Mức lọc máu cầu thận (GFR) và cách phân chia các giai đoạn suy thận

GFR - mức lọc máu cầu thận là một cách tính để xem chức năng thận còn được bao nhiêu phần trăm, trong việc loại bỏ chất độc hại trong máu. Gần đây, các nhà khoa học đã tìm ra cách tính GFR mà không cần phải tiêm chích hoặc lấy nước tiểu, cách tính này dựa vào chỉ số Creatinine trong xét nghiệm máu.

Creatinine là một chất thải mà máu tạo ra trong khi phân chia các tế bào trong quá trình hoạt động. Thận khoẻ mạnh bình thường sẽ nhận Creatinine loại ra từ máu và đưa vào nước tiểu để chuyển ra ngoài cơ thể. Khi thận không hoạt động tốt, creatinine sẽ tích tụ trong máu.

Trong phòng xét nghiệm, máu sẽ được lấy để xét nghiệm xem có bao nhiêu mi-li-gam Creatinine trong một đê-xi-lít máu (mg/dL).

Mức Creatinine trong máu có thể thay đổi, mỗi một phòng xét nghiệm để một mức tiêu chuẩn bình thường riêng, nhưng thông thường để ở mức 0.6-1.2mg/dL. Nếu mức Creatinine của bạn chỉ hơi cao hơn mức này một chút, bạn có thể không thấy mệt mỏi gì, nhưng kết quả xét nghiệm đó cũng cho thấy dấu hiệu thận của bạn không hoàn toàn khoẻ.

Một công thức khác để định lượng chức năng thận đặt mức Creatinine ở nam giới là 1.7mg/dL và nữ giới là 1.4mg/dL, nghĩa là chức năng thận còn 50%. Tuy nhiên, như đã nói, mức Creatinine có thể thay đổi và cũng bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn, nên GFR thường chính xác hơn với bệnh nhân chức năng thận đã bị suy giảm, và dùng GFR để đánh giá mức độ suy giảm.

Cách tính GFR mới kết hợp cả cân nặng, tuổi tác, và thậm chí một số giá trị khác như giới tính, sắc tộc. Một vài phòng thí nghiệm chỉ tính GFR khi kết quả Creatinine do chính phòng thí nghiệm đó đo được.

Các giai đoạn suy thận
Chỉ số GFR của bạn là thông số quan trọng để xác định chức năng thận. Vào năm 2002, Hiệp hội thận quốc gia (Mỹ) đã đưa ra hướng dẫn để xác định giai đoạn suy thận, và chia ra thành 5 giai đoạn chính, dựa vào GFR - mức lọc máu cầu thận.

Nguy cơ bị suy thận. Nếu GFR là 90 hoặc cao hơn một chút thì vẫn được coi là bình thường. Kể cả có GFR ở mức bình thường, bạn vẫn có nguy cơ bị suy thận nếu bạn bị tiểu đường, huyết áp cao, hoặc gia đình có tiền sử bị bệnh thận. Nguy cơ càng tăng cao nếu: tuổi từ 65 trở lên sẽ có nguy cơ cao gấp đôi những người ở độ tuổi 45-64; những người Châu Mỹ cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những sắc tộc khác.

Giai đoạn 1: Thận bị tổn thương, GFR bình thường (90 hoặc cao hơn). Thận có thể bị tổn thương trước khi chỉ số GFR giảm. Trong giai đoạn đầu, mục tiêu chữa trị là giảm tiến triển bệnh, và giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Giai đoạn 2: Thận bị tổn thương nhẹ, GFR giảm (60 đến 89). Khi chức năng thận bắt đầu suy giảm, các bác sỹ có thể ước tính tiến triển của suy thận và tiếp tục chữa trị để giảm nguy cơ các biến chứng khác.

Giai đoạn 3: GRF giảm (30 đến 59). Khi suy thận đã tiến triển đến mức này, thiếu máu và các bệnh về xương có thể xuất hiện.

Giai đoạn 4: GFR giảm nghiêm trọng (15 đến 29). Tiếp tục chữa trị các biến chứng do suy thận gây ra, bắt đầu phải tính đến các biện pháp chữa trị để thay thế cho thận bị hư tổn. Mỗi một phương pháp chữa trị đòi hỏi có một sự chuẩn bị trước. Nếu bạn chọn chạy thận nhân tạo - lọc máu thẩm tách, bạn cần phải làm phẫu thuật cầu tay. Nếu chọn lọc máu màng bụng, bạn cũng cần đặt ống catheter.

