Cảm cúm

Cảm cúm tuy là một bệnh thường gặp với những biểu hiện giống với cảm lạnh, song dưới đây có thể là những điều bổ ích mà bạn nên biết thêm về căn bệnh khá phổ biến này.

Cảm cúm khác với cảm lạnh như thế nào?

Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm hô hấp cấp, do nhiều loại vi rút cúm gây ra và không như bệnh cảm lạnh thông thường, các triệu chứng của bệnh cảm cúm thường đến một cách đột ngột. Những biểu hiện đầu tiên, dễ nhận thấy của cảm cúm là sốt cao, đau đầu, cơ thể mệt mỏi và đau nhức. Nhìn chung, các biểu hiện chung của bệnh cảm cúm là:

- Sốt (thường là sốt cao)

- Đau nhức ở các khớp, cơ và vùng quanh mắt

- Mệt mỏi toàn thân

- Da nóng và ửng đỏ, chảy nước mắt

- Đau đầu

- Ho khan

- Đau họng và sổ mũi

Các biểu hiện cúm ở trẻ em:

Các triệu chứng cảm cúm thường gặp ở trẻ là sốt cao (khoảng 40oC), đau đầu, đau họng, ho khan, các cơ đau nhức, trẻ cảm thấy lạnh và mệt mỏi. Các triệu chứng này thường kéo dài trong 3 - 4 ngày song trẻ có thể vẫn tiếp tục ho và mệt mỏi trong hai tuần sau khi đã khỏi cúm. Có thể, bố mẹ, anh chị hay những người hay ở gần trẻ cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi.

Sinh tố C – Thần dược trị cảm cúm

Sinh tố C có tác dụng như một người lao công dọn dẹp sạch sẽ những rác rưởi trong cơ thể bạn, bao gồm cả vi khuẩn, vi rút nữa. Nhờ công dụng này mà sinh tố C có thể được xếp vào một trong những thần dược trị cảm cúm. Nó có khả năng rút ngắn được thời gian cơn bệnh, đáng lẽ đến 7 - 8 ngày nay chỉ còn 2 - 3 ngày.

Tuy việc uống sinh tố C với liều lượng khá cao như trên không gây nguy hại trong thời gian ngắn ngủi một vài ngày, nhưng các bác sĩ khuyên rằng nên tiếp tế cho cơ thể sinh tố này bằng cách ăn nhiều trái cây cam, bưởi, chanh, hoặc ăn sống các rau cải có mầu xanh đậm tốt hơn là uống thuốc viên.

Ngoài sinh tố C được xem như có thể giải quyết phần lớn mọi triệu chứng của bệnh cảm, các loại thuốc sau đây có những công hiệu riêng biệt cho từng loại bệnh trạng và cũng rất có ích. Tùy theo triệu chứng, bạn có thể dùng những chất sau đây: kẽm (làm dịu đi rất hữu hiệu cảm giác khô cổ, rát cổ); tỏi sống; nước muối (giúp thông cổ họng, bớt nghẹt mũi, giết vi trùng, và làm khạc ra đờm nhiều hơn); uống trà nóng hoặc canh nóng (giúp thông mũi); tắm nước nóng (tắm đứng chừng 20 phút với nước nóng bốc hơi cũng có công dụng làm thông mũi và điều hòa nhiệt độ cơ thể) hoặc xông.

Các biểu hiện cúm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (mới chập chững đi): Ở trẻ nhỏ, các triệu chứng cúm tương tự như triệu chứng của các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác như bệnh bạch hầu thanh quản (bệnh gây khó thở và ho), bệnh viêm phế quản, bệnh viêm phổi. Cụ thể là đau bụng, co giật, tiêu chảy là những triệu chứng cảm cúm thường gặp ở trẻ sơ sinh, trong đó sốt cao thường là triệu chứng rõ ràng nhất.

Đối với trẻ sơ sinh, các triệu chứng cảm cúm thường không rõ ràng và thường được xem như là nhiễm khuẩn. Cảm cúm ở trẻ dưới 6 tháng tuổi thường ít gặp song nếu có thường xuất hiện các triệu chứng như ngủ lịm, bú ít, tuần hoàn kém.

Do trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc cảm cúm nên trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi cần được đi tiêm phòng cảm cúm hằng năm vào mùa thu hoặc mùa đông.

Các biến chứng của bệnh cúm

Theo các chuyên gia y tế, các biến chứng có thể của bệnh cúm là viêm phổi do vi khuẩn, viêm tai, nhiễm trùng xoang, cơ thể bị mất nước.

