Kiến thức:
Phát hiện được các thể loại chảy máu trong.
Xác định bước đầu nguyên nhân chảy máu trong.
Xử trí đúng các trường hợp chảy máu trong theo hoàn cảnh cụ thể.
Thái độ:
Không bỏ sót các trường hợp chảy máu trong đặc biệt biểu triệu chứng lâm sàng nghèo nàn.
Kỹ năng:
Làm được chọc rò và chọc rò ổ bụng có rửa ổ bụng.
Làm được chọc rò màng phổi(tìm hơi, tìm máu trong màng phổi).
Chỉ được trên phim hình có dịch màng phổi, có hơi màng phổi, đẩy lệch trung thất.B.Nội dung:
Định nghĩa:
- Có máu trong ổ bụng.
- Không có vết thương thấu bụng.
- Có máu trong khoang màng phổi.
- Không có máu chảy ra ngoài.
- Tràn máu trong các khoang tự nhiên, nhưng máu không chảy ra ngoài. Trường hợp tràn dịch màng tim không gây hội chứng chảy máu nhưng gây hội chứng chèn ép tim cấp.
Nguyên nhân
- Chảy máu trong ổ bụng
- Do vỡ(các) tạng đặc: do chấn thương hoặc do bệnh lý
- Tạng trong ổ phúc mạc: gan , lách.
- Tạng ngoài ổ phúc mạc+rách phúc mạc: thận.
- Do tổn thương mạch máu: do chấn thương hoặc do bệnh lý.
- Thành bụng(không tổn thương toàn bộ các lớp thành bụng).
- Mạch mạc treo, mạc nối(chửa ngoài tử cung vỡ).
- Chảy máu trong khoang màng phổi:
- Do tổn thương mạch máu liên sườn.
- Do tổn thương nhu mô phổi.
Do tổn thương mạch máu trung thất vỡ vào màng phổi.
Triệu chứng học:
Dấu hiệu toàn thân: sốc mất máu.
Dấu hiệu cơ năng:
Liệt ruột cơ năng(chướng bụng) trong chảy máu ổ bụng.
Khó thở trong chảy máu khoang màng phổi.
Dấu hiệu thực thể:
Chảy máu trong ổ bụng:
Có dịch trong ổ bụng:
Bệnh nhân nằm ngửa: gõ có vùng đục ở thấp, đổi tư thế nằm nghiêng vùng đục cũng chuyển đến nơi thấp.
Thăm trực tràng, âm đạo, túi cùng Douglas phồng (đặc biệt trong trường hợp chửa ngoài tử cung vỡ).
Chọc rò ổ bụng:
Chọc thường tại 4 điểm nơi giao nhau của các đường phân chia vùng bụng hoặc 2 điểm giữa bờ ngoài cơ thẳng to.
Nếu chọc thường không thấy máu, bơm vào qua kim chọc rò 500ml huyết thanh mặn đẳng trương(chọc rửa ổ bụng) sau đó hút ra.
Cần lưu ý tránh nhầm khi chọc vào mạch máu thành bụng.
Cảm ứng phúc mạc.
Chảy máu trong khoang màng phổi:
Có dịch trong khoang màng phổi(hội chứng 3 giảm: giảm phế nang, giảm rung thanh, giảm gõ đục).
Chọc rò màng phổi có máu không đông.
Dấu hiệu huyết học:
HC¯, HST¯, Hematocrit¯.
Dấu hiệu hình ảnh(Xquang, siêu âm).
Có dịch trong ổ bụng.
Có dịch dưới hoành(hình túi hơi, dạ dày bị đẩy thấp xuống, trong vỡ lách).
Có dịch rãnh đại tràng thành bụng.
Có dịch trong màng phổi.
Các thể lâm sàng:
Thể tối cấp: tổn thương mạch máu lớn thường chết trước khi vào viện.
Thể bình thường.
Thể ẩn: có triệu chứng thiếu máu nhẹ, đau bụng nhẹ. Chẩn đoán nhờ theo dõi diễn biến lâm sàng, chọc rò ổ bụng, hình ảnh Xquang hoặc siêu âm.
Thể thứ phát hai thì: thường do chấn thương vỡ gan hoặc lách: thì đầu có tụ máu dưới bao Glison của gan hoặc vỡ lách chưa có triệu chứng có máu trong ổ bụng, khi vỡ bao mới thể hiện rõ.
Nguyên tắc điều trị:
Tại tuyến huyện: Hồi sức tốt, chỉ chuyển lên tuyến trên khi tình trạng ổn định, huyết áp tối đa trên 90 mmHg, di chuyển nhẹ nhàng có nhân viên và phương tiện hồi sức đi kèm.
Nếu tình trạng không cho phép mời tuyến trên về mổ.
Tại tuyến có khả năng phẫu thuật:
Với tràn máu ổ bụng, nguyên tắc mổ phải kiểm tra toàn bộ các tạng trong bụng, mặc dù đã thầy một tổn thương.
Với tràn máu màng phổ, chọc hút và theo dõi, nếu đỡ dần thì tiếp tục. Nếu nặng dần, máu hút ra không đông thì mổ xử trí tuỳ tổn thương(khâu phổi, cắt phổi, khâu cầm máu mạch liên sườn, trung thất…).
( Minh Lợi đánh máy )
Đăng nhận xét