Gãy chân

Xử trí gãy xương cẳng chân

Các xương dài, gối và bàn chân thường bị chấn thương khi chơi thể thao. Ở cẳng chân có hai xương dai. Xương chày (xương ống chân) nằm sát bề mặt và nếu bị gãy thì xương gãy có thể làm rách da, tạo gãy xương hở. Xương mác ở sau xương chày va khó gãy hơn và ít khi ảnh hương rõ dến khả năng đi lại. Gối là một khớp phức tạp có thể bị tổn thương khi gãy xương bánh chè, trật khớp, bong gân và tổn thương (mô) sụn. Ít khi chỉ gãy đơn độc một xương ở bàn chân, va chạm xô đẩy thường gây ra gãy nhiều xương nhỏ ở bàn và ngón chân.

Xử trí gãy các xương dài ==>

1. Giúp người bị nạn ở tư thế thoải mái nhất – thường là nằm xuống.

2. Thám sát cẩn thận chỗ bị thương để xem có vết gãy hở không. Nếu có vết thương, nhẹ nhàng che nó lại bằng gạc vô trùng hoặc loại vải sạch không có lông tơ, băng quanh chỗ gãy và cột vừa chặt nhưng đúng vị trí.

Tốt nhất là một người bị gãy chân nên được chở tới bệnh viện bằng xe cứu thương, do đó xử trí cho hầu hết các trường hợp chỉ là nâng đỡ liên tục và giữ cho bất động.

• Nhẹ nhàng nâng chân bị thương tại vị trí trên và dưới chỗ gẫ. Đặt đệm lót như nệm hay vải phủ quanh chỗ bị thương.

• Nếu bạn đã được huấn luyện trước thì có thể áp dụng kéo nắn xương để giảm đau cũng như giảm nguy cơ tổn thương tuần hoàn máu.

• Điều trị sốc.
- Xương bánh chè.
- Xương mác.
- Xương chày.
- Xương sên.
- Khối xương bàn chân.

Xương bánh chè đặc biệt dễ bị tổn thương.

• Nhẹ nhàng khám chân để xác định tổn thương.
• Đặy đệm lót giữa hai chân để bất động.
• Nhẹ nhàng cột hai chân tại mắt cá.
• Nâng đỡ chân ở bên trên chỗ gãy.

About this entry

Đăng nhận xét

 

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health


About me | Author Contact | Powered By Blogspot | © Copyright  2008