Vài nét về nghiên cứu huyệt nội quan

Nội quan là một huyệt vị quan trọng thường dùng trong lâm sàng, tất cả các thày thuốc châm cứu từ xưa đến nay đều biết tới. Trong những nǎm gần đây, nhiều tác giả đã đi sâu khảo sát lâm sàng và tìm hiểu cơ chế tác dụng của huyệt này. Tựu chung có mấy vấn đề đáng chú ý sau đây:

Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn
Khoa đông y Viện quân y 108

1. Phương pháp lấy huyệt và cách châm
Nội quan có nguồn gốc được ghi trong "Linh khu - Kinh mạch": "Thủ tâm chủ chi biệt, danh viết nội quan, khứ uyển nhị thốn, xuất vu lưỡng cân chi gian". "Nội" là chỉ mặt trong, "quan" là chỉ quan khẩu. Nội quan là huyệt Lạc của kinh Quyết âm tâm bào, nối với kinh thiếu dương tam tiêu, giao hội của kinh Quyết âm ở tay với mạch âm duy.

Cách lấy huyệt: lấy ở trong khe của gân 2 cơ gan tay lớn và gan tay bé trên nếp gấp khớp cổ tay 2 tấc (gấp bàn tay vào cẳng tay và nghiêng tay vào trong cho nổi rõ khe cơ).

Cách châm:
(1) Sau khi lấy huyệt dùng kim châm vuông góc với mặt da vào huyệt, sâu từ 0,5 - 1 tấc,
(2) dùng móng tay cái bên trái bấm sát huyệt rồi dùng kim châm thằng góc,
(3) đồng thời châm thẳng cả 2 huyệt cùng một lúc
(4) châm từ Nội quan xuyên Ngoại quan nhưng mũi kim không lộ ra ngoài mặt da, sâu chừng 1-2 tấc,
(5) từ huyện Nội quan mũi kim châm chếch 450 xuyên tới huyệt Chi câu, sâu sâu chừng 1,5 - 2,5 tấc.

2. Thủ pháp và hiệu quả diều trị
Nội quan là huyệt có phạm vi sử dụng rất rộng rãi. nó là huyệt Lạc nối với kinh Tam tiêu, còn thông qua giao hội với mạch âm duy liên lạc với lục kinh ở vùng ngực. bụng. đặc biệt có quan hệ mật thiết với kinh Nhâm, Xung, Can, Phế. Theo "Giáp ất kinh" nó cũng là một trong "Bát mạch giao hội huyệt". Bởi vậy, nó có tác dụng điều chỉnh hữu hiệu các rối loạn bệnh lý ở ngực, sườn, phổi, họng, thực quản, dạ dày tạo nên những công dụng đặc trưng của nó.

2.1. Đối với bệnh lý hô hấp
"Lan giang phú" viết: "Hung trung chi tật nội quan đảm". "Tiêu u phú" viết: "Hung mãn phúc thống thích nội quan". Nội quan là huyệt chủ trị bệnh lý vùng ngực. Có tác giả đã châm Nội quan đơn thuần điều trị 285 ca có cơn hen phế quản cấp tính đạt kết quả khá tốt chỉ sau 1-2 lần châm đã cắt được cơn hen. Thông thường phải dùng tả pháp và lưu kim 30 phút. Huyệt Nội quan có tác dụng làm giãn cơ trơn phế quản rõ rệt.

2.2. Đối với bệnh lý tuần hoàn
(1) Điều trị bệnh lý mạch vành
"Giáp ất kinh" viết: "Thực tắc tâm bạo thống, nội quan chủ chi". Đây có thể nói là y thư cổ nhất bàn đến việc điều trị tâm giảo thống. Nhiều tác giả nhận đinh khi xuất hiện tâm giảo thống nếu châm Nội quan với lượng kích thích mạnh sẽ làm hết đau nhanh chóng, có thể kết hợp châm thêm Giản sử, Túc tam lý. Một nghiên cứu điều trị 36 ca trấn tâm thống bằng cách châm cả 2 huyệt Nội quan, vê nhanh chóng trong 2 phút, lưu kim 30 phút, mỗi ngày châm 1 lần, 10 lần là 1 liệu trình, kết quả: 16 ca thực chứng đều có hiệu quả, 20 ca hư chúng có 18 ca có hiệu quả.

