Gãy xương bả vai

I. Giải Phẫu:
Xương bã vai hình tam giác , đỉnh quay xướng dưới, có 3 bờ và 3 góc.
Là xương xốp, nhiều mạch máu nuôi nên dể liền xương khi gãy.

II. Đặc điểm gãy xương bã vai:
1. Rất ít gặp, tỷ lệ 1% tổng các gãy xương và 3% chấn thương vùng vai.
2. Hiếm gặp nhưng cần chú ý vì liên quan chức năng khớp vai.
3. Gãy xương bã vai thường kèm theo tổn thương kết hợp.
4. Xương xốp, nhiều mạch nuôi nên dễ liền xương.

III. Phân loại gãy xương theo vị trí gãy:
1. Gãy các góc (trên, dưới, trong).
2. Gãy các mõm (quạ, cùng vai, gai bã).
3. Gãy thân xương (với đường gãy khác nhau: dọc, ngang, chéo).
4. Gãy cỗ và gãy hõm khớp xương bã.
Chú ý:
- Gãy thân xương bã thường ít di lệch và liền xương nhanh.
- Gãy cỗ xương bã và hỏm khớp xương bã thường có di lệch lớn.

IV. Chẩn đoán:
1. Lâm Sàng:
- Hạn chế vận động cánh tay.
- Vết bầm tím, sưng nề hình xxương bã vai.
- Đau chói vùng xương bã (tuỳ vị trí gãy).
- Đau dữ dội khi nâng tay/kéo ép theo trục chi.
- Lạo xạo xương.
2. CLS:
Xq chẩn đoán xác định gãy, vị trí gãy.

V. Điều trị:
1. Bão tồn:
- Gãy xương bã vai không di lệch/di lệch không đáng kể ->Dùng vải vuông treo tay/băng Desault giữ cố định 10-15D, sau đó tập vận động phục hồi chức năng khớp vai.
Tiên lượng: liền xương sau 3-4W.
- Gãy cỗ xương bã vai có di lệch -> Nắn chỉnh ổ gãy -> Bó bột ngực cánh tay dạng 60-80 độ, đưa ra sau 40 độ và giữ bột 4 W, sau đó bỏ bột tập vận động phục hồi chức năng.

2. Phẫu thuật:
Các trường hợp gãy cỗ xương bã vai hoặc gãy ổ chão xương bã mà nắn chỉnh không đạt -> PT kết xương bằng vít/nẹp vít.

About this entry

Đăng nhận xét

 

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health


About me | Author Contact | Powered By Blogspot | © Copyright  2008