Đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể là gì?

Thuỷ tinh thể là một thấu kính tự nhiên trong suốt nằm sau mống mắt (còn gọi là tròng đen), bình thường với chức năng điều tiết, thuỷ tinh thể để cho các tia sáng đi qua và hội tụ lại tại võng mạc giúp ta nhìn rõ được sự vật.

Khi thuỷ tinh thể bị đục do nhiều nguyên nhân khác nhau, thuỷ tinh thể không còn trong suốt mà giống như một tấm kính bị mờ, tuỳ theo mức độ nhiều hay ít mà thị lực của người bệnh sẽ giảm đi tương đương, thậm chí tới mức mù loà hoàn toàn.

Hình ảnh đục thủy tinh thể


BẢNG PHÂN LOẠI ĐỘ CỨNG NHÂN (theo Lucio Buratto)

Đây là bảng phân loại phù hợp nhất đối với người Việt Nam

- Độ 1 (Grade 1): Soft nucleus pale gray (corical or subcapsular cataracts): nhân màu xám nhạt, mềm, thứ phát của đục vỏ hay đục dưới bao sau, thường gặp ở người trẻ.

- Độ 2 (Grade 2): Slightly hard nucleus pale gray or a gray yellow colour (posterior subcapsular): nhân hơi cứng, xám hay xám vàng, thường gặp ở người trẻ hay dưới 50 tuổi. Ở bệnh nhân đứng tuổi đặc biệt đục dưới bao sau.

- Độ 3 (Grade 3): Moderately hard nucleus yellow: nhân cứng trung bình, đục thủy tinh thể già đặc trưng, có thể loại đục vàng nhạt ở bệnh nhân tuổi 60 – 65 cũng xếp vào độ này.

- Độ 4 (Grade 4): Hard nucleus yellow – amber: nhân nâu cứng, nhân lớn, màu vàng hổ phách (yêu cầu thao tác nhiều khi phẫu thuật)

- Độ 5 (Grade 5): Very hard nucleus brown color (from amber to black): nhân rất cứng, nhân nâu, đen. Đục thể thủy tinh già rất lâu năm (loại này không phù hợp cho phaco)

Nguyên nhân gây đục thủy tinh thể?

Đục thuỷ tinh thể do tuổi già: đây là nguyên nhân thường gặp nhất, nhất là ở những người từ 40 tuổi trở lên.

Đục thuỷ tinh thể bẩm sinh

Đục thuỷ tinh thể do chấn thương: là một trong những nguyên nhân chính gây đục thủy tinh thể ở người trẻ, bao gồm các loại chấn thương xảy ra tại mắt và những chấn thương khác như sét đánh, điện giật, tia xạ X-quang…

Đục thuỷ tinh thể do bệnh lý: bao gồm các bệnh lý tại mắt và các bệnh lý toàn thân.

Đục thủy tinh thể thứ phát: Các bệnh lý tại mắt trước đó gây đục thủy tinh thể như glaucome (cườm nước) cấp góc đóng, viêm màng bồ đào mãn tính, sau các phẩu thuật ở mắt, hoặc sau điều trị ung thư…

Đục thủy tinh thể do chuyển hóa hoặc do ngộ độc như: tiểu đường, dùng corticoid lâu dài, hoặc dùng thuốc chống loạn nhịp tim…

Một số biểu hiện của đục thủy tinh thể?

- Giảm thị lực: đây là dấu hiệu thường gặp nhất, tùy theo mức độ đục thủy tinh thể mà thị lực thay đổi từ mức độ nhẹ giống như nhìn qua màng sương mờ, đến nặng hơn gây khó khăn trong sinh hoạt và lao động, thậm chí gây mù lòa hoàn toàn.

- Lóa mắt: bệnh nhân cảm thấy lóa mắt khi ra nắng hay khi làm việc trong môi trường ánh sáng nhiều.

