Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:
1. Chẩn đoán xác định, chẩn đoán mức độ, chẩn đoán biến chứng của tăng huyết áp.
2. Điều trị được tăng huyết áp.
Nội dung
Nội dung học tập | Phương pháp dạy | Phương tiện | Hoạt động của giảng viên | Hoạt động của sinh viên | Lượng giá |
Mở đầu 1. Chẩn đoán xác định -Hỏi bệnh: + Tiền sử + Thời gian phát hiện + Các triệu chứng: đau đầu, nhìn mờ … - Khám bệnh: + Đánh giá toàn trạng: Huyết áp, mạch + Biến chứng của tăng huyết áp: suy tim , suy thận, tai biến mạch máu não | Thảo luận Bình bệnh án | Bệnh nhân Bệnh án Bệnh nhân, bệnh án | Quan sát Quan sát, kiểm tra | Hỏi, làm bệnh án Thảo luận Thăm khám bệnh nhân, làm bệnh án, Thảo luận nhóm. | Quan sát trực tiếp Quan sát đánh giá. Bảng kiểm. |
3. Xét nghiệm cần thiết: - Điện tim đồ - Xquang tim phổi - Sinh hoá máu: Urê, creatinin, lipid - Khám mắt, thần kinh | Đặt câu hỏi tình huống | Phim X.quang, phiếu xét nghiệm sinh hoá | Kiểm tra | Thảo luận, Làm bài tập | Quan sát Bảng kiểm |
4. Điều trị. - Điều trị hạ áp - Điều trị biến chứng | Bình bệnh án, Nghiên cứu ca bệnh | Bệnh nhân, Bệnh án Thuốc | Hướng dẫn, kiểm tra | Điều trị bệnh nhân, Làm bài tập tình huống | Quan sát trực tiêp |
4. Dự phòng: | Đi buồng, Bình bệnh án, Đóng vai | Tờ rơi, Tranh gấp | Quan sát | Đóng vai | Quan sát trực tiếp |
Tài liệu, Vật liệu, phương tiện dạy/học
1. Tài liệu dạy học
1. Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (2006). Thực tế tốt nghiệp tại cộng đồng (tài liệu dành cho sinh viên).
2. Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (2006). Thực tế tốt nghiệp tại cộng đồng (tài liệu dành cho giảng viên).
2. Tài liệu tham khảo
1. Bệnh học Nội khoa (1998), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Triệu chứng học Nội khoa (1998), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
3. Phạm Tử Dương (2001), Điều trị tăng huyết áp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
4. Trần Đỗ Trinh (1998), Hướng dẫn đọc điện tâm đồ, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
5. Vũ Văn Đính (2001), Cấp cứu Nội khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
3. Vật liệu, phương tiện dạy học
Bệnh nhân, bệnh án, tờ rơi, phác đồ, case study, phim Xquang...
Bảng kiểm:
Bảng kiểm khai thác triệu chứng bệnh nhân tăng huyết áp
Stt | Nội dung | Mục đích | Yêu cầu phải đạt |
1 | Lý do vào viện | Chẩn đoán, tiên lượng | Hỏi được các triệu chứng khiến bệnh nhân vào viện |
2 | Tiền sử: + Thời gian phát hiện bệnh + Biến chứng + Bệnh thận | Chẩn đoán xác định, biến chứng | Xác định được - Thời gian bắt đầu bị bệnh. - Các biến chứng cũ nếu có: + Tai biến mạch máu não + Suy tim + Phù phổi cấp + Nhồi máu cơ tim - Khám phát hiện bệnh thận nếu có |
3 | Quá trình điều trị trước đây + Thời gian + Thuốc + Theo dõi | Tiên lượng | Hỏi được + Có điều trị không? Điều trị từ bao giờ? + Dùng thuốc hạ áp gì? Có dùng thuốc thường xuyên không? + Có theo dõi huyết áp không? |
4 | Triệu chứng kèm theo + Đau đầu + Mờ mắt + Khó thở + Đau ngực + Hồi hộp trống ngực + Tê bì + Tiểu tiện ít + Đi tiểu nhiều lần về đêm | Chẩn đoán biến chứng, nguyên nhân | Xác định: - Có đau đầu không? - Có mờ mắt không? - Có khó thở không? Mức độ khó thở. - Có đau ngực không? Mức độ, tính chất của đau ngực. - Có hay thấy hồi hộp, trống ngực không? - Có thấy cảm giác tê bì ở mặt, tay, chân, thân mình không? Tê bì thường gặp ở 1/2 mặt hoặc 1/2 người trong tai biến mạch máu não - Tiểu tiện bao nhiêu một ngày? Lượng nước tiểu có tương xứng với lượng nước đưa vào? - Biểu hiện khẳ năng cô đặc nước tiểu của thận giảm. |
Bảng kiểm thăm khám bệnh nhân tăng huyết áp
Stt | Nội dung | Mục đích | Yêu cầu phải đạt |
1 | Giao tiếp | Hợp tác của bệnh nhân | Tạo sự tin tưởng và yên tâm |