Giai đoạn 5: Suy thận hoàn toàn (GFR thấp hơn 15). Khi thận không còn hoạt động nữa, bạn cần phải lọc máu hoặc cấy ghép thận mới.

Ngoài kiểm tra GFR, một số xét nghiệm khác cũng cần được làm như xác định mức phốt-pho, ka-li trong máu để bác sỹ có thể đưa ra một phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo cách phân chia Giai đoạn suy thận của hãng thuốc Ketosteril:

Giai đoạn bệnh
Biểu hiện
Giai đoạn 1: Giai đoạn còn bù đầy đủ
Tổn thương chức năng thận đã có thể đánh giá được. Tuy nhiên thận vẫn đủ năng lực để thải trừ các chất độc hại
Mức lọc máu cầu thận: 70-50ml/phút
Creatinine máu <133mmol/l (<1,5mg%)

Giai đoạn 2 Giai đoạn chỉ bù được một phần
Thận không còn khả năng thải trừ toàn bộ chất giáng hóa từ protein. Các chất độc hại tích tụ trong cơ thể một cách vừa phải nhưng chưa có triệu chứng lâm sàng.
Mức lọc máu cầu thận: 10-40ml/phút
Creatinine máu <133-710mmol/l (1,5-8mg%)

Giai đoạn 3 Giai đoạn mất bù
Các chất độc hại tích tụ trong cơ thể với mức khá cao và khả năng thải trừ nước của thận cũng bị suy giảm.
Các triệu chứng rõ ràng của suy thận như uể oải, mệt mỏi, chán ăn, khó chịu và nôn mửa xuất hiện.
Mức lọc máu cầu thận: 5-10ml/phút
Creatinine máu <710-1064 mmol/l (8-12mg%)

Giai đoạn 4 Giai đoạn cuối
Đây là giai đoạn cuối cùng của bệnh. Cần phải thay thế các biện pháp ăn kiêng thông thường bằng các biện pháp tích cực thích hợp khác. Các biện pháp này bao gồm lọc máu và ghép thận.
Mức lọc máu cầu thận: <5ml/phút
Creatinine máu >1064 mmol/l (>12mg%)

Theo http://kidney.niddk.nih.gov & Ketosteril

Dấu hiệu của suy thận có thể do sự tích tụ các chất độc hại trong cơ thể:

Có vị tanh trong miệng hoặc hơi thở hôi

Choáng váng, buồn nôn và nôn

Mất cảm giác ngon miệng

Ác cảm với protien (không muốn ăn thịt)

Khó tập trung

Bị ngứa ngoài da

Dấu hiệu của suy thận do tích tụ nước trong cơ thể:

Giữ nước, phù ở mặt, chân hoặc tay

Khó thở, hụt hơi (do có nước ở trong phổi)

Dấu hiệu của suy thận có thể do thận bị tổn thương:

Đi tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường

Nước tiểu có bọt hoặc bong bóng (có thể thấy khi có protien trong nước tiểu)

Máu trong nước tiểu (nhìn thấy qua kính hiển vi)

Dấu hiệu của suy thận có thể do thiếu máu (thiếu hồng cầu):

Mệt mỏi

Yếu sức

Luôn thấy lạnh

Khó thở

Lú lẫn

Thích nhai đá lạnh, hồ cứng (còn gọi là chứng thích ăn dở)

Nếu bạn có bất kể triệu chứng nào kể trên, bạn cần đến gặp bác sỹ để bác sỹ sẽ kiểm tra cẩn thận hơn và xét nghiệm chức năng thận cho bạn.

Một số xét nghiệm bác sỹ có thể yêu cầu làm:

Xét nghiệm nước tiểu, sẽ lấy mẫu nước tiểu của bạn để kiểm tra protein, máu và bạch cầu xem có trong nước tiểu không (bình thường thì không có những chất này)

Xét nghiệm máu xem creatinine và BUN, là những chất thải mà thận khoẻ mạnh sẽ loại bỏ khỏi máu, nếu có mặt trong mẫu máu của bạn nghĩa là thận đã không loại bỏ được

Thông thường, bệnh thận thường không có nhiều dấu hiệu, nhưng nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào trong số dấu hiệu đã kể trên, bạn phải đến gặp bác sỹ để xem xét cẩn thận hơn. Hãy ghi lại các dấu hiệu mà bạn đã có, theo dõi và đưa cho bác sỹ. Hãy tìm hiểu nhiều thông tin hơn để loại trừ bệnh và nếu có bị bệnh, khi được phát hiện sớm, bạn có thể thực hiện các cách làm chậm tiến trình phát triển bệnh.

