Chụp cộng hưởng từ (MRI)

I.Giới thiệu

- Cộng hưởng từ hay MRI là kỹ thuật hình ảnh, sử dụng từ trường và sóng tầng số Radio (sóng RF) để ghi hình một cách chi tiết các cấu trúc bên trong cơ thể. Cộng hưởng từ không sử dụng bức xạ điện từ như trong chụp X quang hay CT nên hoàn toàn vô hại với cơ thể.

- Cộng hưởng từ cho hình ảnh chất lượng cao có độ phân giải & độ tương phản tốt, giúp Bác sỹ đánh giá chi tiết các phần cơ thể và chẩn đóan bệnh lý chính xác tốt hơn so với các kỹ thuật hình ảnh khác như Siêu âm, X quang và CT.

- Hệ thống máy cộng hưởng từ gồm một lồng dạng hình ống tạo bên trong gồm các cuộn dây để tạo ra từ trường, một bàn máy để bệnh nhân vào lồng máy và bàn điểu khiển được đặt trong phòng kỹ thuật, nơi điều khiển các họat động của của tòan bộ hệ thống.

Image

Hệ thống máy chụp cộng hưởng từ

II. Ứng dụng của cộng hưởng từ: Cộng hưởng từ giúp chẩn đoán các bệnh lý

1. Vùng đầu

Image- U não, đặc biệt là các u nhỏ

- Dị dạng não

- Các bệnh lý mạch máu não & cổ

- Đột quỵ

- Bệnh lý mắt và tai trong.

- Bệnh lý tuyến yên

- Một số trường hợp chấn thương sọ não

- Các bệnh lý mạn tính hệ thần kinh như xơ hóa rải rác

2. Vùng mặt và cổ

- Các khối u vùng mặt cổ như u vòm hầu, u mũi xoang, u vùng miệng và tuyến nước bọt, u hạ hầu, thanh quản.

- Bệnh lý hạch vùng cổ.

- Bất thường mạch máu vùng cổ.

Image3. Ngực

- Chẩn đóan các khối u lồng ngực

- Đánh giá chính xác giai đọan của các khối ung thư

- Đánh giá tốt các khối hạch trung thất.

- Đánh giá dòng chảy mạch máu lớn và tim.

4. Tuyến vú

Image- Cộng hưởng từ là phương tiện rất nhạy trong trong phát

hiện và chẩn đóan ung thư tuyến vú tuyến vú ở giai đọan sớm.

- Phân biệt u vú lành tính hay ác tính.

- Đánh giá giai đọan của khối u

- Theo dõi ung thư vú sau điều trị phẫu thuật hoặc xạ trị.

- Là phương tiện rất tốt để khám nghiệm tuyến vú ở những

- Người được cấy ghép tuyến vú.

Image5. Tim

- Đánh giá cấu trúc & chức năng cơ tim,

các van tim và mạch máu lớn.

- Đánh giá hệ động mạch vành.

- Giúp tiên lượng mức độ hồi phục sau điều trị của bệnh tim.

6. Vùng bụng và chậu

- Đánh giá rất tốt các cơ quan trong bụng và chậu như: gan, đường mật, tụy, lách, thận.

- Chẩn đóan các bệnh lý tử cung & buồng trứng ở nữ.

- Chẩn đóan các bệnh lý tinh hòan, túi tinh ở nam giới.

- Các bệnh lý mạch máu như phình động mạch, tắc hẹp động mạch, huyết khối hay giãn tĩnh mạch.

Image7. Chụp cơ, xương, khớp

- Chẩn đoán các bệnh lý về khớp như: thóai hóa khớp, viêm khớp

- Chẩn đoán các u xương, khớp, các cơ.

- Chẩn đoán các bất thường sau chấn thương như: rách dây chằng, đứt gân cơ, rách hay giãn bao khớp.

- Các bệnh lý nhiễm trùng hay tụ máu cơ, xương, khớp

Image

8. Cột sống: MRI được xem là phương tiện chẩn đóan tốt các trường hợp đau cột sống cổ, ngực, thắt lưng

- Chẩn đóan các thoái hóa đĩa đệm, thóat vị đĩa đệm, đánh giá chèn ép tủy sống, rễ thần kinh.

- Đánh giá bất thường giải phẫu & các bệnh lý bẩm sinh.

- Đánh giá các bất thường giải phẫu, bệnh lý bẩm sinh cột sống.

- Chẩn đoán các u cột sống, giúp chẩn đóan di căn xương sống ở giai đọan sớm.

- Chẩn đóan các bệnh lý trong ống sống như tụ máu, u trong ống sống.

