Giải phẫu siêu âm tim

Bài viết tương đối dài, mời bạn click vào "tiêu đề" hoặc "đọc thêm..." để xem toàn bộ bài viết

1. Các van tim:
1.1 Van 2 lá:
Van 2 lá gồm 2 lá van: lá trước (lá lớn) và lá sau (lá bé), phía thành thất bám vào vòng van, phía dưới được giữ bởi tổ chức dưới van, gồm 2 cơ nhú (trước bên và sau giữa) cùng các dây chằng

Trên SA van 2 lá được thăm dò ở các thiết đồ cạnh ức trục dài, cạnh ức trục ngắn, 4 buồng tim từ mỏm và dưới mũi ức

Trên siêu âm TM:
Van 2 lá đóng mở đều đặn. Trong kỳ tâm trương 2 lá của van di động về 2 phía ngược chiều nhau.

* Lá van trước: (AMP: Anterior Mitral Valve)
Lá van trước mở dạng chữ M trong thì tâm trương nó tạo thành sự liên tục với thành sau gốc đm chủ. Lá trước mở ở điểm D tiếp ngay theo tiếng tim thứ 2 của tâm thanh đồ ghi đồng thời, khi tâm trương lá van này đi ra phía trước rất nhanh đạt độ mở tối đa ở điểm E, sau đó nó có xu hướng đóng đi ra phía sau tạo thành điểm F.

Đoạn EF là thời gian đổ đầy nhanh tâm trương. Nếu tâm trương đủ dài và sự co bóp của nhĩ vẫn chưa xảy ra lá van có khuynh hướng mở lại 1 cách yếu ớt sau điểm F. Tiếp theo sau là sự co bóp của nhĩ làm van 2 lá lại mở lại và mở tới vị trí tối đa ở điểm A. Sau đó nhĩ dãn van bắt đầu đóng trước khi thất thu và đóng hoàn toàn ở điểm C




* Lá van sau: (PMV: Posterior Mitral Valve):
SA lá van sau có biên độ vận động nhỏ hơn và ghi được ửo vị trí giống như lá trước. Vận động của lá sau có hình chữ W (hình ảnh soi gương của lá trứơc)

* Đoạn EF là khoảng thời gian đổ đầy nhanh tâm trương , khi lá van trước vận động nhanh ra phía sau ở vị trí đóng một nửa. Người ta gọi È là tốc độ đóng nhanh tâm trương hay dốc tâm trương .Dốc tâm trương(dốc EF) của van 2 lá bình thường là 100,54±23,76mm/s.

* Đoạn AC: Do nhĩ thu van 2 lá mở lại và mở tối đa ở vị trí A rồi đóng hoàn tàon ở điểm C. Đoạn AC là gaii đoạn đónh nhanh cuối tâm trương vận động thẳng. Biên đọ sóng A trên đường thẳng giữa điểm A và C. BT: 8-24mm. Trường hợp hẹp van 2 lá sóng A rất nhỏ hoặc mất đi

* Biên độ vận động lá trước van 2 lá (DE) bình thường từ 20,18±2,52mm. Biên độ vân động toàn bộ lá trước là đoạn CE tiín tren đường thẳng vuông góc lấy từ điểm C lên

* Biến đổi bệnh lý:
+ Lá trước và lá sau dày vận động song song khi bị hẹp lỗ van 2 lá
+ Đoạn CD lõm xuống ở cuối thì tam thu khi có sa van 2 lá
+ Dốc tâm trương giảm ở người bị hẹp lỗ van 2 lá , người cao tuổi
+ Biên độ sóng E và sóng A gảim ở các bệnh nhân suy tim nặng, chức năng tâm trương thất trái bị rối loạn ( hay có ở bệnh nhân bệnh cơ tim thể giãn)

1.1.2 Trên SA 2D:
Hai lá van và dây chằng thanh mảnh, vận động mở đóng đều đặn trong chu chuyển tim ( mở vào thời kỳ tâm trương, đóng vào thời kỳ tâm thu).

Thiết đồ cạnh ức trục ngắn cắt ngang qua van 2 lá, lỗ van... giúp đánh giá tốt hơn hình thái của van, các mép van và nhất là đo diện tích lỗ van khi hẹp và tìm vị trí hở van trên Doppler màu...

* Hình ảnh SA 2D trong thì tâm trương và tâm thu theo thiết đồ cạnh ức trục dài





* Thiết đồ cạnh ức trục ngắn:


Ghi chú:
TV: van 3 lá; R: right (bên phải); AV: van động mạch chủ; PV: van động mạch phổi; PM: nhú cơ; MV: van 2lá; IVS: vách liên thất; RV: thất phải


* Thiết đồ 4 buồng tim:


* Trên siêu âm Doppler: Dòng chảy từ nhĩ trái xuống thất trái bao gồm 2 thành phần chính: dòng đổ đầy nhanh từ nhĩ trái xuống thất(sóng E) và dòng do nhĩ trái bóp(sóng A)




1.2 Gốc đm chủ (Ao: Aortic root) và van động mạch chủ (AV: Aortic Valve):
- Hướng SA: mặt cắt cạnh ức trái trục dài, cạnh ức trái trục ngắn, mặt cắt qua 5 buồng tim

1.2.1 Van đm chủ:

Bao gồm 3 lá van hình tổ chim:
- Lá van đm vành phải (RCC: Right Coronary Cusp)
- Lá van vành trái (LCC: Left Coronary Cusp)
- Lá van không vành(NCC: Non Coronary Cusp).
3 lá van này mở ra trong dạng hình hộp khi tâm thu các lá van sát gốc đm chủ. Bình thường các lá van này thanh mảnh đóng nhịp nhàng theo chu chuyển tim(mở thì tâm thu và đóng thì tâm trương)

* Trên siêu âm TM:


Siêu âm 2D qua gốc van động mạch chủ theo thiết đồ cạnh ức trái trục ngắn

- Trên SA TM: thành trước và thành sau gốc đm chủđược thấy là 2 đường song song với nhau, di động ra trước trong thưòi kỳ tâm thu và di động ra sau trong thời kỳ tâm trương. Đường kính ngang gốc đm chủ bình thường là 29,97±2,84mm.

Trên SA TM chỉ cắt qua được 2 lá van đm chủ là lá vành phải (phía trên) và lá không vành (phía dưới). Trong thời kỳ tâm trương các lá van của đm chủ đóng lại tạo ra một đường thẳng trong thời kỳ tâm thu chúng mở ra sát thành đm chủ có dạng hình hộp. Tỉ lệ đường kính của nhĩ trái so với đm chủ ở phần gốc khoảng bằng 1

* Siêu âm 2D:
- Mặt cắt cạnh ức trái trục dài: lá van đm vành phải và lá van đm vành trái của AV áp sát vào nhau thành một đường thẳng ở giữa lòng đm chủ ở thời kỳ tâm trương, ở mặt cắt này ta nhìn được xoang Valsalva dánh giá được sự liên tục của vách liên thất với đm chủ thành trước cũng như sự liên tục của thµnh sau đm chủ với lá trước của van 2 lá

- Mặt cắt cạnh ức trục ngắn qua van động mạch chủ:


- SA Doppler: Dòng chảy qua van đm chủ được khảo sát ở mặt cắt 5 buông tim hoặc mặt cắt trục dọc tim từ mỏm. Trên Doppler xung , phổ dòng chảy qua van đm chủ có hình parabol đỉnh quay xuống dưới đường Q

Theo Dany4.info

About this entry

Đăng nhận xét

 

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health


About me | Author Contact | Powered By Blogspot | © Copyright  2008