Một nghiên cứu khác châm Nội quan, Quyết âm du xuyên Tâm du điều trị 30 ca tâm giảo thống đạt hiệu quả 93,3%, trong đó tỷ lệ diện tim chuyển biến tốt là 33,3%. Cũng có tác giả nhận xét đối với nhồi máu cơ tim châm bổ Nội quan có khả nǎng hồi dương cứu thoát cơ bản khá tốt.

(2) Điều trị loạn nhịp tim
Một nghiên cứu dùng phương pháp châm Nội quan điều trị 50 ca nhịp nhanh kịch phát với phương thức : sau khi đắc khí, vê kim mạnh cho đến khi nhịp tim trở lại bình thường rồi lưu kim 10 phút, kết quả cho thấy: nhịp tim trở lại bình thường sau 20 giây là 17 ca, sau 3 phút là 33 ca. Một nghiên cứu khác châm Nội quan và Nhân nghênh điều trị 1 7 ca nhịp nhanh kịch phát trên thất đạt hiệu quả 85,2%.

Cũng có tác giả dùng dung dịch Đương quy thủy châm hai huyệt Nội quan và Thần môn điều trị 4 1 ca ngoại tâm thu đạt hiệu quả 87,8%. Một nghiên cứu châm Nội quan điều trị 84 ca loạn nhịp tim với phương thức: bệnh lâu hư chứng châm bổ lưu kim 15 - 30 phút, bệnh mới thực chứng kích thích mạnh và lưu kim 3 - 5 phút hoặc không lưu kim, đạt hiệu quả 92,8%. Một nghiên cứu khác châm Nội quan và Túc tam lý điều trị nhịp chậm xoang nhận thấy thường chỉ sau 6 phút nhịp tim đã nâng lên trên 60 lần phút, sau 5 ngày châm phục hồi về mức bình thường. Điều này chứng tỏ tác dụng điều tiết của Nội quan có tính 2 chiều theo hướng khôi phục hằng số sinh lý.

(3) Điều trị cao huyết áp
Tác dụng an thần của Nội quan có ý nghĩa rất lớn trong việc dùng huyệt này điều trị cao huyết áp. Vả lại Nội quan còn có khả nǎng điều chỉnh mỡ máu. Một nghiên cứu đã tiến hành điều trị 72 ca rối loạn lipid máu bằng cách châm Nội quan đơn thuần, kết quả cho thấy các chỉ số cholesterol toàn phần, triglycerid và b -lipoprotein đều giảm có ý nghĩa thống kê so với trước khi điều trị (p < style="text-decoration: underline;">

2.3. Đối với hệ tiêu hóa
(1) Điều trị ẩu thổ.
Có tác giả đã châm bình bổ bình tả Nội quan. Thiên đột và Túc tam lý điều trị 81 ca ẩu thổ do thần kinh đạt hiệu quả 97,8%, trong đó 63 ca khỏi an toàn (77,8%). Ngoài ra. các trường hợp ẩu thổ do viêm dạ dày, ruột, rối loạn tiền đình và do có thai đều có thể dùng Nội quan để điều trị với kết quả khá tốt

(2) Điều trị bệnh lý vi tràng:
Nội quan đối với viêm dạ dày, ruột cấp hoặc mãn tính, loét dạ dày hành tá tràng, tắc ruột cơ nǎng, nấc do vị hỏa... đều có tác dụng điều trị. Thông thường người ta hay phối hợp với Túc tam lý.