2 | Khám: - Đo huyết áp - Nghe tim - Khám mạch | Chẩn đoán xác định | Xác định được trị số huyết áp - Quấn băng huyết áp cách nếp gấp khuỷu 2cm, bơm băng huyết áp lên, xả từ từ và xác định trị số huyết áp? Tăng huyết áp là huyết áp tối đa ³ 140 mmHg và hoặc huyết áp tối thiểu ³ 90 mmHg - Nghe tim: tìm tiếng T1 mạnh, thổi tâm thu, loạn nhịp tim. - Tìm dấu hiệu mạch xe điếu |
3 | Các triệu chứng kèm theo: + Mờ mắt + Đau đầu + Phù + Liệt nửa người | Biến chứng, tiên lượng | Xác định được + Có mờ mắt không? + Đau đầu hai bên thái dương, như có mạch đập? + Có phù không? Vị trí? + Giảm vận động hay mất vận động nửa người bên nào? |
Bảng kiểm chỉ định và phân tích xét nghiệm, chẩn đoán biến chứng
Stt | Nội dung | Mục đích | Yêu cầu phải đạt |
1 | Chỉ định xét nghiệm phù hợp: | Xác định biến chứng | Chỉ định và phân tích được các kết quả cận lâm sàng: |
- Điện tim đồ + Dầy thất trái + Thiếu máu cục bộ cơ tim | Điện tim đồ + RV5 + SV1 ³ 35mm + ST chênh | ||
- Xquang tim phổi | - Quai động mạch chủ phồng - Hình tim to | ||
- Soi đáy mắt | Động mạch võng mạc nổi rõ, ngoằn ngoèo, phù gai thị | ||
- Sinh hoá máu + Urê, creatinin + Lipid | - Nếu ảnh hưởng tới chức năng thận creatinin máu tăng - Tăng lipid máu và rối loạn thành phần lipid | ||
- Nước tiểu | Nhận định được giá trị protein niệu. | ||
2 | Xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân | Chẩn đoán nguyên nhân | Phát hiện và phân tích được các kết quả xét nghiệm nếu có |
Nước tiểu | Tìm hồng cầu, trụ, protein | ||
Siêu âm hệ tiết niệu | Tìm u tuyến thượng thận, hẹp eo động mạch thận Thận teo | ||
Siêu âm tim | Tìm: - Hẹp eo động mạch chủ - Hở van động mạch chủ | ||
3 | Chẩn đoán được các bệnh kèm theo + Đái tháo đường + RLCH lipid | Chẩn đoán bệnh kèm theo và tiên lượng | Xác định được các bệnh kèm theo + Đái tháo đường + Rối loạn chuyển hoá lipid |
Bảng kiểm điều trị và tư vấn bệnh nhân tăng huyết áp
Stt | Nội dung | Mục đích | Yêu cầu phải đạt |
1 | Điều trị tăng huyết áp | Điều trị tăng huyết áp | Hướng dẫn được chế độ ăn, lựa chọn thuốc điều trị |
- Chế độ ăn | ăn nhạt | ||
- Thuốc hạ áp + Chẹn bêta giao cảm + ức chế men chuyển + Chẹn kênh canxi + Thuốc giãn mạch + Thuốc tác động lên hệ giao cảm trung ương | + Propranolon, không dùng khi có nhịp chậm, block nhĩ thất, suy tim nặng + Captopril, Enalapril, Prindopril. Không dùng khi có hẹp eo động mạch thận, phụ nữ có thai + Nifedipine, Amlordipine. Không dùng khi có suy tim nặng, block nhĩ thất + Dihydralazine. Dùng tốt khi có suy thận + Methyldopa | ||
- Lợi tiểu + Thiazid + Lợi tiểu quai + Lợi tiểu kháng Aldosterol | + Hypothiazid: Chú ý tác dụng làm giảm kali, tăng đường máu và acid uric + Furosemid: Chú ý gây hạ kali + Aldacton | ||
- An thần | + Seduxen | ||
2 | Chỉ định điều trị biến chứng | Điều trị biến chứng | Xác định, điều trị được các biến chứng |
- Suy tim | + Trợ tim: Digoxin, uabain + Lợi tiểu: Furosemid | ||
- Suy thận mạn | + Hạn chế protid, muối + Đào thải urê + Thận nhân tạo | ||
- Tai biến mạch máu não | Dùng các thuốc tăng tuần hoàn não: + Cerebrolysin + Piracetam + Gliatilin | ||
3 | Điều trị được các bệnh kèm theo: - Đái tháo đường - Rối loạn chuyển hoá lipid | Điều trị bệnh kèm theo | Xác định được các bệnh kèm theo + Chế độ ăn giảm glucid, Sulfamid hạ đường huyết, insulin |
4 | Phòng bệnh: + Chế độ ăn + Tư vấn dùng thuốc, theo dõi huyết áp | Phòng cơn tăng huyết áp, phòng biến chứng | Xác định được các vấn đề cần dự phòng + ăn nhạt + Kiêng các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá + Dùng thuốc thường xuyên theo đơn, theo dõi huyết áp hàng ngày, hàng tuần |
Bài tập dạy/học
Bệnh nhân nam, 60 tuổi đến trạm y tế khám vì lý do đau đầu, hoa mắt chóng mặt. Khám thấy huyết áp 160/100mmHg, không liệt, tiểu tiện bình thường. Bệnh nhân hay xuất hiện khó thở về đêm. Tiền sử bệnh nhân bị tăng huyết áp 5 năm nay.
