SHOCK - Cấp cứu thực hành

Bài viết tương đối dài, mời bạn click vào "tiêu đề" hoặc "đọc thêm..." để xem toàn bộ bài viết

I/ CHẨN ĐOÁN:
1. Mặt tím tái, tím đầu chi, trên da có các mảng thâm tím, ấn vào thì nhạt đi và chậm trở lại như cũ.

2. Da lạnh, người lạnh, vã mồ hôi.

3. Mạch nhanh, huyết áp tụt hay kẹt và dao động. Có khi không có mạch, huyết áp.

4. Nhịp thở tăng nhanh.

5. Vô niệu: dưới 30 ml trong 3 giờ đầu.

6. Điện tim: sóng T âm hoặc dẹt, ST âm.

7. Áp lực tĩnh mạch trung tâm: nếu (-) có thể nghĩ đến shock giảm thể tích, hoặc shock nhiễm khuẩn. Cũng có thể tăng hoặc bình thường, có thể nghĩ đến shock do tim (suy tim cấp, chèn ép tim), shock do suy thận, tăng thể tích máu.

II/ XỬ TRÍ:
1. Thở oxy mũi.

2. Đặt ngay cathete tĩnh mạch trung tâm, theo dõi áp lực TM trung tâm.

3. Truyền dịch: bất kỳ loại dung dịch đẳng trương nào có trong tay, không truyền dung dịch ưu trương.

Tốc độ truyền nhanh 500-1000 ml, lúc đầu truyền trong 15-30 phút. Nếu shock do tim hoặc suy thận thì truyền chậm 5-7 giọt/phút để duy trì đường vào tĩnh mạch.

Khối lượng dựa vào áp lực TM trung tâm (ALTMTT) và huyết áp: nếu huyết áp hạ và ALTMTT (-) thì tiếp tục truyền nhanh; nếu huyết áp 60-90 mmHg và ALTMTT (+), trên 7 cm H2O thì giảm bớt tốc độ truyền.

4. Đặt cathete bàng quang theo dõi số lượng nước tiểu làm bilan shock.

5. Nếu huyết áp vẫn không lên, ALTMTT lên quá 7 thì giảm bớt lượng truyền và dịch truyền. Cho vào lọ dung dịch glucose 500ml: noradrenalin 1-2 mg hoặc dopamin 200 mg; duy trì huyết áp tối đa ngoại vi 100 mmHg. Có thể truyền nhiều lần.

Nếu vẫn không có kết quả, truyền tĩnh mạch: dobutamin 5-10mcg/kg/phút hoặc adrenalin 0,03-0,3mcg/kg/phút (đây là liệu pháp cuối cùng).

6. Tiến hành hô hấp nhân tạo nếu rối loạn hô hấp.

7. Kháng sinh nếu shock nhiễm khuẩn.

8. Truyền bicarbonate nếu pH dưới 7,2.

9. Tiêm tĩnh mạch: heparin 100mg nếu có đông máu nội mạch (fibrinogen giảm, tiểu cầu giảm, ethanol (+)), và tiêm lại 50mg sau 6 giờ. Tiêm tĩnh mạch thuốc EAC 4-8g ngày 2-3 lần, fibrin 1-4g ngày nếu chỉ giảm fibrinogen.

10. Truyền máu nếu shock mất nước, mất muối kéo dài. Trong trường hợp đó, cần tìm rõ nguyên nhân để giải quyết sớm: ép tim, chảy máu, dị ứng, sốt rét ác tính, có suy thận, nhiễm khuẩn…

III/ THEO DÕI SHOCK:
A/ DUY TRÌ HUYẾT ÁP:
1. Huyết áp ngoại vi 100 mmHg, ALTMTT dưới 7 cm H2O ở người có huyết áp bình thường trước đây, ví dụ 120/80.

2. Ở người tăng huyết áp thường xuyên, phải duy trì con số bằng 2/3 con số cũ. Ví dụ, nếu huyết áp cũ là 210/120 phải duy trì huyết áp ở mức 150/90 đến 160/100.

3. Ở người thường xuyên hạ huyết áp, bình thường 90/60 phải duy trì khoảng 80/60.

4. Ở người khoảng 60 tuổi, nếu không biết rõ huyết áp trước kia, phải đưa huyết áp lên khoảng 145/90.

B/ THEO DÕI LƯỢNG NƯỚC TIỂU: phải đạt trên 50 ml/giờ.

Tristian_hill - YKVN

About this entry

Đăng nhận xét

 

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health


About me | Author Contact | Powered By Blogspot | © Copyright  2008