Bệnh lý GIẢM TRÍ NHỚ

Bạn đang đi vào bệnh lý GIẢM TRÍ NHỚ đã đến lúc bạn quan tâm đến TRÍ NHỚ của mình

Trí nhớ là gì ?
Trí nhớ là khả năng ghi, bảo tồn và nhớ lại một thông tin bất cứ lúc nào. Trí nhớ ở 3 mức độ:

Trí nhớ giác quan hay trí nhớ cực ngắn: trí nhớ về hình ảnh, âm thanh. Sau khi đã thấy một cách ý thức hay không một hình ảnh chưa hề biết trong vòng 3-5 phần trăm giây, người ta có thể mô tả cảnh tượng với sự chính xác, cùng hiện tượng đối với âm thanh

Trí nhớ ngắn hạn hay trí nhớ tức thì: khả năng nhớ lại trong một khoảng thời gian rất ngắn (<>

Trí nhớ dài hạn : là sự tích tụ toàn bộ các kỷ niệm, nó cần sự rèn luyện lặp đi lặp lại


Cơ chế của trí nhớ

Não bao gồm hàng triệu tế bào, gọi là nơ ron. Những tế bào này tạo ra nhiều nối kết truyền tin nhau bằng cách phóng ra các chất hóa học: gọi là chất dẫn truyền thần kinh (chất acetylcholine)

Khi não phát triển, và khi chúng ta học tập thì các nối kết được hình thành giữa các nơ ron. Những nối kết này tạo cho chúng ta trí nhớ và khả năng về trí tuệ. Nếu não không được kích thích liên tục, các nối kết giữa các nơ ron bị bẽ gãy, trí nhớ và khả năng trí tuệ của cá nhân đó sẽ phai dần

Giống như một cơ quan liên lạc, não là một giao diện giữa cơ thể và môi trường. Não nhận biết thông tin đến từ môi trường bên ngoài với sự giúp đỡ của năm giác quan: nghe, thấy, sờ, ngửi và nếm.

Não hợp nhất các thông tin này để nghiên cứu và chọn lựa một cách thích hợp trước khi phân bố thông tin đến các vùng não liên quan khác nhau như: Não điều phối, não thực hiện

Trong quá trình lão hóa, điều suy giảm thường gặp là tốc độ chức năng của não và khối lượng thông tin nó có thể xử lý trong một lúc


Tiến trình vận dụng trí nhớ đi qua 3 giai đoạn

Mã hóa: quan trọng nhất, là sự đạt được hay học hỏi thông để nhớ. Sự mã hóa lệ thuộc vào sự thấu hiểu và giác quan (thị giác, thính giác và khứu giác)

Lưu trữ: là sự giữ lại và bảo tồn các dữ liệu

Sự nhớ lại: cho phép khôi phục lại những thông tin thu được. Sự nhớ tự phát hay tự ý do sự gợi lại hay sự nhận biết. Sự nhớ lại tùy thuộc vào chất lượng mã hóa

Một não bình thường, bất kể ở tuổi tác nào đều có khả năng thực hiện ba chức năng này (mặc dù càng chậm hơn khi tuổi càng cao) miễn là cấu trúc thần kinh vẫn còn nguyên vẹn và não được kích thích đều đặn.

Thực ra các tế bào não bình thường giảm có thể được bù trừ nhờ sự phát triển của các hệ thống mới giữa các tế bào này, một hiện tượng gọi là sự tái tạo thần kinh

Nguyên tắc cơ bản đối với trí nhớ là làm cho não hoạt động dù tiến triển của tuổi tác

Các trường hợp suy giảm trí nhớ nhẹ liên quan đến tuổi tác phải được phát hiện, lường trước và giữ gìn. Ở hầu hết các trường hợp, nếu một người có cố gắng kích thích trí nhớ, thì người đó có thể vượt qua sự suy giảm trí nhớ này.


Cải thiện trí nhớ của bạn

Trước tiên, hãy nói với Bác sĩ về chứng hay quên của bạn và những khó khăn, rắc rối có thể gây phiền toái cho bạn. Bác sĩ có thể hiểu rõ hơn về trí nhớ của bạn, cách hoạt động của nó và đề ra những giải pháp thích hợp cho bạn (như luyện tập trí nhớ, ghi toa thuốc hay chỉ là những mẹo đơn giản để giúp bạn nhớ lại)

Luyện tập trí nhớ hàng ngày

Xem truyền hình, cuối mỗi bộ phim cố gắng nhớ lại cốt truyện, chủ đề và các nhân vật
Đi mua sắm, khi trở về hãy cố nhớ lại bạn đã mua những gì và đã gặp những ai.

Thực hiện những sinh hoạt mới

Bạn cần làm điều gì đó khác với những hoạt động thường ngày để tạo những kích thích liên tục cho não. Làm vườn, đi bộ, đi dã ngoại cuối tuần, chơi một môn thể thao khác, học hỏi kỹ năng mới hay chỉ là cố gắng làm một món ăn mới

Luyện tập sự chú ý và tập trung
Hãy đọc báo hàng ngày sẽ cho bạn những điểm mốc thời gian. Trong khi đọc nếu bạn thấy sự chú ý của bạn kém đi, bạn hãy ngừng đọc, hãy thư giãn một chút rồi mới tiếp tục đọc báo sau đó

ĐỪNG QUÊN

Hãy ý thức thời gian trôi qua, nên quản lý tốt thời gian cho phép bạn gói ghém các hoạt động nhiều hơn trong không gian của một ngày. Thời gian của bạn sẽ được tổ chức tốt hơn và sự tự tin của bạn được củng cố


Tuân thủ nhịp sinh học
Không nên bắt đầu một "hoạt động trí tuệ" sau một bữa ăn hay vào buổi tối. Sự chú ý của bạn sẽ giảm hơn vào những lúc này


Nên có một giấc ngủ tốt

Rất cần thiết vì trí nhớ của bạn được củng cố trong một số giai đoạn của giấc ngủ

Tránh sự mệt mỏi, lo lắng và sự cô đơn

Tất cả điều này là những yếu tố phá vỡ trí nhớ do đó đừng nên buồn phiền, căng thẳng hay nổi giận.


ĐIỀU TRỊ

Một số thuốc và vitamins như Gingko Biloba (EGb761, Tanakan), Vitamine E, DHEA, aspirin, oestrogen và DHA có thể giúp cải thiện trí nhớ của bạn bằng cách gia tăng sự chú ý và tập trung. Năm 2003, Tổ chức Y tế thế giới đã xếp EGb761 vào loại thuốc chống sa sút trí tuệ cùng với các thuốc kháng cholinesterase. Nên đến các trung tâm về trí nhớ để kiểm tra tình trạng trí nhớ của bạn

HÃY DUY TRÌ TRÍ NHỚ CỦA BẠN BẰNG CÁCH GIỮ CHO BẠN HÀNG NGÀY ĐỀU BẬN RỘN, VẪN TIẾP TỤC HỌC HỎI VÀ QUAN TÂM ĐẾN THẾ GIỚI CHUNG QUANH BẠN

About this entry

Đăng nhận xét

 

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health


About me | Author Contact | Powered By Blogspot | © Copyright  2008