- Cận thị hóa: ở những bệnh nhân bị lão thị gần đây có thể bỏ kính khi đọc sách.

- Song thị một mắt: đôi khi gặp trường hợp bệnh nhân khi che mắt lành lại, thì mắt bệnh nhìn thấy hai hình.

Khi nào thì nên mổ đục thủy tinh thể?


- Khi đục thủy tinh thể gây giảm thị lực ảnh hưởng đến sinh hoạt và lao động.

- Ngoài ra, mổ đục thủy tinh thể còn được chỉ định trong trường hợp để điều trị một số bệnh ở mắt như:

  • glaucoma ( cườm nước)do thủy tinh thể gây ra
  • viêm màng bồ đào do thủy tinh thể
  • thủy tinh thể đục nhiều không quan sát được đáy mắt gây khó khăn trong việc chẩn đoán và điều trị một số bệnh khác ở mắt.
Các phương pháp mổ đục thủy tinh thể?

Đục thủy tinh thể có thể được điều trị bằng các loại thuốc nhỏ mắt trong trường hợp đục thủy tinh thể ở giai đọan sớm( đục thủy tinh thể khởi phát,đục thủy tinh thể tiến triển) hoặc trong trường hợp chờ đến giai đọan phẩu thuật.

Các loại thuốc nhỏ mắt thường dùng như cataract, catalin, quinax…

Tuy nhiên hiệu quả của việc dùng thuốc trong điều trị đục thủy tinh thể không cao, các thuốc này thường chỉ có tác dụng làm chậm quá trình phát triển đục của thủy tinh thể chứ không điều trị hết đục thủy tinh thể .

Bệnh đục thủy tinh thể được điều trị triệt để bằng phẩu thuật lấy thủy tinh thể đục và đặt thủy tinh thể nhân tạo hoặc đeo kính ngoài.

Các phương pháp mổ đục thủy tinh thể:

- Mổ lấy thủy tinh thể trong bao( ICCE: intracapsular cataract extraction)

- Mổ lấy thủy tinh thể ngoài bao( ECCE: extracapsular cataract extraction)

- Phẫu thuật tán thể thủy tinh (phacoemulsification ) còn gọi là phẫu thuật phaco, đây là phương pháp phẫu thuật lấy thủy tinh thể được ưa chuộng nhất hiện nay vì ít gây sang chấn và hậu phẫu nhẹ nhàng.

- Phẫu thuật Phaco: Phương pháp phẫu thuật lấy thủy tinh thể đục bằng máy tán thủy tinh thể (Phaco) với phẫu thuật này bệnh nhân có thể đến khám, làm phẫu thuật và xuất viện ngay trong ngày. Thời gian phẫu thuật chỉ khoảng 7 đến 10 phút cho một mắt, phương pháp vô cảm là gây tê tại chỗ, phẫu thuật viên dùng dụng cụ sóng siêu âm tán nhuyễn thủy tinh thể và hút nhân ra, phẫu thuật được thực hiện rất nhẹ nhàng, đường mổ nhỏ, không đau, không chảy máu.

- Phẫu thuật cắt thủy tinh thể qua pars plana: phương pháp này ít sử dụng

Các loại kính nội nhãn?

(IOL: intraocular lens) thường được sử dụng:
- IOL tiền phòng (đặt trước tròng đen)
- IOL mống mắt (đặt cài lên tròng đen)
- IOL hậu phòng (đặt sau tròng đen)
IOL cứng :PMMA
IOLmềm: Silicon, Hydrovew, Acrylic(Acrysoft Natural), multitocal IOLs, …

