GIẢI PHẪU VI - MẮT, TAI, HỆ NỘI TIẾT

Bài viết tương đối dài, mời bạn click vào "tiêu đề" hoặc "đọc thêm..." để xem toàn bộ bài viết

5.Các cơ quan cảm giác:

5.1. Mắt

Mắt là cửa sổ của tâm hồn, mắt người có khả năng phân biệt 130-250 gam màu sạch và 5-10 triệu gam màu tạp. Mắt thích ứng hoàn toàn với bóng đêm sau 60 đến 80 phút. Mắt có những phần cơ bản như sau:

Giác mạc là thủy tinh thể thứ nhất trong suốt, giác mạc tạo thành thấu kính hội tụ cố định mạnh mẽ của mắt. Giác mạc dày 0,5 mm tại trung tâm và 1 mm tại nơinối liền với tròng trắng của mắt – gọi là củng mạc.

Giác mạc gồm 5 lớp, ở phía ngoài là một lớp 5 tế bào gọi là biểu mô, dưới là lớp bowman. Kế đến là lớp mô đệm cứng được tạo nên từ chất keo. Lớp mô đệm này là bộ phận dày nhất, mô đệm giúp cho giác mạc khỏi bị nhiễm trùng, trong lớp đệm có những kháng nguyênchống nhiễm trùng, mô đệm có khả năng kiểm soát viêm trong giác mạc.



Sau mô đệm là nội mô dày một tế bào. Lớp mỏng này giữ cho cho giác mạc trong suốt và duy trì sự cân bằng lưu lượng nước từ mắt đến giác mạc. Một khi được hình thành, các tế bào của lớp này không thể tái sinh, vì thế tổn hại hoặc bệnh tật đối với nội mô có thể gây thiệt hại cho thị lực vĩnh viễn. Lớp cuối cùng được gọi là màng Descemet là một màng đàn hồi.

Nước mắt bao phủ biểu mô, không có nước mắt, giác mạc sẽ không được che chở để chống lại vi sinh vật và vi trùng hay bụi, không có nước mắt biểu mô sẽ mất sự trong suốt và trở nên mờ đục. Sau giác mạc là khoang trước , khoang này chứa đầy chất dịch gọi là thủy dịch liên tục được thoát đi và thay thế.

Tiếp đến là màng mạch- tên đặt cho khu vực bao gồm ba cấu trúc riêng biệt nằm trong trung tâm nhãn cầu: màng mạch, thể mi và mống mắt. Phía sau thủy tinh thể là khoang trong quan trọng nhất của mắt. Khoang này chứa đầy một chất được gọi là pha lê dịch, giống như thạch làm cho mắt vững chắc và dai. Chạy xuyên qua trung tâm của nó là ống pha lê. Bên trong nhãn cầu quanh khoang sau được lót bằng một lớp nhạy cảm với ánh sáng được gọi là võng mạc. Võng mạc được cấu tạo bởi hai loại tế bào nhạy cảm ánh sáng gọi là những tế bào hình que và hình nón.

5.2. Dây thần kinh thị giác

Mỗi tế bào nhạy cảm ánh sáng trong võng mạc được nối liền bằng một dây thần kinh đến não. Toàn bộ sợi thần kinh này tập trung ở phía sau mắt tạo thành một dây chính được gọi là dây thần kinh thị giác.



5.3. Tai



Tai không những có tác dụng để nghe mà còn có tác dụng giữ thăng bằng. Tai gồm 3 phần : tai ngoài thu thập âm thanh, tai trong truyền động và khuyếch đại âm thanh chuyển đổi những rung động âm thanh thành xung động điện. Tai trong gồm hệ thoáng thăng bằng là tiền đình có các dây thần kinh thăng bằng, hệ thần kinh âm thanh.

Trong tai có khoảng 25000 tế bào phản ứng với âm thanh, có thể phân biệt được 3-4 nghìn âm thanh có cường độ khác nhau. Những gì chúng ta nghe được là do các sóng âm tạo ra nhờ giao động của các phân tử không khí. Độ lớn của các sóng âm đượcđo bằng deciben (dB). số lần giao động trong một giây tạo nên tần số được đo bằng Hz.

Người trẻ tuổi phạm vi nghe thấy là 20 đến 20.000 Hz trong một giây. Tuy nhiên tai nhạy cảm với các âm thanh có tần số từ 500 đến 4000 Hz.

Giữ thăng bằng


Tai giám sát từng vị trí chuyển động của đầu. Nếu vị trí đầu đúng thì cơ thể giữ được thăng bằng. Cơ quan giữ thăng bằng nằm trong cùng của tai trong đó có thông nang, tiểu nang và ống bán nguyệt.

Trung tâm điều khiển. Tiểu não chịu trách nhiệm hướng dẫn các cơ giữ thăng bằng cho cơ thể. Mắt có nhiệm vụ cung cấp thông tin về vị trí của cơ thể với các bộ phân xung quanh, mắt có mối liên hệ với các ống hình bán nguyệt. Say tàu xe là hệ qủa của quá trình chuyển động liên tục không thăng bằng của cơ thể.

5.4. Hệ nội tiết

Nhiều chức năng của cơ thể được kiểm soát bởi các tuyến nội tiết, các tuyến này giúp các bộ phận khác nhau của cơ thể hoạt động hài hòa với nhau bằng cách tiết ra các hoocmon vào trong máu.

Phương Thảo (Theo Thái Bình)

About this entry

Đăng nhận xét

 

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health


About me | Author Contact | Powered By Blogspot | © Copyright  2008