- Chẩn đóan bệnh lý tủy sống: u tủy, viêm tủy, bệnh chất trắng tủy

III. Chuẩn bị trước khi chụp cộng hưởng từ

- Khi đi chụp cộng hưởng từ, quý vị không cần chuẩn bị gì trước. Nên mang theo các kết quả xét nghiệm, siêu âm, phim x quang và CT có trước để Bác sỹ cộng hưởng từ tham khảo và quyết định kỹ thuật chụp thích hợp cho từng bệnh lý.

- Tại phòng tiếp nhận, quý vị được hướng dẫn tháo răng giả, các vật trang sức như vòng nhẫn, dây chuyền, bông tai, đồng hồ đeo tay. Với những trường hợp chụp vùng ngực, bụng, chậu, đùi hoặc gối, quý vị sẽ được thay đồ bệnh viện.

- Kỹ thuật viên có dụng cụ chuyên dùng để kiểm tra các dị vật và thiết bị kim lọai được đặt trong cơ thể như: mảng đạn, các nẹp vít kết hợp xương, các kep mạch máu ngọai khoa. Các vật này nếu năm trong vị trí hiểm yếu trong cơ thể như ở não, mắt thì không nên chụp cộng hưởng từ. Còn lại ở các vị trí khác thì có thể chụp cộng hưởng từ một cách an tòan.

- Những bệnh nhân được đặt các thiết bị điện tử như máy tạo nhịp nhân tạo, máy khử rung, máy trợ thính, các kẹp mạch máu não không nên vào phòng máy, vì từ trường mạnh của máy có thể làm hỏng các thiết bị trên. Do vậy, không thể chụp cộng hưởng từ cho các trường hợp này được.

- Không nên mang các các vật dụng kim lọai như chìa khóa, kim bấm, hoặc túi xách tay hoặc mắt kính có gắn kim lọai vào phòng chụp vì các vật này có thể bị hút mạnh vào lồng máy và gây chấn thương cho quý vị.

- Các thiết bị điện từ như thẻ tín dụng, thẻ rút tiền tự động (thẻ ATM), chìa khóa từ có thể bị xóa mất dữ liệu khi mang vào phòng máy.

- Quý vị nên thông báo cho kỹ thuật viên biết nếu có mang các dụng cụ và thiết bị trong cơ thể như:

+ Van tim nhân tạo

+ Thiết bị bơm thuốc tự động đặt dưới da

+ Vòng tránh thai

+ Các khớp, chỏm xương nhân tạo

+ Các kẹp mạch máu hay các nẹp vít kết hợp xương.

Các thiết bị này thường gây nhiễu hình ảnh cộng hưởng từ nên cần có một kỹ thuật chụp đặc biệt.

- Với trường hợp cần tiêm thuốc tương phản từ, nhân viên y tế sẽ hỏi về tiền sử dị ứng uống, tiền sử bệnh thận trước khi chụp và hướng dẫn ký giấy cam kết. Thuốc tương phản từ hòan tòan không gây độc cho cơ thể. Đôi khi, thuốc có phản ứng dạng dị ứng với các biểu hiện như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, tê rần tay, chân & nổi mẫn. Tuy nhiên, tỉ lệ thấp hơn so tác dụng dị ứng của thuốc cản quang 6 lần. Các tác dụng ngọai ý này thường nhẹ và nhanh chóng mất hẳn sau dùng thuốc chống dị ứng.

IV. Tại phòng chụp

- Thời gian chụp cộng hưởng từ thay đổi khoảng từ 15 phút đến 60 phút tùy thuộc vào cơ quan cần khảo sát và có tiêm thuốc tương phản từ hay không. Đối với trường hợp có tiêm thuốc tương phản từ, thời gian chụp tối thiểu là 30 phút.

- Trong phòng chụp, kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn quý vị nằm trên bàn máy, các vùng cơ thể sẽ được lót bởi những gối kê có hình dạng chuyên biệt để giúp nằm thỏai mái và không nhúc nhích trong khi chụp.

- Chụp cộng hưởng từ không gây đau. Vài trường hợp cảm giác hơi mỏi do phải nằm yên ở một tư thế. Trong lúc chụp, từng lúc quý vị nghe có tiếng ồn “lách”, “cách” từ máy phát ra do hiện tượng cộng hưởng, đây là điều bình thường. Bệnh nhân sẽ đeo dụng cụ nút tai hoặc tai nghe nhạc để giảm bớt tiếng ồn. Điều quan trọng là quý vị nên giữ yên cơ thể trong lúc chụp. Với chụp vùng cổ, quý vị có thể được yêu cầu không nuốt nước bọt trong khi chụp. Với chụp vùng ngực hoặc bụng, quý vị có thể được yêu cầu nín hơi thở trong khỏang thời gian ngắn để hình ảnh được sắc nét hơn.

