Viêm gan siêu vi

Viêm gan là gì ?

Viêm gan là tình trạng viêm tại gan. Nhiều bệnh lý có thể gây viêm gan, như nhiễm siêu vi, vi trùng, thuốc, rượu, hóa chất và bệnh tự miễn. Khi các chuyên gia nói về viêm gan, họ thiên về viêm gan siêu vi. Những bệnh viêm gan siêu vi đặc biệt này được gọi là A,B,C,D,E,F (chưa xác nhận) và G. Khi kiến thức về virus mới ngày càng mở rộng thì bảng alphabet sẽ trở nên dài hơn.Trong khi một vài virus như mononucleosis và cytomegalovirus, cũng có thể gây viêm gan nhưng chúng không tấn công gan ngay từ đầu. Bài viết này tập trung về virus tác động đến gan ngay từ đầu, đặc biệt là viêm gan siêu vi A, B và C.

Gan nằm ở vùng trên bên phải của bụng, gần như vùng sau dưới khung sườn. Gan người lớn bình thường nặng khoảng 1,5 Kg. Gan thực hiện những chức năng sinh tồn của cơ thể :

Gan giúp làm sạch máu bằng cách biến đổi chất hoá học độc hại thành chất không độc. Nguồn gốc các chất hoá học này có thể từ bên ngoài như thuốc và rượu, hoặc từ bên trong như amoniac hay bilirubin. Ðiển hình là các chất này sẽ được chyển hoá và được đào thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu hay phân.

Gan sản xuất ra những thành phần quan trọng, đặc biệt là protein cần thiết cho cơ thể. Gan sản xuất albumin, protein xây dựng cơ thể hay những protein giúp đông máu.

Gan dự trữ đường, chất béo, vitamin và cung cấp cho cơ thể khi cần.

Gan chuyển những khối nhỏ thành khối lớn hơn, chứa nhiều thành phần phức tạp hơn cần thiết cho cơ thể.

Một trong những loại chức năng này là tổng hợp và chuyển hoá Cholesterol. Khi gan bị viêm, gan không còn thực hiện các chức năng này hiệu quả, và gây ra nhiều triệu chứng viêm gan.

Các loại viêm gan siêu vi là gì ?

Viêm gan A

Ngày xưa, viêm gan A được quy cho là viêm gan vi trùng. Nhiễm virus viêm gan A có thể lây qua thức ăn, nước uống và phân, đặc biệt những nơi kém vệ sinh làm cho nước và thực phẩm bị lây nhiễm bởi chất thải từ cống (đường lây truyền phân -miệng). Nó có thể lây cho người nhà và bạn bè bằng đường miệng (hôn thân mật) hay phân (rửa tay dơ). Nó cũng thường lây trong các nhà hàng hay nơi giữ trẻ nếu rửa tay và chú trọng vệ sinh kém. Hộ gia đình có tiếp xúc người bị nhiễm có nguy cơ viêm gan A. Viêm gan A là bệnh cấp tính không bao giờ phát triển thành mạn tính.

Viêm gan B

Viêm gan B ngày xưa được quy cho "viêm gan huyết thanh" vì người ta nghĩ rằng con đường duy nhất mà virus viêm gan B có thể lây là máu và huyết thanh. Bây giờ người ta biết nó có thể lây qua những tiếp xúc thân mật, đặc biệt quan hệ tình dục, máu và huyết thanh qua kim, truyền máu, lọc máu và sinh đẻ. Cũng có thể lây qua vết xăm mình, xỏ lỗ tai hay dao cạo, và dùng chung bàn chải đánh răng. Viêm gan siêu vi B khá phổ biến, nhiều hơn cả nhiễm HIV. Khoảng 6-10% những người này tiến triển thành viêm gan B mạn (nhiễm viêm gan B kéo dài trên 6 tháng). Bệnh nhân bị viêm mạn có thể lây cho người khác. Người ta đánh giá rằng có 200-300 triệu dân trên thế giới bị viêm gan B mạn.

Viêm gan C

Viêm gan C đầu tiên được xem như "viêm gan không A không B" vì virus gây bệnh chưa được nhận diện. Tuy nhiên, nó được biết như viêm gan không do A, không do B. Thông thường virus viêm gan C có thể lây qua truyền máu, lọc máu và tiêm chích. Xấp xỉ 90% viêm gan liên quan truyền máu do virus viêm gan C. Sự lây truyền virus qua quan hệ tình dục cũng được ghi nhận nhưng hiếm hơn. Có khoảng 150,000 trường hợp mới viêm gan C mỗi năm, 50-70% bệnh nhân này tiến triển thành viêm gan C mạn. Bệnh nhân viêm gan mạn có thể lây nhiễm cho người khác.

