Bỏng

Bỏng là một vấn đề thường gặp trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Hậu quả của bỏng rất lớn, vì vậy cần hiểu và chú ý xử trí đúng nhằm hạn chế biến chứng của nó gây ra

Đại cương

Tổn thương do các hoá chất gây ra khi tác dụng trên da và niêm mạc phụ thuộc vào:

- Đặc tính hoá học và vật lý của hoá chất.

- Nồng độ hoá chất.

- Thời gian tác dụng.

- Đặc điểm vùng cơ thể bị.

- Cách thức và thời gian được cứu chữa kỳ đầu.

Trong thời bình, tỷ lệ bỏng hoá chất chiếm khoảng 5-6% trong các loại bỏng. Trong quân đội và trong chiến tranh còn bị bỏng do các nhiên kiệu lỏng của tên lửa và các hoá chất quân sự gây loét rộp da. Một số hoá chất khi tác dụng trên da và niêm mạc còn ngấm theo đường mạch máu vào cơ thể và có thể dẫn tới tử vong.

Các hoá chất gây tổn thương bỏng gồm:

- Dung dịch các axit mạnh.

- Muối một số kim loại nặng.

- Dung dịch các chất bazơ mạnh.

I. BỎNG AXIT:

Thường gặp bỏng do 2 nhóm chính: axit kim loại và axit hữu cơ.

A. Cơ chế gây bỏng:

Khi axit tiếp xúc với da sẽ làm ngưng kết protein của mô và hút nước của tế bào, hoá hợp với protein thành protein axit. Nồng độ axit càng đậm đặc và thời gian tiếp xúc kéo dài thì hiện tượng ngưng kết càng nhanh và mạnh, bỏng càng sâu.

B. Đặc điểm lâm sàng:

1. Đau rát, nóng khi bị. Trạng thái đau xuất hiện muộn. Nếu là các dung dịch axit loãng, đau kéo dài vài ngày.

2. Tổn thương bỏng thường xuất hiện dưới hình thể các vết mầu khác nhau tuỳ loại axit.

- Bỏng axit H2SO4 mầu xám rồi thành mầu nâu.

- Bỏng HNO3 lúc đầu mầu vàng rồi chuyển thành mầu sẫm.

- Bỏng HCL mầu vàng nâu.

- Bỏng axit Tricloroaxetic: mầu trắng.

- Bỏng axit Flohydric: mầu đỏ với hoại tử ở trung tâm.

- Bỏng axit Phenic: mầu xanh sẫm hoặc mầu vàng đỏ

3. Tổn thương bỏng axit có hình giọt nước chảy hoặc vết mực rơi hoặc thành một đám hoại tử khô. Vết bỏng lúc đầu không có viền viêm đỏ bao quanh, nhưng từ ngày thứ 12 trở đi xuất hiện viêm xung huyết phù nề bao quanh.

4. Bỏng nông do axit: ngày thứ 4-10 lớp hoại tử của thượng bì sẽ bong, lộ một nền biểu mô non hoặc mô hạt có các đảo biểu mô. Da non hoặc sẹo bỏng mầu hồng hoặc thẫm màu hơn da lành. Bỏng trung bì thường dễ lành sẹo lồi.

5. Bỏng sâu do axit: Khi khám thấy vết bỏng lõm xuống so với vùng da lành xung quanh. Vết bỏng mất cảm giác hoàn toàn, phù nề phất triển mạnh và kéo dài.

Hoại tử bỏng rụng từ ngày thứ 18-30 trở đi. Mô hạt hình thành.

6. Một số axit gây độc cho cơ thể như axit focmic, axit cromic, axit muriatic, axit sunfuric.

C. Cách sử trí và điều trị:

Phải được tiến hành ngay sau khi bị bỏng:

- Nếu axit dính vào quần áo và giầy dép nhanh chóng cởi bỏ quần áo vào giầy dép.

