Thuốc Nam điều trị bỏng

I. Mở đầu:
Đã từ lâu trong dân gian Việt Nam và nhiều nước đã dùng các loại thuốc sử dụng cây con để điều trị các bệnh nói chung và vết thương bỏng nói riêng. Là nguồn dược liệu sẵn có, chế biến đơn giản, điều trị có hiệu quả.

Ngày nay việc kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại là việc làm đúng đắn có ý nghĩa. Đem lại hiệu quả kinh tế cao, cứu chữa được nhiều bệnh nhân.

Có rất nhiều thuốc chữa bỏng sử dụng cây và con, điều trị toàn thân và tại chỗ. Nhưng để có được kết quả về khoa học và thực tiễn phải trải qua nhiều giai đoạn:
  • Phát hiện (trong dân gian)
  • Kiểm tra về dược học, độc học, vi sinh.
  • Thử nghiệm trên động vật
  • Kiểm tra về cận lâm sàng
  • Nghiên cứu ứng dụng lâm sàng diện hẹp
  • Đánh giá kết quả lâm sàng ở một nơi thực hiện, ở một số bệnh viện có khả năng.
  • Tổng hợp.
  • Sản xuất, đóng gói, phát hành.
Trong dân gian đã có nhiều cách điều trị bỏng nhưng có những cách điều trị không đúng cho toàn thân và taị chỗ như: Bôi mực tàu, thuốc đánh răng, ngâm bùn, ngâm vào nồi nước giải, bôi mắm, bôi tương...

Vì vậy cần phải nắm được một số thuốc nam để điều trị khi có bệnh nhân bỏng.

II. CÁC LOẠI THUỐC ĐÃ ĐƯỢC DÙNG:
1. Các bước tiến hành khi sử dụng:
1.1. Sơ cứu bỏng:
- Làm ngay khi bị bỏng
- Phải loại trừ tác nhân, ngâm lạnh ngay trong nước sạch 30 phút để giảm nhiệt độ, giảm đau, giảm nề, băng ép vừa.

1.2. Điều trị thực thụ:
- Xác định diện tích, độ sâu bỏng.
- Điều trị toàn thân: Nếu có sốc hoặc đe doạ sốc phải truyền dịch hoặc uống dịch thể sớm (Oresol), giảm đau.
- Điều trị tại chỗ: xử trí bỏng kỳ đầu cơ ban: nhanh, sạch, lấy bỏ các dị vật, các phần da hoại tử đã bong.
- Sau đó đưa thuốc điều trị tại chỗ.

2. Nhóm thuốc tạo màng:
2.1. Nguyên lý:
Các thuốc tạo màng có nồng độ Tanin cao (khoảng 30%). Tanin làm kết tủa Protein tiết ra từ vết thương tạo thành màng, dính vào vết thương bỏng tạo thành màng, dính vào vết thương bỏng. Khi khỏi sẽ từ bong màng.

2.2. Chỉ định:
Dùng trong bỏng nông độ II, III, vùng bỏng chưa bị nhiễm trùng (thời gian 1-2 ngày đầu) diện tích dùng dưới 20% diện tích cơ thể.

2.3. Chống chỉ định:
Bỏng sâu, bỏng ở mặt cổ, tầng sinh môn, các ngón tay, ngón chân, không bôi kín chu vi chi (để chống garo tự nhiên do màng thuốc).

2.4. Cách sử dụng thuốc:
Phun, rắc, bôi lên trên mặt vết bỏng một lớp mỏng (0,5-1mm). Bệnh nhân sẽ bị sót 10-15 phút rồi sẽ hết. Sau khi dùng thuốc khoảng 7 giờ sẽ tự khô hoặc dùng sức nhiệt để sấy (bóng điện, máy sấy tóc). Tiết kiệm băng gạc.