Viêm gan D, E, F và G

Cũng có viêm gan siêu vi D,E,F (chưa nhận diện) và G. Ðiểm gợi ý nhất của những bệnh này hiện tại là viêm gan D (yếu tố delta ) chỉ gây bệnh khi có sự hiện diện của virus viêm gan B và E.

Ai có nguy cơ bị viêm gan?

Người có nguy cơ viêm gan là các nhân viên y tế, người có nhiều người tình ( quan hệ tình dục với nhiều người như gái mại dâm), người dùng thuốc tiêm mạch, và bệnh nhân bị hemophilie (vì những người này cần phải truyền máu thường xuyên). Viêm gan phổ biến gấp 10 lần ở những người kinh tế thấp và ít học. Khoảng 1/3 trường hợp viêm gan là vô danh và không rõ nguồn gốc. Ðiều này có nghĩa là bạn không thuộc nhóm nguy cơ cao bị nhiễm viêm gan siêu vi.

Triệu chứng của viêm gan là gì ?

Thời gian mà mà một người nào đó bị lây từ người viêm gan siêu vi cho đến khi biểu hiện bệnh lý được gọi là thời kỳ ủ bệnh. Thời kỳ ủ bệnh khác nhau tùy thuộc vào loại virus. Viêm gan A có thời kỳ ủ bệnh khoảng 15-45 ngày, trong khi viêm gan B là 45-160 ngày và viêm gan C là 2 tuần đến 6 tháng. Nhiều bệnh nhân nhiễm 3 virus viêm gan này có ít hoặc không có triệu chứng.

Thật vậy, hầu hết những người bị viêm gan B và C đều không có triêu chứng. Ðối với những người có triệu chứng, thường điển hình giống cảm cúm như chán ăn, nôn, buồn nôn, mệt mỏi, sốt, đau bụng. Những triệu chứng hiếm gặp hơn như tiểu sậm màu, phân nhạt màu, sốt, vàng da (màu vàng xuất hiện trên da và phần trắng của mắt). Triệu chứng chán ăn, mệt mỏi, ói mửa có thể kéo dài vài tuần cho đến vài tháng. Trong khi ở một số bệnh nhân viêm gan siêu vi tự hồi phục mà không cần điều trị gì đặc biệt, còn ở một số bệnh nhân viêm gan siêu vi B, C khác lại phát triển thành viêm gan mãn tính (viêm gan kéo dài trên 6 tháng). Bệnh nhân viêm gan A không tiến triển thành mạn tính.

Những người viêm gan B và C mãn tính có thể bị nhiễm nhiều năm và tăng nguy cơ tiến triển thành xơ ganung thư gan. Khoảng 50% bệnh nhân viêm gan B mãn chết vì xơ gan hay ung thư gan. Suy gan do viêm gan mãn C thường là lý do để chỉ định ghép gan ở một số nước phát triển trên thế giới.

Làm thế nào để chẩn đoán viêm gan siêu vi?

Viêm gan thường được chẩn đoán đầu tiên trong giai đoạn hoạt động của bệnh, dựa trên triệu chứng và thăm khám bệnh nhân. Nó được khẳng định bằng xét nghiệm máu, chức năng gan, bao gồm bilirubin (sắc tố gây vàng da) và men gan (phóng thích vào máu từ những tế bào gan bị tổn thương ). Khi xét nghiệm chức năng gan bất thường gợi ý chẩn đoán viêm gan thì những xét nghiệm máu đặc biệt sẽ được dùng để khẳng định viêm gan siêu vi loại nào. Hãy đọc kỹ bài viết các men gan trong máu.

Bệnh nhân viêm gan B và C mạn tính có ít hoặc không có triệu chứng. Ở những bệnh nhân này, viêm gan mạn tính có thể chỉ được phát hiện ra khi làm test tầm soát ngẫu nhiên vì lý do khác hơn là nghi ngờ viêm gan. Sự tăng men gan bất thường hằng định sẽ báo động cho bác sĩ tiến hành những xét nghiệm đặc hiệu hơn cho chẩn đoán viêm gan B và C.

Tắc nghẽn ống dẫn mật, từ bệnh túi mật hay ung thư đôi khi có thể giống viêm gan siêu vi cấp. Siêu âm có thể dùng để loại trừ khả năng tắc mật hay ung thư. Ðể biết thêm thông tin, xin đọc bài siêu âm.

Ðiều trị viêm gan như thế nào?