2.4. Đối với hệ thần kinh:
Nhiều nghiên cứu đã châm Nội quan điều trị suy nhược thần kinh, hysteria có kết quả tốt. Đối với động kinh, Nội quan có tác dụng định thần định giản. Trong điều trị trúng phong, có tác giả đã khảo sát tác dụng tỉnh não khai khiếu của nhóm huyệt Nội quan, Nhân trung và Tam âm giao trên 2336 ca đạt hiệu quả 97,48%.

2.5. Đối với bệnh lý khác:
Nhiều nghiên cứu cũng tiến hành khảo sát tác dụng của Nội quan trên các bệnh lý như sốt rét, viêm hầu họng cấp tê bì tứ chi do thần kinh, lạc chẩm, choáng do dị ứng thuốc, thống kinh. . . đều thu được hiệu quả ở các mức độ khác nhau. Trong châm tê, Nội quan là một trong những huyệt thường dùng để phẫu thuật mắt, tai, mũi, vùng cổ, vùng ngực, đặc biệt là trong phẫu thuật tuyến giáp trạng.

3. Cơ chế trị liệu
Những nǎm gần đây nhiều tài liệu đã công bố kết quả nghiên cứu cơ chế trị liệu của Nội quan trên động vật thực nghiệm. Người ta nhận thấy điện trở da vùng huyệt Nội quan thấp hơn nhiều so với vùng lành.

3.1. Nghiên cứu cơ chế chống gốc
Trên mô hình thỏ gây số thực nghiệm người ta nhận thấy điện châm Nội quan có tác đụng nâng huyết áp chốc sốc rõ rệt. Sau 30 điện châm huyết áp đã trở về mức 75% so với bình thường và khá ổn định. Các chỉ số huyết học khác cũng được cải thiện. Như vậy có thể thấy Nội quan có tác dụng thúc đẩy chức nǎng của các tổ chức và điều hòa chuyển vật chất của cơ thể trong trạng tái sốc.

3.2. Nghiên cứu cơ chế đối với tim mạch
Có thể nói, cùng tác động lên huyệt Nội quan để điều trị rối loạn nhịp xoang nhưng cơ chế tác đụng là hoàn toàn khác nhau tùy theo từng thể bệnh. Đối với nhịp chậm xoang cơ chế tác dụng tương tự thần kinh giao cảm, còn đối với nhịp nhanh xoang thì tương tự thần kinh phó giao cảm. Có tác giả đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm trên 88 con thỏ, kết quả cho thấy các nơ-rôn thần kinh vận động liên quan đến huyệt Nội quan nằm ở nhân sau bên (posterlateral nuclerus) của tủy sống trừ C6-C8, dây thần kinh cảm giác từ tim đi theo 2 đường tới trung khu hợp lại thành một dây mang tính chất lưỡng tính, cơ chế tác động trị liệu của Nội quan đôi với các bệnh lý và chức nǎng tim mạch cũng phải thông qua hoạt động của dây X.

Cũng có tác giả khảo sát trên động vật thực nghiệm nhận thấy các nơ-ron thần kinh cảm giác chi phối 3 huyệt Thần môn, Nội quan, Giản sử và tâm trạng có tác động tương hỗ lẫn nhau và sắp xếp chồng chéo ở tiết đoạn thần kinh C8-D2. Một nghiên cứu khác cho thấy kích thích do điện châm Nội quan được dẫn truyền tới nhân bó đơn độc (nucleus tractus solitarii) và gây nên hiệu ứng ức chế, thông qua đó điều tiết hoạt động phản xạ của hệ tim mạch.

Một tác giả khi quan sát 40 con thỏ được điện châm để oải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim cấp tính đã cho rằng tác dụng này có liên quan với việc làm hưng phấn các opium receptor ở vùng bụng hành não nhưng không ảnh hưởng đến các b - receptor.

About this entry

Đăng nhận xét

 

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health


About me | Author Contact | Powered By Blogspot | © Copyright  2008