- Trong thời gian chụp, quý vị có thể nói chuyện với kỹ thuật viên qua hệ thống loa và micro gắn trên máy. Kỹ thuật viên luôn quan sát các cử động và lắng nghe âm thanh từ quý vị.

- Với trường hợp cần tiêm tương phản từ, thuốc được tiêm vào tĩnh mạch tại vùng cẳng tay hay cổ tay, thời gian tiêm có thể từ 1 đến 2 phút. Sau tiêm thuốc, cơ quan cần khảo sát sẽ được chụp lại một lần nữa. Khi tiêm thuốc, quý vị có thể cảm giác tòan thân ấm lên hay có vị đắng ở lưỡi, điều đó là bình thường, và các triệu chứng sẽ tự hết trong vòng 2 đến 5 phút. Cần báo ngay cho kỹ thuật viên khi có các triệu chứng như buồn nôn, nôn ói, chóng mặt hoặc ngạt thở. Việc chụp có tiêm thuốc tương phản từ sẽ giúp mạch máu, một số cơ quan và bệnh lý nổi bật hơn, do vậy việc chẩn đóan sẽ chính xác hơn.

V. Sau chụp cộng hưởng từ

- Sau khi chụp xong, phim và bảng tường trình kết quả sẽ có trong vòng 2 giờ.

- Đối với các trường hợp có tiêm thuốc tương phản từ, quý vị sẽ được theo dõi tại phòng chờ trong 15 phút nhằm phát hiện các triệu chứng dị ứng thuốc nếu có. Sau đó, qúy vị sẽ được rút kim và trở sinh họat như bình thường.

- Phụ nữ đang cho con bú tốt nhất nên ngưng cho trẻ bú mẹ trong 36 giờ sau tiêm thuốc tương phản từ.

VI. Độ an toàn và các nguy cơ khi chụp cộng hưởng từ

- Cộng hưởng từ không có bức xạ điện từ và đã được chứng minh là hòan tòan vô hại cho sức khỏe. Ở phụ nữ có thai, cộng hưởng từ đã được chứng minh là vô hại với thai nhi. Tuy nhiên, với phụ nữ có thai 3 tháng đầu, chỉ nên chụp cộng hưởng từ khi thật cần thiết vì đây là giai đọan tạo cơ quan của thai nhi.


- Từ trường phát do máy phát ra rất mạnh, có thể phá hỏng các máy tạo nhịp nhân tạo, máy khử rung. Từ trường còn có thể gây di chuyển vật kim lọai trong cơ thể. Do vậy, các kẹp mạch máu ở não được các phẫu thuật viên sử dụng để kẹt mạch máy trong các phẫu thuật trước đó, có thể di chuyển và gây xuất huyết não. Các dị vật kim lọai ở mắt có thể di chuyển gây rách võng mạc và mù mắt. Do vậy, trước khi vào phòng máy, quý vị sẽ được kỹ thuật viên hỏi kỹ và khám xét bằng một thiết bị chuyên dùng.

- Các vật kim lọai nhỏ như đồng tiền, đinh ghim, viết hoặc mắt kính có đính kim lọai có thể bị hút mạnh vào lồng máy khi mang vào phòng máy, và có thể gây nguy hại cho người bệnh. Điều cần lưu ý là các thiết bị từ như thẻ tín dụng, thẻ rút tiền tự động, chìa khóa từ, điện thọai di động, ổ đĩa cứng có thể bị xóa mất dữ liệu, đồng hồ đeo tay có thể ngưng chạy khi đưa đến gần máy. Do vậy, khi muốn mang bất kỳ vật gì vào phòng máy nên hỏi ý kiến kỹ thuật viên trước.


- Những hình xăm trên người hoặc thuốc kẻ trang điểm môi, mí mắt có ánh kim thường có chứa ít kim lọai bên trong, nên da tại chỗ có thể nóng lên khi chụp cộng hưởng từ, những biểu hiện này thường nhẹ và thóang qua. Tuy nhiên, nên hạn chế trang điểm khi đi chụp.

- Với các trường hợp cần tiêm thuốc tương phản từ, vấn đề dị ứng thuốc thường là nhẹ và có thể điều trị bằng thuốc chống dị ứng.

theo http://hoanmysaigon.com

About this entry

Đăng nhận xét

 

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health


About me | Author Contact | Powered By Blogspot | © Copyright  2008