- Dùng nhiều nước lạnh dội lên vùng bỏng hoặc ngâm vùng bỏng vào nước để hoà loãng nồng độ axit vơí thời gian trên 10-15 phút và nếu bị bỏng do axit hydroflohydric thì ngâm rửa nước lạnh phải dài thời hạn hơn, sau đó dùng thuốc để trung hoà.

- Trung hoà axit bằng dung dịch Natri bicacbonat 10-20%, nước xà phòng, nước vôi nhì 5% có thể dùng bột phấn viết, xà phòng đánh răng, bột hydroxyt magie rắc hoặc xoa trên tổn thương bỏng.

Đối với một số loại axit: sau khi dùng dung dịch kiềm:

- Axit hydroflohydric: dùng bột Sulphat magie rắc vào vết bỏng và tiêm canxi glueonat vào vết bỏng và tiêm canxi glueonat vào dưới vết bỏng.

- Axit cacbolic: dùng dầu thảo mộc, glycerin, rượu cồn.

- Axit phenic, phenol: dùng dầu thảo mộc băng lại.

Nếu bệnh nhân uống phải axit thì xúc miệng bằng Natricacbonat 5% sau đó cho uống nước lòng trắng trứng gà, số lượng tuỳ theo lượng axit uống vào nhiều hay ít. Không nên uống Natricacbonat 5% có thể gây chướng khí làm giãn dạ dày cấp hoặc có thể thủng dạ dày và ống tiêu hoá.

Cũng không nên đặt thông vào dạ dày để rửa vì có thể làm thủng dạ dày.


II. BỎNG BAZƠ:

A. Cơ chế gây bỏng:

1.Làm tan rã protein các mô và kết hợp với các protein đã bị lỏng ra thành proteinat kiềm.

2. Tạo ra một quá trình xà phòng hoá với các chất béo của một tế bào cơ thể.

- Vôi sống (CaO) khi gặp nước (H2O) tạo thành vôi tôi Ca(OH)2 quá trình phản ứng nhiệt (nhiệt độ tới 150oc) và vôi tôi là một bazơ mạnh (pH: 13,1).

- Amonihydroxit (NH4OH: khi hít thở nhiều khí amoniac (NH3) sẽ hội chứng phù nề thanh khí quản và dẫn tới phù phổi cấp.

B. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG:

a.
Hình thái tổn thương hay gặp:

1. Nốt phồng trên nền da xung huyết, phù nề.

2. Hoại tử ướt màu xám.

3. Bỏng nông và bỏng sâu xen kẽ.

4. Đau nhức kéo dài, biến chứng nhiễm khuẩn, viêm mủ thường gặp nhiễm khuẩn mủ xanh.

b. Triệu chứng toàn thân:

1. Ngay sau khi bỏng phải rửa hoặc ngâm vào nước sạch để hoà loãng nồng độ bazơ.

2. Sau khi dùng nước rửa, sử dụng các dung dịch axit như axit axetic 6%, dung dịch amoniclorua (NH4Cl) 5%, axit boric. Nếu không có dung dịch trên dùng nước dấm, nước chanh, nước đường 20%.

Bỏng do vôi tôi: sau khi dùng dung dịch axit boric 3% để rửa phải dùng dung dịch amoniclorua 10% rửa sạch các vết vôi tôi còn sót lại. Sau đó băng bằng axit boric 3%.

3. Điều trị toàn thân. Cần điều trị dự phòng sốc, lợi niệu, kháng sinh liều cao, truyền máu dịch thể.

III. MỘT SỐ LOẠI BỎNG KHÁC:

Bỏng do nhựa đường nóng: Dùng hỗn hợp dầu thảo mộc (3 phần) và dầu hoả (1 phần) để lau rửa sạch nhựa đường nóng lỏng dính vào da. Lau vùng mặt, cổ, ngực để người bị bỏng dễ thở rồi lau tiếp các vùng khác.



(Theo benhhoc.com)


About this entry

Đăng nhận xét

 

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health


About me | Author Contact | Powered By Blogspot | © Copyright  2008