Ngoài ra, bệnh cảm còn là nguyên nhân làm cho các bệnh mãn tính như bệnh suy tim sung huyết, bệnh suyễn và bệnh tiêu chảy càng nghiêm trọng hơn

Vậy, vì sức khỏe của bạn và gia đình, bạn hãy đừng coi thường bệnh cảm tưởng chừng như đơn giản này nhé!

Theo Dân Trí


Ăn gì khi bị cảm?

Sau đây là những thứ bạn cần khi bị cảm:

Thức ăn giàu đạm

Khi chúng ta bị cảm, cơ thể sẽ sản sinh ra một lượng lớn kháng thể. Đó chính là protein, có khả năng trung hòa một số vi khuẩn lây nhiễm, tiêu diệt các vi trùng bệnh và thải chúng ra khỏi cơ thể. Những nguồn thực phẩm cung cấp protein có lợi cho hệ thống miễn dịch là trứng, thịt nạc và chế phẩm từ đậu.

Vitamin E

Các nghiên cứu khoa học cho thấy, cơ thể dự trữ đủ lượng vitamin E sẽ làm tăng khả năng chống lây nhiễm của tế bào miễn dịch T. Vì vậy, các bác sĩ khuyên nên bổ sung mỗi ngày 200 đơn vị vitamin E. Vitamin E có nhiều trong mầm lúa mạch và các loại rau có màu xanh đậm.

Hành tây

Theo kinh nghiệm dân gian của những nước Âu Mỹ, có thể dùng nước ép hành tây để trị cảm. Nghiên cứu hiện đại cũng phát hiện hành tây có thể làm tăng hoạt động miễn dịch của tế bào T; từ đó làm tăng cả phản ứng miễn dịch của cơ thể.

Thực phẩm có chất kẽm

Kẽm là một nguyên tố không thể thiếu, đóng vai trò quan trọng trong sự chi phối chức năng miễn dịch. Mỗi ngày, nếu cơ thể hấp thu 80-100 mg kẽm thì có thể đề phòng và cải thiện chứng cảm. Kẽm có nhiều trong các loại hải sản, thịt nạc, ngũ cốc thô và các chế phẩm từ đậu.

Vitamin C

Vitamin C có vai trò bảo vệ, ngăn chặn virus tấn công cơ thể. Những thực phẩm có hàm lượng vitamin C cao là rau lá xanh, cà chua, bông cải, ớt xanh, cam, quýt, dưa hấu, nho… Vitamin C có thể bị thất thoát ở nhiệt độ cao, vì vậy bạn nên ăn sống hoặc không nấu quá kỹ những loại thực phẩm này.

Lưu ý khi điều trị cảm cúm

Không nên…

Sử dụng thuốc xịt thông mũi quá 2 lần/ngày và không dùng quá 3 - 4 ngày.

Cảm giác bị tắc nghẹt mũi khi bị cúm, khiến cho bạn rất khó thở và chẳng dễ chịu chút nào. Một số người thường có thói quen nhờ đến sự hỗ trợ của thuốc xịt giúp thông mũi.

Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng loại thuốc này, sẽ gây tác dụng ngược. Bạn sẽ có nguy cơ bị tắc nghẹt mũi trở lại. Và lần này có thể còn kéo dài và nguy hiểm hơn lần trước, bạn cần có sự giúp đỡ của bác sĩ.

Theo các chuyên gia, bạn không nên dùng thuốc xịt thông mũi quá 2 lần/ngày, thời gian dùng thuốc không kéo dài quá 3 - 4 ngày.

Dùng thuốc quá liều

Những loại thuốc điều trị có chứa thành phần histamin có thế chính là nguyên nhân khiến cho bạn luôn trong trạng thái buồn ngủ hay ngủ mơ màng khi bạn quá lạm dụng nó.

Một nghiên cứu do trường ĐH Iowa tiến hành đã đi đến kết luận, việc sử dụng thuốc có chứa thành phần histamin sẽ khiến cho bạn bị suy yếu chức năng giác quan, kém tinh nhanh trong khi lái xe hơn so với khi dùng những đồ uống có chứa cồn (rượu).

Dùng thuốc kháng sinh

Thật sai lầm nếu bạn dùng thuốc kháng sinh khi bị cảm và cúm bởi kháng sinh không có khả năng “tiêu diệt” những loại vi rút gây bệnh. Mà thay vào đó kháng sinh chỉ đem lại hiệu quả khi cơ thể bạn bị mắc một chứng viêm nhiễm nào đó mà “thủ phạm” là do vi khuẩn gây ra.

Các bác sĩ thì cho rằng việc sử dụng thuốc kháng sinh trong những hoàn cảnh không phù hợp, sẽ khiến cho người bệnh “lãnh” đủ hậu quả, thậm chí nó sẽ tạo ra viêm nhiễm mới trong cơ thể mà rất khó có thể điều trị.

