Bệnh sỏi mật

Bài viết tương đối dài, mời bạn click vào "tiêu đề" hoặc "đọc thêm..." để xem toàn bộ bài viết

Triệu chứng riêng thể lâm sàng của viêm đường mật do sỏi?
1. Là thể có cơn đau quặn gan điển hình.
- Rất điển hình: Đau, sốt, vàng da (tam chứng Charcot) tái phát nhiều lần.
- Điển hình: Hội chứng tắc mật ko đầy đủ. Đau, sốt, vàng da.
- Điển hình ít: Đau, sốt, vàng da tái phát nhiều lần, hội chứng tắc mật ko biểu hiện trên lâm sàng.

2. Thể ko điển hình.
Là trường hợp ko có cơn đau quặn gan điển hình, hoặc có cơn đau quặn gan điển hình nhưng thiếu các triệu chứng khác:
- Có hội chứng tắc mật (vàng da, gan to, túi mật to) nhưng cơn đau quặn gan ko điển hình hoặc chỉ hơi đau HSP.
- Có cơn đau quặn gan điển hình nhưng lại ko có vàng da, hoặc ko có gan to, ko có túi mật to.

3. Thể theo vị trí sỏi.
- Sỏi bóng Vanter: đầy đủ triệu chứng.
- Sỏi ống mật chủ: đầy đủ triệu chứng.
- Sỏi túi mật và ống túi mật: ko có triệu chứng tắc mật mà chỉ có đau vùng HSP, khám thấy túi mật to và đau.
- Sỏi đường mật lớn trong gan: thường nằm ở ống gan trái, triệu chứng đa dạng nhưng thường sốt nhiều và kéo dài, triệu chứng tắc mật rõ nhưng ko có túi mật to.

4. Thể phối hợp.
Ngoài sỏi mật vẫn có bệnh khác:
- Sỏi mật và xơ gan: thường sỏi túi mật.
- Tan huyết và sỏi mật: tan huyết nhiều và kéo dài thường dẫn đến sỏi mật, thường là sỏi sắc tố.

5. Thể vi sỏi (sạn hoặc bùn mật).
Đau ít, sốt là chủ yếu và hay tái phát, mỗi lần 1-2 tuần. Triệu chứng tắc mật ít gặp, nếu có ko đầy đủ.

6. Thể nghèo hoặc ko triệu chứng.
Có thể sốt nhẹ hoặc đau âm ỉ HSP, có thể chỉ có rối loạn tiêu hóa.


Chẩn đoán sỏi mật ?
1. Triệu chứng lâm sàng điển hình.
- Cơn đau quặn gan, sốt, vàng da.
- Hội chứng tắc mật.
- Tiền sử đau HSP nhiều lần tái phát.
- Khám thấy gan to, túi mật to, Murphy (+).

2. Triệu chứng lâm sàng ko điển hình.
- Cơn đau quặn gan điển hình nhưng ko có vàng da, hội chứng tắc mật ko có hoặc ko rõ ràng.
- Có hội chứng tắc mật nhưng cơn đau quặn gan ko điển hình.
- Người bệnh đến viện với những tình trạng biến chứng như: VPM mật, Shock nhiễm khuẩn, Viêm túi mật cấp, Chảy máu đường mật, Viêm tụy cấp...
Có khi người bệnh đến viện với những biểu hiện rất nhỏ nhưng kéo dài: đau âm ỉ HSP hoặc RLTH ko rõ nguyên nhân.

3. Xét nghiệm.
- Siêu âm và chụp cắt lớp theo tỉ trọng.
+ Thấy hình ảnh trực tiếp của sỏi.
+ Hình ảnh gián tiếp của sỏi qua hiện tượng giãn các đường mật.
- Chụp mật qua da (hay có biến chứng nên chỉ làm khi chuẩn bị phẫu thuật).
- ERCP.
- Các xét nghiệm sinh hóa.
+ Bilirubin trực tiếp tăng.
+ Lipid máu tăng.
+ Cholesterol máu tăng.
+ Phosphatase kiềm tăng.
+ 5 - nucleotidase tăng.
+ Nước tiểu: sắc tố mật (+), Urobilinogen (-).

Chẩn đoán phân biệt sỏi mật với ...
1. Những trường hợp tắc mật.
- U đầu tụy: tắc mật tăng dần, ko sốt, ko đau HSP, (+): SA, CT scanner, MRI.
- Viêm tụy mạn thể tắc mật: mổ thăm dò.
- K bóng Vanter: ERCP, Siêu âm.
- Viêm vi quản mật tiên phát: vàng da, thông tá tràng dịch mật ko thấy tắc.
SA gan ko thấy giãn đường mật.
- (+): sinh thiết gan.

2. Những trường hợp vàng da ko do tắc mật.
- Viêm gan virus.
- Viêm gan mạn tính.
- Biến chứng của loét dạ dày - hành tá tràng.
- Trong 1 số ít trường hợp có thể nhầm với: huyết tán, bệnh Gilbert, bệnh Dubine-Johnson.

3. Những trường hợp đau HSP.
- Giun chui ống mật: (+) ERCP.
- Loét dạ dày - hành tá tràng.
- RL vận động túi mật: ko sốt, ko vàng da, Bilirubin máu ko tăng.
- Viêm tụy mạn, cấp, sỏi tụy.
- K gan.

Các phương pháp điều trị sỏi ống mật chủ ?
1. Chế độ ăn.
2. Điều trị nội khoa.
- Giảm đau.
- Lợi mật.
- Chống nhiễm khuẩn.
- Thuốc tan sỏi.
3. Lấy sỏi qua nội soi.
4. Phá sỏi bằng siêu âm.
5. Điều trị ngoại khoa.

Trích Dany4.info

About this entry

Đăng nhận xét

 

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health


About me | Author Contact | Powered By Blogspot | © Copyright  2008