Bài viết tương đối dài, mời bạn click vào "tiêu đề" hoặc "đọc thêm..." để xem toàn bộ bài viết
Tác nhân gây bệnh và bệnh sinh của apxe gan do amip ?
1. Tác nhân gây bệnh : Entamocba Vegetatin Histolotica.
Entamocba Vegetative Minuta, thể ăn vi khuẩn ko gây bệnh.
Chu kì phát triển.
- Chu kì ko gây bệnh: bào nang amip ở ngoài vào ruột thành thể Minuta ko gây bệnh.
- Chu kì gây bệnh: Bào nang vào cơ thể người thành thể Histolotica, ăn hồng cầu, gây viêm đại tràng hoặc đến gan gây bệnh. Do niêm mạc đại tràng bị tổn thương, thể này chui qua niêm mạc ruột vào hệ thống tĩnh mạch cửa.
2. Bệnh sinh.
- GĐ viêm gan: GĐ tắc mạch, gây hoại tử tế bào gan.
- GĐ apxe:
+ Nhiều ổ hoại tử kết hợp với nhau tạo thành ổ apxe.
+ Đa số ổ apxe đều ở thùy phải (90%), phân thùy 6, 7, ít khi ở gan trái, đa số là 1 ổ duy nhất, đôi khi 2-3 ổ thông nhau, hiếm khi nhiều ổ. Kích thước ổ trung bình 5 - 6 cm, 500 - 600 ml mủ cà phê, vách ổ apxe ban đầu gồ ghề, sau tròn nhẵn.
Triệu chứng lâm sàng và các thể lâm sàng của apxe gan amip ?
1. Triệu chứng lâm sàng.
- Tam chứng Fontam: Sốt, đau HSP, gan to.
- Các triệu chứng khác.
+ RLTH.
+ Ăn kém.
+ Gầy sút, có khi gầy sút nhanh.
+ Phù do nung mủ kéo dài gây hạ Protein máu.
+ Cổ chướng: đi kèm với phù, ko có THBH.
+ Tràn dịch màng phổi do phản ứng viêm kế cận.
+ Lách to 1 - 2 cm, ít gặp.
2. Các thể lâm sàng.
- Thể điển hình.
- Thể ko sốt: đau HSP, gầy sút.
- Thể sốt kéo dài: sốt kéo dài hàng tháng.
- Thể vàng da: chiếm 30%, là thể nặng.
- Thể ko đau: gan to nhưng ko đau.
- Thể có suy gan: ổ apxe > 50% gan.
- Thể theo kích thước gan: gan ko to hoặc gan quá to.
- Thể apxe gan trái: ít gặp, khó.
- Thể phổi, màng phổi: phản ứng viêm ổ apxe vỡ lên màng phổi.
Biến chứng của apxe gan do amip ?
1. Biến chứng do vỡ ổ apxe.
- Vỡ vào phổi: khạc ra mủ, ộc ra mủ.
- Vỡ vào màng ngoài tim:
+ Ổ apxe ở phân thùy 7, 8, gan trái.
+ BN đột ngột tím tái, khó thở.
+ Nghe tiếng tim mờ, ECG điện thế thấp.
+ Cần chọc hút cấp cứu.
- Vỡ vào ổ bụng gây VPM toàn thể, hoặc khu trú.
- Apxe dưới cơ hoành.
- Vỡ vào thành bụng gây apxe thành bụng.
- Rò ra ngoài, dễ nhầm với viêm cơ, viêm xương sườn.
2. Biến chứng do mưng mủ lâu, kéo dài: suy kiệt, Amylose hóa.
3. Biến chứng bội nhiễm ổ apxe: thường là VK yếm khí, Gr (-) chỉ gặp 1%.
Phương pháp điều trị apxe gan amip ?
1. Điều trị nôi khoa.
Chỉ định: các thể nhẹ, vừa, nặng, đến sớm < 1 tháng.
Nguyên tắc: tiêu diệt amip trong gan và kén trong ruột.
Dùng thuốc chống amíp:
- Các dẫn chất nhóm Imidazol:
+ Tinidazol 1 - 1,5 g/ngày: 8 - 10 ngày.
+ 5 Metronidazol 1,5 - 2 g/ngày: 8 - 10 ngày.
- Dehydrolmetin 1 - 2 mg/kg/ngày hoặc 0,08 g/ngày: 8 - 10 ngày.
- Chloroquin 0,8 g/ngày: 8 - 10 ngày.
- Diệt amip ở ruột: Intetrix 4 viên/ngày: 8 - 10 ngày.
2. Chọc hút mủ.
Chỉ định: điều trị thuốc kháng sinh, đến muộn > 3 tháng, ổ apxe > 10 cm (SA).
3. Phẫu thuật.
Khi có biến chứng, dọa biến chứng, ổ apxe > 18 cm, dùng thuốc, chọc dò ko kết quả.
Trích từ Dany4.info
Đăng nhận xét