Nên…

Dùng riêng thuốc xịt mũi: Điều này có nghĩa bạn là chủ sở hữu duy nhất của lọ thuốc xịt mũi nếu không muốn nhiễm thêm bệnh từ người khác.

Kiểm tra thành phần trong mỗi loại thuốc: Việc kiểm tra thành phần trong mỗi loại thuốc sẽ giúp bạn sử dụng đúng liều lượng.

Bởi có rất nhiều loại thuốc có chứa acetaminophen, nếu dùng cùng 1 lúc sẽ gây hại đối với gan.

Thêm vào đó, trong dòng những sản phẩm thuốc chống ho dạng viên và dạng dung dịch ngậm có chứa thành phần dextromethorphan (DXM), khi sử dụng quá liều loại thuốc này bạn có thể phải chịu đựng những tác dụng phụ như hoa mắt, chóng mặt, nhịp tim bất thường và thậm chí là tăng huyết áp.

Vắc-xin phòng bệnh cúm

Ðối tượng nào nên chích ngừa bệnh cúm ?

- Những người từ 50 tuổi trở lên.

- Những người lưu trú và nhân viên trong các trung tâm an dưỡng và chăm sóc sức khỏe, bao gồm cả bệnh viện và những trung tâm cho người thiểu năng trí tuệ và người tàn tật.

- Người lớn ở mọi lứa tuổi đang mắc các bệnh mãn tính như : hen suyễn, viêm phế quản mãn, bệnh khí phế thủng, suy tim xung huyết, viêm họng, đã từng bị nhồi máu cơ tim trước đó, bệnh van tim, viêm tim, tiểu đường, rối loạn chức năng thận, hồng cầu liềm và những bất thường khác về hemoglobin, ung thư, những bệnh hay phương pháp điều trị gây suy giảm miễn dịch (ví dụ : AIDS, hóa trị liệu ung thư, prednisone hay các loại thuốc corticoid khác).

- Tất cả những người làm công tác chăm sóc sức khỏe, y tá, nhân viên y tế và những người làm trong các cơ quan và những gia đình có tiếp xúc với người mắc các bệnh mãn tính đã nêu ở trên.

- Trẻ con và thanh niên (6 đến 18 tuổi) được điều trị lâu dài bằng aspirin sẽ có nguy cơ tiến triển thành bệnh Reye nếu bị nhiễm virus cúm.

- Khi nguồn vắc-xin bệnh cúm bị hạn chế, Trung Tâm kiểm soát bệnh sẽ yêu cầu bác sĩ ưu tiên cho những bệnh nhân trên 65 tuổi, những người trong nhóm nguy cơ cao và người chăm sóc họ.

Vắc-xin phòng bệnh cúm được tiêm ra sao?

Vắc-xin phòng bệnh cúm chỉ bảo vệ chống lại 3 dòng virus cúm đặc trưng được chọn lại hàng năm trên cơ sở phỏng đoán rằng đó có thể là những dòng virus chiếm ưu thế trong mùa cúm sắp tới. Vì hàng năm, một hay nhiều dòng virus ưu thế sẽ thay đổi vì vậy nên chủng ngừa bệnh cúm 1 năm 1 lần.

Ðối với thai phụ và người đang cho con bú

Vắc-xin cúm nên được tiêm cho những thai phụ mà 3 tháng giữa hay 3 tháng cuối thai kỳ của họ sẽ rơi vào mùa cúm.

Thông thường, phụ nữ ở 3 tháng đầu của thai kỳ không nên tiêm vắc-xin.

Ðối tượng nào không nên chích ngừa bệnh cúm?

Những người bị dị ứng nặng với trứng (ví dụ như bị quá mẫn) không nên tiêm vắc-xin cúm.

Những người đang mắc một bệnh cấp tính có kèm sốt thì nên trì hoãn việc chủng ngừa lại đến khi họ đã khỏi bệnh hoàn toàn.

Hiệu quả của vắc-xin cúm và tác dụng phụ của nó.

Vắc-xin cúm chỉ bảo vệ chống lại 3 dòng virus cúm đặc trưng mà đã được chọn để làm văc-xin trong năm đó.

Những người đã chủng ngừa vẫn có thể bị nhiễm những dòng virus khác, biểu hiện qua ho, sốt và những triệu chứng tương tự như bệnh cúm.


Tác dụng phụ của vắc-xin cúm bao gồm đau nhức thoáng qua ở vùng tiêm chích, đau cơ, sốt, và cảm giác khó ở. Những phản ứng dị ứng nghiêm trọng ít khi xảy ra.

Theo BSGĐ

About this entry

Đăng nhận xét

 

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health


About me | Author Contact | Powered By Blogspot | © Copyright  2008