Thiết bị kiểm tra phổi dễ dàng và hiệu quả

Hiện bệnh nhân bị nghi ngờ mắc các căn bệnh liên quan tới phổi, từ hen cho tới bệnh phổi mạn tính, cần phải tới bác sĩ để đo dung tích phổi. Nếu căn bệnh được khẳng định, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm lại vào những thời gian nhất định để giám sát bệnh của họ. Thường thì bệnh nhân phải hít vào càng sâu càng tốt và thở ra hết sức. Sau đó, bác sĩ dùng một thiết bị do phế dung để đánh giá sức mạnh của phổi cũng như khả năng thở của bệnh nhân.

Tuy nhiên, có những vấn đề liên quan tới phương pháp xét nghiệm này. Nó không hoàn toàn đáng tin cậy vì bệnh nhân cần phải hít vào, thở ra đúng cách. Đối với một số bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em và người già, điều đó không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Phương pháp cũng không mấy dễ chịu đối với bệnh nhân mắc bệnh liên quan tới phổi.

Thiết bị của Tiến sĩ Ramon Farre và đồng nghiệp thuộc ĐH Barcelona khắc phục được những nhược điểm của phương pháp cũ. Nó hoạt động bằng cách tác dụng một lượng nhỏ áp lực khí vào miệng của bệnh nhân trong khi bệnh nhân tiếp tục thở bình thường. Áp lực khí này được điều khiển theo những cường độ khác nhau và ở tỷ lệ nhanh hơn nhiều so với nhịp thở bình thường của bệnh nhân.

Ấp lực khí tạo ra những dao động nhỏ trong luồng không khí của bệnh nhân. Sau đó, những dao động này được sử dụng để tính toán trở kháng trong khí quản của họ. Một cuộc thử nghiệm thí điểm liên quan tới 9 bệnh nhân cho thấy thiết bị chẩn đoán và giám sát các bệnh liên quan tới phổi hiệu quả không kém phương pháp xét nghiệm truyền thống. Bệnh nhân cũng có thể sử dụng nó ở nhà mà không cần sự giúp đỡ của bác sĩ.

Do các cuộc kiểm tra không cần thở sâu nên thiết bị cũng phù hợp với trẻ em và người già. Nhóm nghiên cứu dự định tiếp tục thử nghiệm. Tiến sĩ Farre tin rằng một ngày nào đó tất cả mọi người có thể sử dụng nó và bác sĩ có thể giám sát tình trạng của bệnh nhân qua Internet nếu thiết bị được kết nối với máy tính

Minh Sơn - Theo BBC
theo benhphoi.com

About this entry

Đăng nhận xét

 

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health


About me | Author Contact | Powered By Blogspot | © Copyright  2008