Phẫu thuật nội soi thắt đai dạ dày giảm béo

Theo Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Người bị béo phì ngoài thân hình phì nộn, nặng nề còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh như rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, đái tháo đường, xương khớp, ung thư….

1. Các phương pháp điều trị béo phì

Để điều trị bệnh béo phì, hiện nay có 3 phương pháp can thiệp ngoại khoa.

- Một là đặt quả bóng vào dạ dày để cơ thể luôn có cảm giác no và không đòi hỏi phải nạp năng lượng. Phương pháp này không đạt yêu cầu về thẩm mỹ.

- Cách thứ hai là thực hiện cắt, nối ruột để rút ngắn đường tiêu hóa, làm thức ăn thải ra ngoài nhanh và nhiều hơn. Cách này gây nhiều nguy cơ sau phẫu thuật.

- Phương pháp thứ ba là phẫu thuật nội soi thắt đai dạ dày có nhiều ưu điểm hiện đang được nhiều nước áp dụng mang lại hiệu quả cao trong điều trị bép phì.

Image

Phương pháp đặt bóng vào dạ dày Phương pháp PT Nội soi thắt đai dạ dày

2. Phương pháp thắt đai dạ dày giảm béo

Phương pháp đặt đai dạ dày được thực hiện như sau: Các bác sĩ đặt một đai nhỏ ngay phần trên của dạ dày, tạo thành túi đựng thức ăn. Dạ dày của người bệnh được chia thành 2 “túi” đựng thức ăn. Túi nhỏ phía trên có dung tích khoảng 15ml (tương đương 3 thìa thức ăn), túi to là phần dạ dày còn lại. Khi thức ăn vào túi nhỏ, chưa kịp trôi xuống phần còn lại của dạ dày do đai thắt thì hệ thống thần kinh của người bệnh báo đã ăn no. Bệnh nhân không có nhu cầu muốn ăn tiếp nữa.

Do lượng thức ăn vào dạ dày ít trong khi cơ thể vẫn cần năng lượng nên cơ thể sẽ huy động năng lượng từ mỡ để cung cấp cho cơ thể. Nhờ vậy cơ thể người bệnh sẽ tiêu hao được năng lượng và mỡ thừa giúp trọng lượng giảm nhanh chóng. Do sử dụng phương pháp nội soi nên vết rạch rất nhỏ, không gây chảy máu, tránh được nhiễm khuẩn so với mổ mở, người bệnh cũng không cảm thấy quá mệt mỏi sau ca phẫu thuật. Một thời gian sau khi cơ thề người bệnh đã cân đối trở lại, các bác sĩ sẽ kiểm tra, theo dõi kiểm tra sức khỏe và điều chỉnh lại đai để lượng calo cung cấp cho cơ thể không bị thiếu hụt.

3. Trường hợp chỉ định áp dụng phương pháp thắt đai dạ dày giảm béo

Phương pháp thắt đai dạ dày thực hiện để chữa bệnh cho bệnh nhân béo phì chứ không phải là một giải pháp cho chuyện làm đẹp. Thắt đai dạ dày để giảm béo chỉ là sự lựa chọn cuối cùng khi bệnh nhân đã áp dụng tất cả các biện pháp mà không hiệu quả đồng thời họ phải chịu đựng những căn bệnh do béo phì gây nên như các bệnh về tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp hoặc bị đau khớp…

Ngoài căn cứ vào tình trạng bệnh tật của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ kiểm tra chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể). Bệnh nhân sẽ được phẫu thuật khi chỉ số BMI lớn hơn 40 hoặc chỉ số BMI là 35 nhưng bệnh nhân đang bị các bệnh đái tháo đường, cholesterol cao, tăng huyết áp...

4. Những lưu ý trước và sau khi thực hiện thắt đai dạ dày

Trước mổ một ngày, người bệnh nhịn ăn. Sau khi ca mổ kết thúc, bệnh nhân nhịn ăn một ngày. Ngày thứ hai bệnh nhân được chụp phim để kiểm tra sự thông thoát trong dạ dày. Từ một đến hai tuần sau khi mổ, người bệnh cần áp dụng chế độ ăn kiêng, chỉ ăn thức ăn dạng lỏng, mềm và dễ tiêu hóa. Tiếp đến chế độ ăn của bệnh nhân sẽ được tư vấn kỹ càng tùy trường hợp cụ thể. Dự kiến một tháng sau khi phẫu thuật, người bệnh giảm từ 10-15 kg.

Khoảng một năm từ khi đặt đai giảm béo, cơ thể người bệnh cân đối trở lại, cân nặng tương xứng với chiều cao. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được kiểm tra và theo dõi kiểm tra sức khỏe và điều chỉnh lại đai để lượng calo cung cấp cho cơ thể không bị thiếu hụt. Bên cạnh đó họ phải thường xuyên luyện và tuân theo chế độ ăn theo chỉ dẫn.

(Thông tin tham khảo: bài phỏng vấn TS. Trần Bình Giang/ SK&ĐS)

theo http://hoanmysaigon.com

About this entry

Đăng nhận xét

 

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health


About me | Author Contact | Powered By Blogspot | © Copyright  2008