GIẢI PHẪU XII - HỆ BÀI TIẾT, THẬN

Bài viết tương đối dài, mời bạn click vào "tiêu đề" hoặc "đọc thêm..." để xem toàn bộ bài viết

12. Hệ bài tiết

Hệ bài tiết gồm hệ tiết liệu, túi mật, ruột già và các tuyến mồ hôi.

Khi ăn, một số chất được hấp thu còn một số không được hập thu hoặc xuất hiện trong quá trình tiêu hóa không cần thiết cho cơ thể cần phải thải ra ngoài – Đó là bài tiết.

+ Đioxitcacbon được hình thành trong tất cả các tế bào của cơ thể, nó là sản phẩm dư thừa của qúa trình hô hấp do đó nó được bài tiết qua phổi và ra ngoài và một phần nhỏ bài tiết qua thận dưới dạng HCO3-

+ Các chất thải nitơ từ chuyển hóa protein Các axít amin dư thừa trong thức ăn không được cơ thể giữ lại mà chúng bị gan khử amin. Nhóm NH2 chứa nitơ của mỗi phân tử axít amin được tách ra và amoniac hình thành . Chất này có độc tính cao và cần loại ra ngoài ngay. Amoniac được biến thành Ure ở gan sau đó nhập vào máu và tách ra ở thận và qua đường tiểu, một phần qua mồ hôi.



+ Nước và các ion vô cơ được điều hòa ở thận và đẩy ra ngoài.

+ Bilirubin là sắc tố vàng được tạo ra từ qúa trình phân hủy hemoglobin, chất này được tách ra khỏi máu và tiết ra cùng mật.

+ Các sản phẩm của quá trình khử độc Các hoocmon , kháng sinh …và nhiều chất độc được tách ra khỏi tuần hòan chung và được gan khử độc. Một vài chất khác được bài tiết ở thận.

Thận- hệ tiết liệu

Có hình hạt đậu dài 12 cm, rộng 7 cm, chúng được bao phủ một lớp mỡ và đính lỏng lẻo với thành lưng bằng mô liên kết. Lớp vỏ ngoài thận có màu đỏ sẫm, phía trong là lớp tủy có màu nhạt hơn, vùng bể thận màu trắng.

Một qủa thận có khoảng một triệu ống sinh liệu. Nước tiểu từ thận chảy qua niệu quản vào bàng quang và cuối cùng thải ra ngoài qua liệu đạo. Toàn bộ đường ống nối từ ống sinh liệu cho tới khi ra ngoài gọi là đường tiết liệu.

Thận có một lớp lọc chỉ cho các chất hòa tan có khối lượng 68.000 đơn vị cac bon đi qua. Do đó tất cả các thành phần của huyết tương đều có thể đi qua màng lọc trừ các phân tử protein và tạo thành một thứ dịch gọi là dịch lọc cầu thận.

Hai qủa thận của người lớn lọc 60l máu/h nhưng chỉ có 0,07 lít nước tiểu được hình thành . Thể tích đó chưa đạt 1 % dịch lọc cầu thận. Như vậy 99% nước trong dịch lọc được tái hấp thu trở lại máu.



Tuyến mồ hôi thải nước ra ngoài để điều hòa thân nhiệt


13. Hệ sinh dục

Sinh dục nam


Bộ phận sinh dục ngoài gồm dương vật và bìu, bộ phận sinh dục trong gồm tuyến tiền liệt, túi tinh, và các ống khác bên trong khoang bụng. Hệ thống sinh dục nam được tạo ra để sản sinh tinh trùng và đưa tinh trùng vào cơ thể phụ nữ.

Dương vật có một ống trung tâm – niệu đạo là đường nước tiểu đi qua hoặc tinh dịch đi qua khi giao hợp. Một vòng cơ được thắt chặt tại lỗ mở từ bàng quang vào liệu đạo giữ cho đường đi được đóng chặt, sao cho nước tiểu chỉ thoát khi tiểu.

Chiều dài dương vật thay đổi từ 6-12 cm. Khi bị kích thích nó trở lên cứng và thẳng, lúc đó nó dài khoảng 10 đến 20 cm. Đầu dương vật là khu vực nhạy cảm nhất.

Trạng thái cương

Phần lớn dương vật được tạo nên bởi 3 nhóm mô chịu trách nhiệm về sự cương cứng. Khi bị kích thích tình dục, lượng máu chảy vào các vùng này tăng lên rất lớn, trong khi cùng lúc nó bị ngăn chặn không cho chảy đi. Sự ứ máu này làm cho dương vật dài hơn, to hơn và cứng . Sau khi sự xuất tinh xảy ra và sự kích thích tình dục lắng xuống,lưu lượng máu giảm xuống đến mức bình thường và dương vật trở lại trạng thái mềm.

Bao quy đầu và quy đầu.


Quy đầu nhạy cảm được bảo vệ bằng nếp da mềm gọi là bao quy đầu. Quy đầu tạo thành với thể nang một vòng tạo khấc có tác dụng tăng cọ sát với âm đạo nữ để tăng khoái cảm cho phụ nữ. Khi dương vật cương lên, bao quy đầu tụt về phía sau để quy đầu nhô ra, sự kích thích dẫn đến cực khoái sẽ phóng tinh.

Da trên quy đầu và bao quy đầu thường tiết ra một chất nhờn bôi trơn để bao quy đầu chuyển động dễ dàng. Phải thường xuyên vệ sinh quy đầu tránh sự viêm nhiễm. Không cần thiết phải cắt bao quy đầu vì dễ dẫn đến viêm nhiễm.

Phương Thảo (Theo Thái Bình)

About this entry

Đăng nhận xét

 

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health


About me | Author Contact | Powered By Blogspot | © Copyright  2008