Bài thuốc chữa rối loạn cương

Rối loạn cương dương là tình trạng lúc “hành sự”, người đàn ông không có khả năng đạt đến và duy trì mức độ cương cứng của dương vật trong khoảng thời gian cần thiết...

Dương hư và âm hư

Theo lương y Phạm Như Tá (Hội Đông y Q.Bình Thạnh, TP.HCM): rối loạn cương dương (RLC) là hiện tượng dương vật cương không đủ cứng hay không giữ được độ cương cứng, làm mất khả năng đi vào âm đạo trong khi giao hợp. Ở phương diện y học cổ truyền gọi tình trạng này là "thận suy", "dương nuy". Ngoài ra, RLC còn có hiện tượng dương vật bị mềm sớm trước khi xuất tinh; thiếu cảm hứng tình dục; không xuất tinh; xuất tinh sớm; thiếu hay mất cực khoái...

Y học cổ truyền chia RLC ra làm hai thể, gồm: thể thận dương hư và thể thận âm hư. Thể thận âm hư có các triệu chứng biểu hiện ra trên lâm sàng như: bứt rứt, hồi hộp, khó ngủ, người mau quên, tiểu nhiều vào ban đêm, đau lưng, mỏi gối, ù tai, giảm thính lực, hoa mắt, nóng về đêm, ra mồ hôi trộm, người khô khát, cầu táo, tiểu vàng, huyết áp dao động, lòng bàn tay, bàn chân nóng... còn gọi là "Âm hư sinh nội nhiệt". Nhất là quan hệ tình dục không có "lực" hay mất sức, xuất tinh sớm, dù người đàn ông có muốn chăng nữa, nhưng "nó" vẫn không thể làm theo ý muốn


Thứ hai là thể thận dương hư, người đàn ông sẽ có một số triệu chứng trên lâm sàng như: thận âm hư, và những biểu hiện nổi bật như di tinh, hoạt tinh, dương nuy bất cử, giao hợp hay bị tình trạng xuất tinh sớm, "không lực", nước tiểu trong dài, tiểu về đêm nhiều, người cảm thấy lành lạnh ở phần thắt lưng và hai chân, hay bị rối loạn tiêu hóa và thường đi cầu vào lúc sáng sớm, có khi lạnh buốt hai chân, lòng bàn tay, bàn chân hay lạnh - tình trạng "Dương hư sinh ngoại hàn".


Phương thuốc trị

Theo lương y Phạm Như Tá, với thể thận âm hư thì có bài thuốc dùng chung có tên là "Lục vị địa huỳnh hoàn", bao gồm 6 vị thuốc, với các hàm lượng như sau: 16gr thục địa, 12gr đơn bì, 12gr phục linh, 10gr sơn thù, 10gr hoài sơn, và 8gr trạch tả (trạch tả đem sao rượu trước). Có thể gia thêm (cho thêm) các vị, hà thủ ô, ba kích, tích trí nhơn, chích bắc kỳ (mỗi loại 12gr), nhân sâm, tục đoạn (mỗi loại 8gr) và ngũ vị tử 4gr. Nếu huyết áp có giao động, thì y phương (với bài thuốc gồm 6 vị nói trên) và gia thêm: đỗ trọng bắc, kỷ tử, cúc hoa (mỗi loại 12gr), và 14gr ngưu tất bắc.

Còn với thể thận dương hư thì cũng dùng bài thuốc dùng chung là "Lục vị địa huỳnh hoàn" như trên và thêm quế - phụ (nhục quế 6gr, và phụ tử 4gr). Ngoài ra, tùy trường hợp mà có thể gia thêm các vị: nhục thung dung, dâm dương hoắc, tục đoạn, nhung nai (mỗi loại 10gr), ba kích, đỗ trọng bắc (mỗi loại 10gr), ích trí nhơn 8gr, và ngũ vị tử 4gr.

Cách nấu những bài thuốc trên như sau: lần một - cho các vị thuốc cùng 4 chén nước, sắc (nấu) còn lại 1 chén; lần hai cho vào 3 chén nước, nấu còn lại nửa chén. Hòa hai nước của hai lần lại chia làm 3 lần dùng trong ngày. Dùng vào trưa, chiều (trước bữa ăn hơn 1 giờ) và tối, lúc nước thuốc âm ấm. Riêng nhục quế thì để riêng, hãm nước sôi, khi sắc thuốc xong rồi mới cho vào.

V.Giao


About this entry

Đăng nhận xét

 

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health


About me | Author Contact | Powered By Blogspot | © Copyright  2008