BỆNH CƯỜNG NĂNG TUYẾN GIÁP

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do nồng độ thyroxin tiết ra quá thừa. Nguyên nhân dẫn đến rối loạn này chưa rõ.

Bệnh xuất hiện chủ yếu vào tuổi dậy thì (80% các trường hợp), trẻ gái có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 6 lần trẻ trai.

Chẩn đoán

1/ Các triệu chứng lâm sàng: rối loạn thần kinh trung ương và thực vật: như rối loạn cảm xúc, cáu kỉnh, dễ bị kích thích, không tập trung được tư tưởng, bỏ dở học hành. Rối loạn vận động, không ngồi yên, run tay, thân nhiệt tăng, vã nhiều mồ hôi, tay ẩm ướt.

- Rối loạn hệ thống tim mạch: nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, huyết áp thay đổi, tăng cao thì tâm thu nhưng giảm thấp thì tâm trương. Có thể phát triển đến khó thở, suy tim.

- Tuyến giáp to, có thể nhìn thấy, sờ thấy từ độ I-III, đôi khi có nhân. Nghe thấy tiếng thổi tại bướu.

- Dấu hiệu mắt: mắt lồi ở phần lớn trường hợp.

2/ Các xét nghiệm dương tính gồm:

- Chuyển hóa cơ bản tăng

- Nồng độ cholesteron máu giảm

- Glucoza máu có thể cao và Glucoza niệu dương tính

- Tế bào lympho tăng trong máu

- Nồng độ thyroxin máu tăng cao 12-20 mcg/100ml

- Ðộ tập trung iot thường trên 50%

Ðiều trị

1/ Ðiều trị đặc hiệu: dùng thuốc kháng giáp MTU hoặc Methimazon

2/ Ðiều trị hỗ trợ: cần cho thuốc an thần, trợ tim, giảm huyết áp. Quan tâm đến chế độ ăn, ăn nhiều đạm, giàu năng lượng và sinh tố. Kết hợp nghỉ ngơi, yên tĩnh, tránh các yếu tố tâm lý kích thích.

3/ Ðiều trị phẫu thuật: khi có triệu chứng tái phát, sau khi đã được điều trị nội khoa đầy đủ, có thể chỉ định cắt bỏ một phần tuyến giáp.

theo http://www.cimsi.org.vn

About this entry

Đăng nhận xét

 

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health


About me | Author Contact | Powered By Blogspot | © Copyright  2008