2.5. Một số loại thuốc tạo màng:
* B76 - chế biến từ cây xoan trà, dạng bột hoặc keo. Thành phần có: Tanin 32%, gôm nhựa 14%, Flavon 5,4%, dầu béo, Quinon - sử dụng trên vết bỏng, trên đường khâu vết mổ vô trùng.
* Kháo nhớt, kháo nhậm, hu đay, săng lẻ, cao lá sim, cao sến (cao sến ngoài tác dụng tạo màng còn dùng tẩm vào gạc băng kín, để chống nhiễm trùng).
* Chitosan: Chế xuất từ vỏ tôm.

3. Nhóm thuốc làm rụng hoại tử bỏng sâu:
Việc loại trừ sớm hoại tử bỏng là việc cần thiết để chống nhiễm độc, nhiễm trùng, ghép da sớm. Có nhiều biện pháp:
  • Bằng phẫu thuật cắt bỏ hoại tử sớm.
  • Dùng hoá chất axit Salicilic 40%
  • Men Trypsin, Chymotrypsin
  • Thực vật: Dùng Papain (mủ đu đủ), Bromelain (nõn dứa)
  • Các loại thực vật làm rụng họai tử chậm hơn hoá chất.
Thời gian sử dụng: Tuần thứ 2 sau bỏng (8-10 ngày). Diện tích dùng một lần dưới 10% diện tích cơ thể (vì còn có điều kiện ghép da).

4. Nhóm thuốc kháng hoặc ức chế vi khuẩn:
* Berberin (từ cây vàng đắng) dạng viên để uống. Dạng dung dịch 1% để băng. Đã từ lâu Berberin được sử dụng rộng rãi, không phải mua Furacilin của nước ngoài.

* Nước sắc lá móng, lá sòi, dung sạn, mã đề, lân tơuyn, tinh dầu chàm...

* Hiện đang sử dụng nhiều cao lá sến (Madhuxin), dạng cao và dầu. Đã kết hợp với một số cây khác (lân tơuyn, phá cố chỉ, lá diếp cá, bạch hào xà, lá dâu, hoa hoè) có tên là Selafin.

5. Nhóm thuốc tái tạo vết thương:
Thuốc này kích thích tổ chức hạt phát triển, kích thích biểu mô.Sử dụng muộn.
* Dampomat: thuốc của sư cụ Đàm Lương, thành phần có hồng đơn, mật đà tăng, sáp ong, dầu luyn... thường sử dụng trong những vết loét nhỏ, không cần ghép da, thay băng tự liền.

* Ngoài ra còn dùng: Dầu gan cá thu, mỡ rau má, kem nghệ (kem nghệ ngoài việc kích thích liền da còn có tác dụng làm giảm bớt thay đổi màu sắc của sẹo. Ngoài ra còn có tác dụng tốt trong viêm bàng quang...)

* Mật ong, mỡ trăn, ca trứng gà cũng được sử dụng trong những vết loét lâu liền, bỏng sâu, diện hẹp, làm tăng cường dinh dưỡng tại chỗ. Là môi trường ưu trương chống phù nề, giảm mức độ nhiễm khuẩn.

6. Nhóm tác dụng lợi tiểu:
Có thể dùng trong thời kỳ nhiễm độc, nhiễm khuẩn: Hay dùng
- Nước sắc râu ngô
- Lá rau ngót tươi giã lấy nước để uống.

7. Nhóm thuốc chống sẹo lồi:
Hiện nay còn vướng mắc về cơ chế và điều trị sẹo lồi. Nhưng để có tác dụng bổ sung trong các biện pháp chống sẹo lồi thì dùng:
Rau má tươi, khô, sắc lấy nước uống hàng ngày, còn có chế phẩm viên Ramasol.

8. Nhóm có tác dụng che phủ tạm thời vết bỏng:
* Da ếch, da lợn (dị loại)
Sử dụng dạng tươi hoặc bảo quản đông khô, tiệt trùng bằng tia gama tác dụng là một màng sinh học để:
  • Hạn chế thoát huyết tương
  • Hạn chế vi khuẩn xâm nhập
  • Giảm đau
  • Kích thích biểu mô và kích thích tổ chức hạt
Có thể dùng đơn thuần hoặc kết hợp khi ghép da tự thân kiểu Mowlem jackson hoặc ghép da mắt lưới kiểu Sandwich.