Làm gì để làm chậm tiến trình phát triển bệnh?

Có rất nhiều cách để làm chậm tiến trình phát triển bệnh hay ngăn chặn không để xảy ra suy thận mãn, đặc biệt là khi bệnh mới bị ở giai đoạn đầu. Những cách đó bao gồm:

Kiểm soát huyết áp

Giữ huyết áp của bạn ở mức 125/75 hoặc thấp hơn nếu bạn bị tiểu đường hoặc/và có protien trong nước tiểu.

Giữ huyết áp ở mức 130/85 hoặc thấp hơn nếu bạn có dấu hiệu bị bệnh thận nhưng không bị tiểu đường.

Có hai loại thuốc huyết áp làm giảm hoạt động của Angiotensin (là proâtein trong máu, enzyme này làm tăng sản sinh andosterone từ vỏ thượng thận), là một chất có thể làm tăng quá trình phát triển bệnh thận.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, thuốc chữa huyết áp ACE và ARBs có thể giúp làm chậm tiến tình phát triển bệnh thận ở bệnh nhân tiểu đường, kể cả khi họ không bị huyết áp cao. Tên phổ biến của loại thuốc này là captopril, enalapril, và lisinopril. Một số loại ARBs phổ biến là losartan, candesartan, và valsartan.

Kiểm soát đường huyết

Nếu bạn bị tiểu đường, kiểm soát đường huyết chặt chẽ là cách làm chậm tiến trình phát triển bệnh thận.

Giữ mức huyết cầu tố (hemoglobin A1c), là mức để đo đường huyết trong khoảng thấp hơn 6.5%.

Để đạt mức Glucoza huyết kiểm soát, bạn sẽ cần kiểm soát mức đường huyết trước để tránh bị giảm glucoza huyết.

Bạn có thể phải tiêm insulin thường xuyên hay dùng thuốc. Hãy hỏi bác sỹ cụ thể và theo sát phác đồ điều trị.

Phục hồi những tổn thương

Ở một vài trường hợp, bệnh thận có thể được chữa khỏi. Nếu bạn có một bất thường làm cản dòng chảy của nước tiểu, phẫu thuật có thể chữa khỏi hoàn toàn. Nếu bạn bị viêm nhiễm đường tiết niệu, dùng kháng sinh sẽ khỏi.

Nếu tổn thương do ảnh hưởng bởi các loại thuốc do bác sỹ kê đơn hay do bạn tự mua thuốc uống, bác sỹ có thể cho bạn những loại thuốc khác ít ảnh hưởng đến thận. Nếu bạn bị bệnh thận và cần phải uống kháng sinh, bạn có thể nói với bác sỹ và bác sỹ sẽ cho đơn thuốc không ảnh hưởng đến thận của bạn.

Một vài bệnh, như viêm thận, viêm tiểu cầu, lupus có thể làm tổn thương thận khi hệ miễn dịch của bạn phản ứng quá mạnh và viêm nhiễm xuất hiện. Ở một vài trường hợp, có thể làm chậm tiến trình phát triển bệnh bằng cách kiểm soát hệ miễn dịch với steroid hoặc/và một số loại thuốc khác.

Hút thuốc làm yếu tố nguy cơ cao và càng đẩy nhanh tiến tình phát triển bệnh, vì vậy cần bỏ thuốc lá ngay nếu bạn đang hút thuốc. Tránh dùng quá nhiều thực phẩm chứa nhiều protein và phốt-pho.

Ăn kiêng và các loại thuốc

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ăn kiêng và một số loại thuốc có thể làm chậm tiến trình phát triển bệnh, ví dụ như:

Dầu cá trong điều trị bệnh thận IgA

Thuốc Pirfenidone trong trị bệnh xơ cứng tiểu cầu (FSGS)

Dùng nhiều thực phẩm chứa các chất chống ô-xy hoá hay Vitamin bổ sung

Ngoài ra, việc duy trì lối sống lành mạnh cũng giúp bạn giảm nguy cơ bệnh, như là giảm béo, tập thể dục đều đặn, giữ đời sống cân bằng, ăn nhạt, không uống các đồ uống có cồn.

Theo www.davita.com

About this entry

Đăng nhận xét

 

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health


About me | Author Contact | Powered By Blogspot | © Copyright  2008