- Bạn nghĩ tới bệnh nhân này tăng huyết áp mức độ nào?
+ Bệnh nhân có tăng huyết áp, độ I.
+ Bệnh nhân có tăng huyết áp, độ II.
- Trường hợp này bạn xử trí như thế nào? Thái độ xử trí?
+ Điều trị tại tuyến cơ sở (cho thuốc hạ áp, an thần)
+ Chuyển bệnh nhân lên tuyến trên để xác định chẩn đoán
+ Chuyển bệnh nhân lên tuyến trên để điều trị
Đáp án: Bệnh nhân này bị tăng huyết áp độ 2. Có thể điều trị tại tuyến cơ sở. Điều trị theo phác đồ.
lượng giá
1. Công cụ lượng giá
Thang điểm đánh giá kỹ năng hỏi bệnh sử, tiền sử bệnh nhân tăng huyết áp
Nội dung | Điểm chuẩn | Điểm đạt |
Lý do vào viện | 2 | |
Tiền sử: + Thời gian phát hiện bệnh + Biến chứng | 2 2 | |
Quá trình điều trị trước đây + Thời gian + Thuốc + Theo dõi | 2 2 2 | |
Triệu chứng kèm theo + Đau đầu + Mờ mắt + Tiểu tiện ít + Khó thở + Phù | 2 2 2 2 2 | |
Đánh giá cho điểm
+ Không làm, không làm được: 0 điểm
+ Làm chưa đầy đủ, cần hỗ trợ: 1 điểm
+ Làm tốt: 2 điểm
Đánh giá kết quả:
Tổng điểm: 24
12 - 16: Trung bình
15 - 20: Khá
20 - 24: Giỏi
Nội dung | Hệ số | Điểm chuẩn | Điểm đạt |
Giao tiếp | 2 | 2 | |
Khám: + Đo huyết áp + Nghe tim + Khám mạch | 2 | 2 2 2 | |
Các triệu chứng kèm theo: + Mờ mắt + Đau đầu + Liệt nửa người | 1 | 1 1 1 | |
Đánh giá cho điểm:
Không khám: 0 điểm
Khám không hoàn chỉnh, phát hiện triệu chứng không đúng: 1 điểm
Khám đúng, phát hiện triệu chứng đúng: 2 điểm
Đánh giá kết quả:
Tổng điểm: 19
10 - 14: Trung bình
15 - 17:Khá
17- 19: Giỏi
Thang điểm đánh giá kỹ năng chẩn đoán bệnh tăng huyết áp
Nội dung | Hệ số | Điểm chuẩn | Điểm đạt |
Chỉ định xét nghiệm chẩn đoán biến chứng: - Điện tim đồ - Xquang tim phổi - Soi đáy mắt - Sinh hoá máu - Nước tiểu | 2 | 2 2 2 2 2 | |
Xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân - Nước tiểu - Siêu âm tuyến thượng thận - Siêu âm tim | 1 | 2 2 2 | |
Chẩn đoán được các bệnh kèm theo + Đái tháo đường + Rối loạn chuyển hóa lipid | 1 | 2 2 | |
Đánh giá cho điểm:
Không đưa ra được chẩn đoán: 0 điểm
Chẩn đoán chưa chính xác, thiếu triệu chứng: 1 điểm
Chẩn đoán đúng, đủ triệu chứng: 2 điểm
Đánh giá kết quả:
Tổng điểm: 30
15 - 20: Trung bình
21 - 26: Khá
27 - 30: Giỏi
Bảng kiểm đánh giá kỹ năng ra quyết định điều trị tăng huyết áp
Nội dung | Hệ số | Điểm chuẩn | Điểm đạt |
Điều trị tăng huyết áp - Chế độ ăn - Thuốc hạ áp - Lợi tiểu - An thần | 2 | 2 2 2 2 | |
Chỉ định điều trị biến chứng - Suy tim - Suy thận mạn - Tai biến mạch máu não | 1 | 2 2 2 | |
Điều trị được các bệnh kèm theo: - Đái tháo đường - Rối loạn chuyển hoá lipid | 1 | 2 2 | |
Phòng bệnh: - Chế độ ăn, nghỉ, hoạt động thể lực - Tư vấn dùng thuốc, theo dõi huyết áp | 2 | 2 2 | |
Đánh giá cho điểm:
Không ra quyết định: 0 điểm