III. SỬ DỤNG THUỐC NAM CHỮA BỎNG:
- Trên thế giới:
+ David Clegbern (1858) đề xuất phương pháp dùng Tanin để làm đông dịch tiết ở vết bỏng, kết tủa Protein tạo thành một màng thuốc che phủ vết bỏng.
+ Bettman, A.G (1935) dùng dung dịch axit Tanic 5% và dung dịch Nitrat bạc 10% bôi lên vết bỏng.
+ Có tác giả dùng bột Alumin rắc lên vết bỏng nông, dùng Azosuluamid + Tiritricene, hoặc các chất tạo màng bằng Polyrethan, Polyretrafluoroethylen, Polyvinyl, Polyvinyllcool, các chất tạo keo đơn phân tử bôi lên vết bỏng nông.

- Ở Việt Nam: y học cổ truyền đã phân loại bỏng do nước sôi, bỏng do lửa, có nêu trạng thái ngạt thở do khói đen. Các vị danh y Tụê Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông đã nêu nhiều vị thuốc và bài thuốc chữa bỏng. Trong nhân dân cũng lưu truyền nhiều bài thuốc chữa bỏng tốt.

Trong y lý y học cổ truyền có nêu phải làm mát cái nóng đã nhập vào cơ thể và chống độc, giải độc cơ thể, bồi bổ tâm dịch, chống thoát nước, điều hoà khí huyết, bồi bổ âm dương, bồi dưỡng cơ thể, khôi phục tinh thần.

- Tuệ Tĩnh đã khuyên dùng nước tiểu của trẻ khoẻ mạnh để uống khi bị bỏng và dùng lá củ cải giã nát lấy nước uống để chữa ngạt thở do hít thở khói.

- Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, tại các vùng giải phóng, khu căn cứ và tại chiến trường đã sử dụng nhiều thuốc chữa vết bỏng có nguồn gốc tự nhiên từ các kinh nghiệm dân gian.

- Trong nhiều năm gần đây chúng ta đã thừa kế nghiên cứu ứng dụng được một số thuốc nam chữa bỏng.

IV. CÁC NHÓM THUỐC ĐIỀU TRỊ TẠI CHỖ VẾT THƯƠNG BỎNG:
A. Các thuốc làm se khô và tạo màng thuốc che phủ vết thương bỏng mới:

Cao đặc xoan trà: thuốc bỏng chế từ vỏ cây xoan trà (chrospondias axillaris Hill - Roxd họ Anacardiacea) (ký hiệu B76); cao đặc xoan trà có tỷ trọng d: 1,22 - 1,24; độ nhớt n = 5,36 poises; pH: 7,0; cặn khô: 50%; chứa các thanh phần: Tanin 32,1%; gôm nhựa:14%; Flavon: 5,4%; dầu béo: 1,37%; quinon: 0,5%. Cao đặc được chuyển sang dưới dạng bột thuốc khô màu nâu mịn, tan nhanh trong nước nóng.

Tác dụng: Sau khi rắc, phun thuốc, lớp thuốc này kết hợp với các dịch huyết tương và thành phần mô liên kết trung bì, gắn chặt và bám vào vết thương bỏng mới tạo thành một màng thuốc che phủ vết thương bỏng. Màng khô nhưng không nứt nẻ và không cản trở các động tác của người bị bỏng.
  • Thuốc có tác dụng làm giảm thoát huyết tương ra ngoài vết bỏng và giảm bội nhiễm trên vết bỏng.
  • Đây là phương pháp hở không cần băng, tiết kiệm thuốc và bông, băng, gạc, giảm đau đớn cho bệnh nhân, không còn mùi hôi.
  • Thời gian khỏi của bỏng nông giảm ngắn được từ 2 - 5 ngày. màng thuốc sẽ tự rụng hoặc được cắt bỏ khi bỏng nông đã khỏi.
Chỉ Định: Cao đặc xoan trà (thuốc bỏng B76) được dùng bôi, rắc, phun, trên các vết thương bỏng nông sau khi đã được sử lý vô khuẩn kỳ đầu theo các qui tắc đã nêu chung (rửa sạch, cắt bỏ vòm các nốt phỏng, rửa vô khuẩn, thấm khô).