Ở bệnh nhân có triệu chứng viêm gan cấp, điều trị ban đầu bao gồm làm giảm triệu chứng nôn ói, rối loạn tổng trạng. Thật thận trọng đối với thuốc có hại ở bệnh nhân mà chức năng gan bất thường. Chỉ những thuốc thật cần thiết mới dùng. Bệnh nhân phải kiêng tất cả các loại rượu. Thuốc giảm đau và an thần nên tránh. Ðôi khi thật cần thiết thì cung cấp dịch truyền ngừa mất nước do ói mữa. Bệnh nhân buồn nôn và hoặc ói mữa nhiều có thể cần phải nhập viện. Một khi viêm gan đã được nhận diện, điều trị viêm gan mạn tính B (với interferon và lamivudine) và C (với interferon và ribavivin kết hợp) có thể bắt đầu (Xem thêm bài viết về viêm gan Bviêm gan C). Có những nghiên cứu tích cực trong việc phát triển điều trị hiệu quả viêm gan siêu vi.

Ngày nay vaccine A có thể ngừa được viêm gan A. Trẻ em có thể tiêm ngừa 3 mũi, lần 1 và trong tháng đầu tiêm thêm 1 mũi và lần tăng cường vào 6-12 tháng sau. Người lớn tiêm ngừa 2 mũi, khoảng 6- 12 tháng một lần. Globulin miễn dịch có thể dùng ở bệnh nhân có nguy cơ bị nhiễm viêm gan A trong khoảng thời gian ngắn. Globulin miễn dịch có thể được dùng trước khi tiếp xúc với những yếu tố nguy cơ (khách du lịch ) hoặc những người đã tiếp xúc thân mật với người viêm gan A hoạt động.

Vaccine ngừa viêm gan siêu vi B đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới nhằm ngăn ngừa viêm gan B. Ngày nay trong chương trình phòng chống viêm gan siêu vi B của Việt Nam đã thực hiện tiêm ngừa cho tất cả trẻ sơ sinh như là một loại chủng ngừa thường quy trong chương trình tiêm chủng cơ bản. Nếu đứa trẻ được sinh ra có mẹ bị viêm gan B, trẻ sẽ được tiêm HBIG. HBIG là kháng thể miễn dịch viêm gan B, tương tự như ISG tiêm cho người tiếp xúc với viêm gan A, tuy nhiên HBIG lại đặc hiệu cho virus viêm gan B. Cũng được khuyến cáo mạnh mẽ rằng, trẻ lớn và người lớn trong nhóm nguy cơ cao nên tiêm ngừa chủ động ngừa viêm gan B. Nếu một cá thể tình cờ bị nhiễm viêm gan B ở bất kỳ lứa tuổi nào, HBIG có thể được tiêm cùng lúc khi viêm gan B bắt đầu.

Hiện nay không có vaccine ngừa viêm gan C. Hình thức ngăn ngừa tốt nhất là kiểm soát tốt máu dùng để truyền. Cũng vậy, bạn nên để dành máu của mình trong trường hợp bạn cần phải phẫu thuật mà có truyền máu, nhằm có một nguồn máu an toàn tuyệt đối để khi cần thiết có thể truyền trong và sau khi mỗ. Ðể dành máu của chính bạn cũng là ngăn ngừa được khả năng nhiễm HIV, và các bệnh lây truyền khác do truyền máu. Chúng tôi sẽ trình bày cách để dành máu của chính mình ( chính bạn ), để phòng khi hữu sự.

Phòng ngừa viêm gan là biện pháp có giá trị hơn là chữa bệnh. Cần thận trọng đối với tất cả máu người khác ( truyền hay kim dơ), tinh dịch và những chất thải khác của cơ thể (phân), chất nôn ói, chất tiết từ người bị nhiễm viêm gan B, có thể giúp ngăn ngừa lan rộng virus này.

Kết luận

Viêm gan siêu vi là bệnh thường gặp và phổ biến, bệnh thường không có triệu chứng và hậu quả chỉ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên chúng có thể gây những bệnh lý nặng nề kéo dài như dẫn đến suy gan, xơ gan, và ung thư gan. Những người nghi ngờ bị nhiễm hoặc đã nhiễm nên gặp bác sĩ để bàn bạc có cần làm thêm những gì và điều trị như thế nào.

Sơ lược về viêm gan siêu vi

Nhiều bệnh lý có thể gây viêm gan

Virus tác động ngay từ đầu lên gan gọi là viêm gan siêu vi loại A, B, C , D, E, F (chưa xác nhận), và G .

Viêm gan B, C có thể gây bệnh mạn tính.

Triệu chứng của viêm gan siêu vi bao gồm mệt mỏi, chán ăn triệu chứng giống cảm cúm, nước tiểu vàng sậm, phân bạc màu, sốt và vàng da.

Theo BSGĐ

About this entry

Đăng nhận xét

 

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health


About me | Author Contact | Powered By Blogspot | © Copyright  2008