GIẢI PHẪU XI - GAN, RUỘT

Bài viết tương đối dài, mời bạn click vào "tiêu đề" hoặc "đọc thêm..." để xem toàn bộ bài viết

Dạ dày

Dạ dày là một cái túi hình chữ J, lỗ trên đóng mở bằng cơ thắt tâm vị. Lỗ dưới đóng mở bằng cơ thắt môn vị. Thức ăn vào dạ dày có thể lưu lại vài giờ . Thức ăn được dạ dày nhào trộn cứ 20 giây một lần, đồng thời thức ăn chịu tác động của dịch tiêu hóa do các tuyến ở thành dạ dày tiết ra. Trong dạ dày có các tế bào viền tiết ra acid HCLgiúp cho sự tiêu hóa thức ăn.

Ruột non

Là một ống dài gần 3 mét, đường kính 4 cm, đó là đoạn quan trọng nhất của ống tiêu hóa. 20 cm đầu tiên của ruột non gọi là tá tràng, nó nhận những dịch tiêu hóa từ gan và tụy đồng thời sinh ra một thứ enzym riêng, các dịch này có tác dụng trung hòa a xít của dạ dày và phân hủy tiếp những thức ăn đã được tiêu hóa cho dễ hấp thụ.

Hổng tràng

Có chiều dài 2,5 mét, đường kính 3,8 cm, nó cung cấp vị trí cho các nguyên tố dinh dưỡng có ích của thức ăn được hấp thu. Không tràng được thiết kế để hấp thu thức ăn từ ruột vào máu . Các động mạch và tĩnh mạch đi và về các thành không tràng chạy vào màng treo ruột. Thức ăn được hấp thu vào máu rồi dẫn đến gan để xử lý trước khi nó vào cơ thể. Ngoài ra một số thành phần chất béo từ thức ăn được hấp thu vào hệ bạch huyết.

Hồi tràng

Là phần tiếp theo của không tràng là phần mà thức ăn đến sau cùng từ bao tử đến kết tràng hoặc ruột già.

Ruột già

Dài 1,2m có đường kính 6 cm, được chia làm 2 phần: kết tràng và trực tràng. Chức năng của kết tràng là hấp thu nước từ những chất không được tiêu hóa rồi tập trung chúng lại thành một khối bán cứng gọi là phân.

Gan

Gan là cơ quan lớn nhất trong cơ thể, gan có khối lượng khoảng 1,5 kg nằm dưới cơ hoành. Dòng máu vào gan qua động mạch gan với vận tốc 21 l/h và qua tĩnh mạch cửa với vận tốc 66 l/h. Hầu như tất cả lượng nước vào gan theo máu vẫn tiếp tục ở trong máu và ra ngoài qua tĩnh mạch gan. Một vài chất đi từ gan vào mật, mật chảy xuống theo ống gan và có thể dự trữ tạm thời trong túi mật trước khi vào tá tràng.

ª Gan có các chức năng:

³ Tiêu hóa chức năng tiêu hóa của gan được thực hiện bởi mật.

³ Điều hòa Gan giữ vai trò rất quan trọng đối với cân bằng nội môi vì nó quyết định trực tiếp nồng độ của nhiều chất khác nhau trong huyết tương.



11.1. Điều hòa Gloco:

Cơ thể tiếp nhận đường bằng cách tiêu hóa đa đường trong thức ăn. Các đường được gan chuyển hóa thành glucoz. Nồng độ glucoz trong máu thay đổi trong khoảng 0,6-1,4g/l phụ thuộc vào các điều kiện khác nhau. Glucoz là nguồn nguyên liệu duy nhất cho các tế bào chuyên biệt của não và hệ thần kinh. Nồng độ tối thiểu để các tế bào thần kinh làm việc là 0,6 g/l. Sau khi ăn, lượng glucoz nhiều nên nó được chuyển sang dạng dự trữ là glycozen. Glycozen được điều hòa bởi hoocmon insulin giải phóng từ tụy. Khoảng 60 g glucoz có thể dự trữ dưới dạng glycozen trong gan và 150 g trong cơ.

11.2. Điều hòa các acid amin:

Các tế bào dùng axitamin để tổng hợp protein và axit amin và các hợp chất hữu cơ khác. Gan xử lý các axitamin từthức ăn và duy trì lượng axit amin khác nhau trong máu. Gan tổng hợp a xít amin từgluco và a xít béo.

11.3. Điều hòa Protein huyết tương

Tất cả các protein đều được sản xuất ra và sau đó bị phân hủy ở gan.

11.4. Điều hòa Lipit

Gan tổng hợp nên các axit béo và colesterol và nó giúp cho sự biến đổi lẫn nhau giữa các chất lipit hấp thu từ thức ăn, lượng dư thừa được tích trữ dưới dạng mỡ.

11.5. Dự trữ Vitamin và các nguyên tố vô cơ

Các tế bào gan hấp thụ và dự trữ Vitamin B12, cácVitamin tan trong mỡ. Các chất này sẽ được giải phóng khi cần. Sắt và cácnguyên tố vô cơ khác cũng được dự trữ trong các tế bào gan.

11.6. Sinh nhiệt

Gan là nguồn sinh nhiệt chủ yếu của cơ thể. Nhiệt sản sinh bởi tất cả các phản ứng hóa học trong gan, qua máu nó được phân phối tới các bộ phận trong cơ thể.

11.7. Dự trữ máu

máu, nó chứa khoảng 1l máu. Khi cơ thể hoạt động, gan giải phóng ra lượng máu chứa trong nó để tăng cường vận chuyển oxy tới các cơ.

11.8. Gan khử độc

Các hoocmon đã sử dụng , trong một số trường hợp gan phân hủy trực tiếp các chất độc thành các chất không độc. Gan kết hợp các chất độc với các nhóm hữu cơ nhằm đánh dấu để thận nhận biết và thải chúng ra ngoài.

Tụy : Sản xuất ra các enzym tiêu hóa và các hoocmon.

Mật : Là một chất dịch sệt, đắng, màu vàng hoặc xanh lục được tạo ra trong gan và chứa trong túi mật. Mỗi ngày gan sản xuất khoảng một lít mật, mật rất cần cho tiêu hóa các chất béo.

Phương Thảo (Theo Thái Bình)

About this entry

Đăng nhận xét

 

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health


About me | Author Contact | Powered By Blogspot | © Copyright  2008