Chống chỉ định: Vết bỏng sâu, vết bỏng đã nhiễm trùng.
Vết bỏng ở vùng mặt, tầng sinh môn, bỏng vùng khớp vận động, bỏng ở bàn ngón tay, bàn ngón chân, bỏng ở đầu mặt cổ.
Không bôi kín chu vi chi thể để tránh hiện tượng chèn ép kiểu garo

Thuốc bỏng chế từ các cây khác có tác dụng tương tự như:
Lá sim (Rhodomyrius, tometasa, Wight), Kháo nhậm (Machilus odoretissimanees laurace), kháo vàng (Machlus bonii H. Lee - laurace), Hu đay
(Trema augustifola B.I, Ulmaceae), Săng lẻ (Lagerstroemia, tomentosa, lythraceae), Sú (Aegiceras cornin culatum Gacrin, Myrsinnaceae), Nâu (Dioscorera eirrhosa eirrhsa lour, Dioscoreaceae), Sòi (Sapium sibyferum L.Euphorbiaceae), Sến (Madhuca pasqiueri - Dubard - H, Sapoteceae)

B. Nhóm thuốc làm rụng nhanh các hoại tử ở vết bỏng:
1. Mã đề: (Plantago majorr var, astica Decaisne họ Plataginaceae).
- Tác dụng: loại trừ tổ chức hoại tử, có tác dụng ức chế sự phát triển của Staphylcoccus aureus, ít tác dụng với Pseudomonas acruginosa, kích thích tái tạo tổ chức.
- Cách dùng: cao mã đề bôi hoặc nước ép để rửa, giã lá để đắp trên vết thương, thuốc mỡ mã đề dùng để đắp vết thương bỏng.

2. Nghệ: (Curcuma longo Lin, họ Zingiberaceae) là một cây thuốc dân gian. Đối với vết thương, vết bỏng dùng nước ép nghệ, kem nghệ 5% trên vết thương, vết bỏng.
- Tác dụng loại trừ mô hoại tử, có tác dụng kháng khuẩn, kem nghệ ảnh hứng rõ đến sự phát triển của Staphylococcus aereus và nấm Candida albican, kích thích tái tạo mô.

3. Dung dịch mủ đu đủ: 2-10% dùng băng gạc có thấm ướt liên tục trên vết thương, vết bỏng hoặc dùng nhỏ giọt liên tục trên vết hoại tử bỏng, có tác dụng làm rụng hoại tử do tác dụng của men Papain.

4. Bấn: còn gọi là bạch đồng nữ (Clerodeadroa paniculatumlin), hoặc xích đồng nam (Cerodondron infortunatum họ Verbenaceae).
- Dùng 1kg cành lá hoa tươi rửa sạch + 10 lít nước lã
Đun sôi 30 phút lọc lấy nước, giỏ giọt liên tục hoặc ngâm vết thương ngày 2 lần mỗi lần 1 giờ.

5. Dứa xanh: (Ananas Satrivalin. Họ dứa Bromeliaceae).
Dùng quả dứa xanh băm nhỏ giã lấy nước rửa và đắp trên vết thương, vết bỏng có hoaị tử. Trong nước dứa xanh có men Bromelain.

6. Ráy dại: (Colocasia macrorhira Schott họ ráy Araceae) dùng củ ráy giã lấy bột rắc lên vết thương vết bỏng có hoại tử.

C. Nhóm thuốc có tác dụng ức chế vi khuẩn, kháng khuẩn:
1. Vàng đằng: (Coxinium musitatum Pierre. Họ tiết dê Menis permaceae).
Dùng dăm cây phơi khô sắc lấy nước ở nồng độ 2/1000. Có tác dụng kháng khuẩn tạo vòng vô khuẩn với các loại tụ cầu, Proteurs, Enterobacter, Klebsiella.
Sử dụng: nhỏ giọt liên tục hoặc đắp gạc thuốc trên vết thương, vết bỏng.