Ra quyết định chưa chính xác, thiếu: 1 điểm
Quyết định đúng, đủ yêu cầu: 2 điểm
Đánh giá kết quả:
Tổng điểm: 34
17 - 23: Trung bình
24 - 30: Khá
31 - 34: Giỏi
2. Phương pháp
Quan sát sinh viên thực hiện các nội dung theo mục tiêu của chủ đề, đánh giá mức độ hoàn thành các chỉ tiêu.
3. Thời gian
Lượng giá khi hướng dẫn sinh viên hỏi bệnh, thăm khám và điều trị bệnh nhân.
Tổ chức dạy/học
1. Sử dụng kế hoạch bài giảng
Giảng viên sử dụng kế hoạch bài giảng để giảng dạy đảm bảo thời gian đã phân bổ, sử dụng các phương pháp, phương tiện, thực hiện các hoạt động đã dự kiến để hoàn thành việc dạy/học cho từng phần của bài học. Trong quá trình dạy/học giảng viên có thể linh hoạt vận dụng các tình huống, câu hỏi, hoạt động dạy/học phù hợp, cập nhập thực tế nhằm đạt được mục tiêu với chất lượng và hiệu quả cao
Sau bài giảng, giảng viên sẽ hỏi, yêu cầu sinh viên thực hành lại hoạt động lâm sàng, giảng viên căn cứ vào bảng kiểm lượng giá để đánh giá kỹ năng của sinh viên.
Thời gian lượng giá vào cuối mỗi chủ đề. Tùy theo mỗi chủ đề dài hay ngắn mà phần lượng giá tương ứng
2. Tổ chức thảo luận nhóm, đóng vai...
Tổ chức dạy/học tại phòng, giảng viên giảng trực tiếp trên người bệnh về cách thăm khám, phát hiện triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Tại hội trường, giảng đường của khoa, giảng viên cho sinh viên thảo luận nhóm về những vấn đề thực hành trên bệnh nhân.
Hướng dẫn tự học, tự nghiên cứu, vận dụng thực tế
1. Hướng dẫn sinh viên tự học, tự nghiên cứu
- Đọc trước tài liệu, đặt câu hỏi khi thảo luận nhóm, đặt câu hỏi thắc mắc với giáo viên.
- áp dụng lý thuyết vào thực tế lâm sàng trong việc hỏi bệnh sử, tiền sử, nhằm phát hiện các yếu tố môi trường, xã hội tác động tới bệnh nhân tăng huyết áp.
- Trên cơ sở thực tế đưa ra cách điều trị, biện pháp quản lý, theo dõi và phòng bệnh tăng huyết áp phù hợp ở bệnh viện và cộng đồng.
- Tư vấn cho bệnh nhân và gia đình về thực hiện chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt và lao động hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tăng huyết áp.
2. Vận dụng thực tế
Chẩn đoán tăng huyết áp dễ vì chỉ cần đo huyết áp. Chẩn đoán nguyên nhân, biến chứng, phân độ rất cần thiết cho điều trị và tiên lượng. Vì vậy trước một bệnh nhân tăng huyết áp cần làm:
- Khai thác các yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp.
- Chẩn đoán và phân độ tăng huyết áp.
- Chọn thuốc điều trị cụ thể, hợp lý (Phù hợp với bệnh và với điều kiện bệnh nhân và với điều kiện bệnh viện).
- Tư vấn điều trị phải làm cho bệnh nhân đánh giá đúng mức độ nguy hiểm của bệnh. Cần dùng thuốc suốt đời, cần được theo dõi thường xuyên tại cơ sở y tế.
Đăng nhận xét