đường hấp thu nhanh

- Đường mía, mật ong, mạch nha
- Chè, kẹo, mứt, chocolat, bánh ngọt các loại, kem
- Nước ngọt giải khát các loại (trừ một số loại đặc biệt có vị ngọt không
có đường mía)
- Sữa đặc có đường

Chất xơ

- Rau các loại
- Bắp cải, đồ légume, nấm
- Trái cây (nhất là vỏ)
- Hạt nhất là vỏ (đậu xanh nguyên vỏ, gạo đỏ, bánh mì lạt, bánh qui lạt)


Tùy theo cách chế biến sự hấp thu đường sẽ khác nhau

Ví dụ :
-
Khoai tây luộc cả vỏ sẽ hầp thu chậm hơn khoai tây nghiền, bột khoai tây ăn liền
- Mì, nui sẽ hấp thu chậm hơn bánh mì

Các chất tạo vị ngọt có thể dùng thay đường mía

Đường saccarin, aspartam, acesulfame : có thể dùng tự do
Đường Fructose, Sorbitol : chỉ nên dùng vừa phải

HÀM LƯỢNG CHOLESTEROL TRONG MỘT SỐ THỰC PHẨM
Chỉ có từ động vật (mg trong 100 gram thực phẩm)

Không ăn :

Thức ăn có nhiều glucid bệnh nhân cần tránh

Lòng đỏ trứng

1480

Não heo

800

Gan heo

180

Thịt tôm hùm

130

120

Thịt cua

100

Phômai

90

Thịt gà

85

Kem

65

Thịt nạc heo

50

Thịt cừu

55

Thịt bò

45

Váng sữa

22

Sữa

14

Lòng trắng trứng

0


Chế độ ăn, nên :
  1. Đảm bảo tỷ lệ năng lượng cung cấp do :
    - Chất đạm : 12-15% 1 gram chất đạm cung cấp 4 Kcalo
    - Chất đường : 55% 1 gram chất đường cung cấp 4 Kcalo
    - Chất béo : <= 30% 1 gram chất béo cung cấp 9 Kcalo Ngoài ra cần có sinh tố (vitamine) và chất xơ
  2. Trong mỗi bữa ăn nên có đủ các thành phần nêu trên thì tốt nhất, không nên chỉ ăn toàn thức ăn chứa nhiều cho cơ thể thường có trong thực vật (các loại dầu ăn, trừ dầu dừa). Ăn ít các loại chất béo dễ gây xơ mỡ động mạch (bơ, phomai, các loại mỡ, trừ mỡ cá)
  3. Cần hạn chế cholesterol ở mức thấp, dưới 300mg mỗi ngày, để tránh xơ vữa động mạch
  4. Nên dùng những thức ăn chứa đường hấp thu chậm (từ bột, gạo, ngũ cốc) để không làm tăng quá cao đường huyết sau bữa ăn. Nên tránh dùng những thức ăn có chứa đường mía.
  5. Nên dùng những thức ăn chứa nhiều chất xơ sẽ làm chậm đi sự hấp thu các chất đường, cholesterol sau bữa ăn và sẽ giúp tránh táo bón
  6. Không nên ăn mặn, ở người cao huyết áp nên ăn lạt
  7. Đủ sinh tố, đặc biệt là vitamine nhóm B
  8. Nên phân thành nhiều bữa để tránh tăng đường huyết sau ăn:
    - Ở người gầy : 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ
    - Ở người trung bình, mập : 3 bữa, có thể có 1 bữa phụ
    Nên ăn đều đặn và đúng giờ, không nên bỏ bữa ăn và bù vào bữa khác
  9. Với bệnh nhân dùng insulin, bữa ăn nên phù hợp với thời gian tác dụng tối đa của insulin để đề phòng hạ đường huyết

About this entry

Đăng nhận xét

 

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health


About me | Author Contact | Powered By Blogspot | © Copyright  2008