Trái cây trong chế độ ăn uống Đái tháo đường

TRÁI CÂY TRONG CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG


Gs.Bs.Mai Thế Trạch

Lợi ích của trái cây


- Tất cả mọi người, kể cả người bệnh đái tháo đường đều
nên ăn trái cây
- Trái cây là nguồn cung cấp vitamine, muối khoáng và
chất xơ
- Trong thức ăn hàng ngày của chúng ta, khoảng 90%
vitamine C và 2/3 vitamine A (hoặc provitamine A là caroten)
là do trái cây và rau đem đến
- Trái cây và rau là những thức ăn có chức năng bảo vệ
cơ thể, giúp chúng ta không bị táo bón nhờ có chứa các
chất xơ và tránh được các bệnh do thiếu vitamine




Được phép ăn bao nhiêu ?
Ít nhất mỗi ngày nên dùng một suất trái cây. Một suất trái cây tương đương với 10-12,5g chất đường bất kể loại trái cây nào được xếp trong nhóm (xem chi tiết trong bảng)

TÊN
Tương đương với suất có 10g glucid

Có thể ăn
trong một lần

Xoài, lê, lựu

1 trái nhỏ

Táo, chuối già (8 – 10cm), na, ổi,
cam, đào, hồng đỏ, sapôchê, khế ngọt

1trái vừa

Mơ, măng cụt, hạnh (mận tây),
mận miền nam

2 trái vừa

Nho, nhãn

8 – 10 trái

Vải quả, chôm chôm

4 – 5 trái

Đu đủ, dứa (thơm), dưa đỏ,
mãng cầu xiêm

1 lát (cm)

Sầu riêng, mít

1 múi lớn / 2 múi nhỏ

Có thể cho phép dùng 2 suất tùy theo ý thích (tối đa là 3 suất). Tuy nhiên nên nhớ 3 điều quan trọng :

  • Lượng đường của mỗi suất (trái cây) phải tính vào quỹ đường cho phép

  • Không thể chỉ ăn trái cây mà không ăn thức ăn khác nếu là bữa ăn chính

  • Phải theo dõi lượng đường huyết khi ăn trái cây vì trên đây là quy định chung, tuy nhiên có khi sau khi ăn một loại trái cây có người đường huyết bình thường, nhưng có người lại tăng đường huyết. Nếu trường hợp đó tái diễn nhiều lần thì nên tránh ăn loại trái cây đó

Nên dùng trái cây tươi như món tráng miệng cho một bữa ăn đầy đủ và tự nhiên
Chỉ nên bỏ ít phần vỏ để giữ được các sợi xơ. Các sợi xơ này giúp làm chậm sự hấp thu đường ở ruột nên làm đường huyết không tăng nhanh sau khi ăn

Các loại trái cây đóng hộp, mứt, mứt nghiền đóng hộp không thêm đường thường có giá thành cao hơn và khi đã khui hộp không thể để lâu. Các loại này nếu dùng phải tính vào lượng đường và calo cho phép trong ngày


Trái cây và nước trái cây
Tránh dùng nước trái cây vì chúng có rất ít sợi xơ và làm đường huyết tăng nhanh . Chỉ dùng trong trường hợp bị hạ đường huyết hoặc trong những ngày đau bệnh.
  • Nước mía : 60ml (1 ly nhỏ)
  • Nước cam vắt, nước dứa ép : 120ml (1/2 ly lớn)
  • Nước nho tươi : 120ml (1/2 ly lớn)
  • Nước dừa : 240ml (1 ly lớn)
  • Nước cà chua ép : 240ml (1 ly lớn)

Nước quả cũng có thể được phép dùng nếu cùng lúc với các loại thức ăn có nhiều sợi xơ





Không thể chỉ ăn glucid (chất đường) dưới dạng trái cây
Một chế độ ăn 1500Kcalo có khoảng 220g glucid (60% tổng số calo) ta không thể thay bằng 22 suất trái cây = 10 x 22 = 220g

Chế độ ăn mất cân đối, thiếu các thành phần quan trọng : protid, lipid, muối khoáng... Chưa kể các phiền phức khác : đắt tiền, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy...

Mặt khác, đường fructoz có trong trái cây từ 10-15% và có chỉ số tăng đường huyết 30-40%, nếu ăn với số lượng lớn : có thể làm tăng đường huyết, tăng lượng cholesterol toàn phần cũng như tăng LDL

Sau cùng còn phải chú ý đến thụ cảm cá nhân không giống nhau mặc dù trái cây không hề độc.

Chẳng hạn có người chỉ ăn một trái cam nhỏ cũng làm đường huyết tăng cao, trái lại có người có thể ăn 2-3 trái chuối mà không hề hấn gì. Mặc dù người ta biết là chuối có chỉ số tăng đường huyết là 60% trong khi chỉ số tăng đường huyết của cam chỉ là 30%

Ăn trái cây với số lượng vừa phải là rất có lợi cho tất cả mọi người kể cả người có đái tháo đường. Tuy nhiên, chỉ có qua kinh nghiệm bản thân, người có đái tháo đường mới có thể rút ra những kinh nghiệm thích hợp với trường hợp của bản thân mình.

About this entry

Đăng nhận xét

 

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health


About me | Author Contact | Powered By Blogspot | © Copyright  2008