Các xét nghiệm tiền phẫu?
  • Công thức máu
  • Các xét nghiệm đông cầm máu: TS, TC, TQ,TCK
  • Điện tâm đồ (ECG)
  • Đường huyết
  • Siêu âm mắt: bao gồm siêu âm A với mục đích đo chiều dài trục nhãn cầu từ đó tính ra công suất kính nội nhãn phù hợp, siêu âm B giúp quan sát tình trạng hốc mắt, võng mạc, dịch kính … có thuận lợi cho cuộc phẫu thuật đem lại kết quả cao nhất hay không.
Sau khi có kết quả xét nghiệm, khám nội tiền phẫu, bác sĩ nội khoa kết luận tình trạng bệnh nhân có thể phẫu thuật, bệnh nhân có thể được tiến hành phẫu thuật ngay

Các bước phẫu thuật?
  • Gây tê tại chỗ bằng cách tiêm thuốc tê cạnh nhãn cầu, trường hợp bệnh nhân hợp tác tốt có thể chỉ gây tê bằng cách nhỏ thuốc tê vào mắt mổ
  • Sát trùng mắt mổ
  • Phủ khăn vô trùng che mặt và toàn thân (chỉ để lộ phần mắt sắp mổ)
  • Dùng vành mí để băng mắt bệnh nhân
  • Tạo đường hầm trên giác mạc
  • Bơm chất nhầy (viscoelastic) vào tiền phòng (trước tròng đen)
  • Dùng pince xé bao trước thủy tinh thể
  • Thủy tách nhân
  • Đưa đầu phaco vào trước thủy tinh thể, tán nhân thủy tinh thể ra làm nhiều mảnh nhỏ và hút nhân thủy tinh thể. Sau khi hút sạch nhân, lấy đầu phaco ra và đưa đầu hút vào hút vỏ thủy tinh thể. Sau khi hút sạch phần vỏ và nhân thủy tinh thể, tiếp tục bơm chất nhầy vào tiền phòng và trước bao sau thủy tinh thể.
  • Đặt thủy tinh thể nhân tạo vào hậu phòng (sau tròng đen)
  • Hút rửa tiền phòng sạch chất nhầy.
  • Bơm khí vào giữa các lớp giác mạc ngay góc đường rạch để làm kín đường rạch
  • Tra thuốc kháng sinh vào mắt
  • Sát trùng lại bên ngoài mắt và băng kín mắt, sau đó bệnh nhân được đưa sang phòng hậu phẫu nằm nghỉ khoảng 1 giờ hoặc đến khi nào thấy khỏe thì có thể ra về.

Chăm sóc hậu phẫu?
  • Sau mổ bệnh nhân tiếp tục được băng mắt đến ngày hôm sau, và tái khám để rửa mắt và kiểm tra thị lực.
  • Tiếp tục dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm (nhỏ mắt) để phòng ngừa nhiễm trùng và viêm nhiễm. Có thể dùng kèm thuốc giảm đau nếu đau sau mổ.
  • Luôn giữ vệ sinh mắt sạch sẽ
  • Chế độ ăn uống sinh hoạt bình thường
  • Tái khám mắt theo hẹn 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng.
Các vấn đề cần lưu ý sau mổ đục thủy tinh thể (đục bao sau, kính điều chỉnh xa, đọc sách).
  • Kính chỉnh không đúng độ: nếu phát hiện sớm có thể đặt lại thủy tinh thể nhân tạo, nếu phát hiện muộn thì tùy theo nhu cầu của bệnh nhân muốn đọc sách hay nhìn xa mà ta có thể cho bệnh nhân đeo thêm kính ngoài đúng độ.
  • Đục bao sau: do quá trình mổ phaco bao sau thủy tinh thể được chừa lại nhằm bảo vệ cấu trúc pha lê thể bên dưới cũng như nâng đỡ thủy tinh thể nhân tạo, theo tiến trình tự nhiên dần dần bao sau thủy tinh thể cũng bị đục gây nên nhìn mờ. Khi đó có thể dùng tia laser để phá bao sau thủy tinh thể.

About this entry

Đăng nhận xét

 

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health


About me | Author Contact | Powered By Blogspot | © Copyright  2008