Sổ tay điện tâm đồ - một cuốn sách khá hay để bắt đầu ECG

Điện tâm đồ là phương tiên chẩn đoán cận lâm sàng không những hữu ích cho bác sĩ chuyên khoa Tim mạch , mà cho cả bác sĩ thuộc các chuyên khoa khác ( gây mê hồi sức , nội khoa tổng quát …) . Sự ra đồi của phương tiện chẩn đoán bệnh mới như siêu âm tim , ảnh hưởng cộng hưởng từ cũng không bao giờ giảm được sự cần thiết của điện tâm đồ với thầy thuốc và cả sinh viên y khoa.

Một khó khăn đối với sinh viên y khoa và thầy thuốc thực hành là sự phức tạp của các sách điện tâm đồ . Có quá nhiều chi tiết trong một cuốn sách , nhiều từ khó hiểu , nhiều cắt nghĩa dài dòng .

Cuốn Sổ tay điện tâm đồ chỉ nhằm mục đích đơn giản là tóm tắt các điều cần tiết cho độc giả để có thể đọc một điện tâm đồ , góp phần vào chẩn đoán lâm sang của bệnh tim . Sổ tay bao gồm các tiêu chuẩn chẩn đoán và các điện tâm đồ phù hợp cho từng loại bệnh tim…

Sổ tay điện tâm đồ .pdf (13.98 MB)

( Tác giả : Phậm Nguyễn Vinh - Nhà xuất bản y học )

Xem thêm

Điện tâm đồ. 4 điện cực cho tay chân, 6 điện cực trên ngựcNguồn thông tin từ Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Ghi điện tim là kỹ thuật ghi lại các hoạt động điện của tim trên một băng giấy chuyển động liên tục trong thời gian đó. Kết quả ghi được gọi là điện tâm đồ . Điện tâm đồ (tiếng Anh: Electrocardiogram) là đồ thị ghi những thay đổi của dòng điện trong tim. Quả tim co bóp theo nhịp do điều khiển của một hệ thống dẫn điện nằm trong cơ tim. Những dòng điện tuy rất nhỏ, khoảng 1 phần nghìn volt, nhưng có thể dò thấy được từ các cực điện đặt trên tay, chân và ngực bệnh nhân và chuyển đến máy ghi. Máy ghi điện khuếch đại lên và ghi lại trên điện tâm đồ. Điện tâm đồ được sử dụng trong y học để xét nghiệm bệnh về tim như rối loạn nhịp tim, đau tim, nhồi máu cơ tim v.v…

Willem Einthoven và máy ghi điện tim

Lịch sử

  • 1887 - Augustus D. Waller (St Mary’s Medical School, London) trình bày ECG đầu tiên trên người của Thomas Goswell, một người làm việc trong phòng thử nghiệm. [1]
  • 1893 - Willem Einthoven giới thiệu từ ‘electrocardiogram’ tại buổi họp của Hội Y Học Hà Lan. (nhưng sau đó ông sửa lại rằng Waller là người đầu tiên dùng chữ này). [2]
  • 1895 - Einthoven cải tiến dụng cụ và công thức ghi điện, ghi được 5 thay đổi điện trong một nhịp tim, ông ghép chữ cho 5 thay đổi này (P,Q,R, S, T). [3]

Di chuyển dòng điện của tim. Từ hạch SA trong tâm nhĩ chuyền xuống hạch AV và lan vào tâm thất (x giây)Sơ lược về hệ thống điện tim

Tim người có 4 phần hỗng để chứa và bơm máu. Hai phần nhỏ ở phía trên gọi là tâm nhĩ (vì trông giống lỗ tai). Hai phần dưới lớn hơn gọi là tâm thất. Máu theo tĩnh mạch từ cơ thể trở về tâm nhĩ phải, từ phổi trở về tâm nhĩ trái . Tâm nhĩ trái bóp bơm máu vào thâm thất trái, tâm nhĩ phải đưa máu vào thâm thất phải. Sau đó tâm thất phải bóp để bơm máu theo động mạch lên phổi, và tâm thất trái bóp để bơm máu xuống cơ thể. Tim có khả năng hoạt động đều đặn và thứ tự như thế là nhờ một hệ thống các tế bào dẫn điện đặc biệt nằm trong cơ tim.


Trong tâm nhĩ bên phải có một hạch - gọi là hạch SA (sino-atrial) - gồm các tế bào có khả năng tự tạo xung lực điện (electric impulse). Xung lực này truyền ra các cơ chung quanh làm co bóp hai tâm nhĩ (tạo nên sóng P). Sau có dòng điện tiếp tục truyền theo 1 chuỗi tế bào đặc biệt tới hạch AV (atrio-ventricular) nằm gần khu giáp giới giữa các thất rồi theo chuỗi tế bào sợi Purkinje’s chạy dọc theo tường chia hai tâm thất lan vào các cơ chung quanh (loạt sóng QRS); làm hai thất này co bóp. Sau đó xung điện giảm đi,tân thất trương ra lúc tim nghỉ (tạo nên sóng T).

Điện tâm đồ của một chu chuyển bình thường. Sóng P thể hiện nhĩ thu (tâm nhĩ bóp), phức hợp QRST là tâm thất thu. Sau sóng T là tâm trương (tim nghỉ).Áp dụng y học

Điện tâm đồ được sử dụng trong nhiều trường hợp y học:

khi cơ tim bị thiếu tiếp tế máu và dưỡng khí, khả năng chuyển điện của cơ sẽ thay đổi. Sự thay đổi này có thể ghi nhận được trên điện tâm đồ.

nhịp tim đập do một hệ thống điện rất tinh vi điều hành. Khi có rối loạn trong các đường dẫn điện, hệ thống thay đồi làm loạn nhịp.

khi tim lớn vì cơ tim dầy lên hay mỏng đi, và dòng điện đi qua sẽ thay đổi theo.

vì điện tim là do sự di chuyển của các ion khoáng như natrium, kalium, calcium, v.v … . Khi có thay đổi lớn trong nồng độ các chất này, điện tâm đồ có khả năng ghi thấy.

Thuốc digoxin làm thay đổi đoạn ST của mọi cực. Thuốc chống trầm cảm 3 vòng làm dài đoạn QT.

Trích từ http://bacsihoasung.wordpress.com/2008/05/06/so-tay-dien-tam-do/


About this entry

Đăng nhận xét

 

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health


About me | Author Contact | Powered By Blogspot | © Copyright  2008