Dinh dưỡng của những người vận động, chơi thể thao

Nhu cầu về các chất dinh dưỡng của cơ thể con người rất đa dạng và luôn đòi hỏi với một tỷ lệ cân đối các thành phần dinh dưỡng, đặc biệt với những người vận động nhiều, người chơi thể thao...

Dinh dưỡng đa dạng

Nhu cầu dinh dưỡng của con người rất đa dạng, tùy theo lứa tuổi, điều kiện sống, điều kiện làm việc... Mặt khác, mỗi loại thực phẩm cũng có thành phần và tỷ lệ các chất dinh dưỡng khác nhau. Do vậy, các bác sĩ dinh dưỡng khuyên, cần phải ăn uống đa dạng, không nên chỉ ăn một loại thực phẩm nào đó, mà phải luôn luôn thay đổi thực đơn cũng như cách chế biến món ăn để cơ thể được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, và còn được ăn ngon, để có thể chuyển hóa và hấp thụ cao nhất. Đặc biệt là với những người hằng ngày vận động nhiều, những người chơi thể thao thì chế độ dinh dưỡng, bồi bổ cho cơ thể cần phải quan tâm, chăm sóc nhiều hơn nữa.


Theo bác sĩ Phan Vương Huy Đổng (Phó chủ tịch Hội Y học thể dục - thể thao, TP.HCM), trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều nhà chuyên môn, cũng như có các bài viết đề cập về vai trò quan trọng của chế độ dinh dưỡng trong cuộc sống. Các nhà khoa học đã nghiên cứu, chứng minh, đưa ra những kết luận về sự ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến sự phát triển trí thông minh và sự thành công trong cuộc sống.


Tương tự, bác sĩ Nguyễn Trọng Anh (Tổng thư ký Hội Y học thể dục - thể thao, TP.HCM) cũng cho rằng, cần có chế độ ăn uống cân bằng, đa dạng, nhiều rau củ quả tươi, đồng thời chú ý đến cách chế biến để bảo tồn hàm lượng vi chất dinh dưỡng. Nếu có chế độ dinh dưỡng đa dạng, đầy đủ sẽ giúp cho cơ thể lâu bị mỏi mệt, lão hóa. Ngay cả những lúc đang khỏe mạnh, từ lúc còn nhỏ, còn trẻ cũng cần chú tâm đến chế độ ăn uống, bồi dưỡng cho cơ thể để tạo cái "nền" vững chắc, chứ không phải đến lúc có tuổi, hay đau ốm mới quan tâm.


Người vận động nhiều, người chơi thể thao cần chú trọng hơn!

Mức tiêu hao năng lượng của người làm việc căng thẳng, vận động cơ thể nhiều, nhất là những người tham gia chơi thể thao là rất lớn. Bởi, mọi hoạt động sống đều cần năng lượng. Việc dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý sẽ đem lại kết quả thi đấu tốt hơn cho những người chơi thể thao. Người ta đã thực hiện một thí nghiệm trên các vận động viên, bằng cách bổ sung trong chế độ dinh dưỡng của những người này một kết hợp bao gồm các vitamin, khoáng chất và G115. Sau một thời gian sử dụng chế độ dinh dưỡng có bổ sung như thế, người ta ghi nhận được rằng: khả năng hoạt động thể lực tốt hơn và lượng chất thải (acid lactic) khi vận động cũng giảm rõ rệt so với trước đó. Điều này chứng tỏ các vi chất trên đóng vai trò giúp bộ máy của cơ thể vận hành tốt hơn và bền bỉ hơn


Theo bác sĩ Nguyễn Trọng Anh, nếu không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, cơ thể không được bồi bổ hợp lý thì sẽ không đủ năng lượng để đáp ứng nhu cầu tập luyện, chơi thể thao. Dinh dưỡng đúng cách của những người chơi thể thao theo bác sĩ Nguyễn Trọng Anh là: "Uống nước nhiều trước trong và sau khi chơi để giúp tránh chuột rút và co cứng cơ. Đặc biệt nhớ bổ sung đầy đủ các vitamin, khoáng chất giúp để giúp tăng cường khả năng hoạt động thể lực, cũng như giúp người chơi mau chóng phục hồi, lấy lại thể lực sau tập luyện, thi đấu. Từ đó sẽ làm hạn chế chấn thương do quá tải và mệt mỏi".


Nhóm các nhà khoa học của trường Đại học Bergen, Thụy Điển đã thực hiện một nghiên cứu trên 450 người khỏe mạnh, chia ngẫu nhiên làm 2 nhóm, với chế độ dinh dưỡng có và không có bổ sung vitamin, khoáng chất, yếu tố siêu vi lượng và chiết xuất nhân sâm tiêu chuẩn G115. Kết quả nghiên cứu sau 3 tháng cho thấy, có sự khác biệt rõ ràng theo chiều hướng tích cực ở nhóm có chế độ dinh dưỡng được bổ sung vitamin, khoáng chất và G115 ở các chỉ tiêu về sức khỏe và sinh lực. Những người được bổ sung cảm thấy vui vẻ, thoải mái, ít áp lực, và hạnh phúc hơn trong cuộc sống, công việc... Ngoài ra, người ta còn nhận thấy bản thân một số vi chất dinh dưỡng còn có tác dụng tích cực trong việc cải thiện các chỉ số tâm trạng và nâng cao thể lực.

C.Mai

About this entry

Đăng nhận xét

 

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health


About me | Author Contact | Powered By Blogspot | © Copyright  2008