2. Lân tơ uyn (Raphydophora decursiva schott họ ráy Araceae) 1kg dây vải và cô lại còn 700 ml dung dịch. Có tác dụng ức chế một số vi khuẩn mủ xanh.

3. Bột bù cu vẽ: (Byria fructiso Hook - họ thuầ dầu Euphozbiacceae) vỏ cây cạo lấy bột rắc lên vết bỏng đã rửa sạch.

4. Lá sắn thuyền: (Eugenia resinos gapner họ Sim - Myrtaceae) giã lá sắn thuyền hoặc dùng bột đắp trên vết bỏng.

5. Sài đất: (Wedelia Calendulacea less. Họ Cúc Compisitae) dùng cây tươi 100gam giã với một ít muối ăn, cho thêm 100ml nước đun sôi để nguội trỗn lẫn vắt lấy nước chia 2 lần uống trong 24 giờ, bã dùng đắp trên vết bỏng.

6. Lá móng tay: (Lansonia inermislin - họ Lythraceae), nước sắc tác dụng với trực khuẩn mủ xanh.

7. Lá sòi: (Saquium sebiferum Roxd - họ euphorbiaceae) nước sắc có tác dụng ức chế trực khuẩn mủ xanh.

8. Lá dung sạn: (Symphocos cochinchinenseslin - họ iridaceae), nước sắc tác dụng với trực khuẩn mủ xanh.

9. Sâm đại hành: (Eleuthrine subaphylla gapner - họ iriceae), nước sắc tác dụng với trực khuẩn mủ xanh.

10. Xuyên tâm liên: (Andrographis paniculatanees - họ Acanthceae), nước sắc ức chế một số vi khuẩn, có tác dụng cầm máu tại chỗ.

11. Lá diếp cá: (Houhynia cordata- họ saururaceae), dùng giã ép nước, nước sắc tác dụng với trực khuẩn mủ xanh.

12. Sến: (Madhuca pasquieri - Dubảd H. họ Sapotaceae) dưới dạng thuốc Maduxin, Maduxin oil có tác dụng ức chế khá với trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng, E. coli, prteus. Là một thuốc dùng tẩm gạc thay băng có tác dụng tốt

D. Nhóm thuốc ảnh hưởng đến tái tạo mô hạt và biểu mô hoá ở vết bỏng:
1. Nghệ: (Curcuma longolin - họ gừng Zingiberaceae). Dùng nước ép, creme nghệ có tác dụng giảm mùi hôi, ảnh hưởng tốt đến quá trình sẹo hoá. Dùng để băng các loét điểm tỳ.

2. Mỏ quạ: (Cudranis tricuspidata bureau họ dâu tầm Moracead), nước sắc, vừa có tác dụng ức chế vi khuẩn, vừa kích thích mọc mô hạt.

3. Rau má: (Centella asiatca uro - họ Umbelliferae) dùng dưới hình thức thuốc mỡ, viên. Có tác dụng tốt đến quá trình tổng hợp collagen. Hoạt chất Madecassol có tác dụng tốt với mô liên kết. Dùng để dự phòng và chữa sẹo sơ, sẹo phì đại, sẹo lồi.

4. Cao mỡ vàng: (thừa kế của sư cụ Đàm Lương) gồm mật đà tăng, hồng đơn, sáp ong, dầu thực vật. Dùng để chữa các vết bỏng loét lâu liền.

5. Dầu mù u - nghệ: Có tác dụng kích thích biểu mô hoá vết bỏng, được một số bệnh viện phía nam dùng có kết quả.

6. Mật ong và cao trứng gà: cũng có tác dụng tốt đến quá trình tái tạo vết bỏng.

Theo benhhoc.com

About this entry

Đăng nhận xét

 

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health


About me | Author Contact | Powered By Blogspot | © Copyright  2008