Những cơn đau của bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm

Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm, cũng còn được gọi là bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm, là một căn bệnh di truyền (thừa hưởng từ cha mẹ) gây ra bởi một loại hemoglobin khiếm khuyết trong hồng cầu. Hemoglobin có chức năng vận chuyển oxy trong máu.

Hồng cầu bình thường có dạng hình đĩa và rất linh hoạt. Trong bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm, một số hồng cầu thay đổi hình dạng và chúng trông giống như hình lưỡi liềm hay trăng lưỡi liềm. Bởi vì hình dạng này,nên chúng không thể di chuyển được trong những mạch máu nhỏ.

Điều này có thể dẫn tới việc làm ngưng hay chậm dòng máu lưu thông tới những phần của cơ thể, gây ra việc cung cấp ít khí oxy cho những vùng này. Những tế bào hồng cầu hình lưỡi liềm này cũng chết sớm hơn những tế bào hồng cầu bình thường, gây ra sự thiếu hụt hồng cầu trong cơ thể. Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm thì không thể điều trị.

Những cơn đau của bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm

Những cơn đau này xảy ra khi hồng cầu hình lưỡi liềm làm nghẽn mạch máu nhỏ mang máu tới xương. Điều này có thể gây đau và bắt đầu bất thình lình, kéo dài từ vài giờ đến vài ngày. Bạn sẽ bị đau ở lưng, đầu gối, chân, cánh tay, ngực hay dạ dày. Những cơn đau này có thể nhói mạnh đột ngột như bị dao đâm. Những cơn đau này xảy ra thay đổi từ người này sang người khác và thay đổi theo từng cơn.

Bạn có thể điều trị cơn đau tại nhà bằng thuốc qua đường uống. Nếu những loại thuốc này không thể kiểm soát cơn đau bạn cần phải được điều trị khẩn cấp. Nếu cơn đau vẫn không thể kiểm soát được hay là có những vấn đề khác, bạn cần phải được chữa trị tại bệnh viện.

Nguyên nhân của những cơn đau của bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm?

Hầu hết là bạn không biết được nguyên nhân gây ra những cơn đau này. Nó thường có nhiều hơn là một nguyên nhân. Tuy nhiên bạn có thể làm một số thứ để ngăn chặn nó xuất hiện :

· Hạn chế uống rượu

· Không hút thuốc. Nếu bạn đang hút thuốc hãy từ bỏ ngay

· Tập thể dục đều đặn nhưng không nên quá sức vì sẽ khiến bạn rất mệt mỏi. Khi tập thể dục thì nên uống nhiều chất lỏng

· Uống ít nhất 8 ly nước một ngày, đặc biệt là trong mùa nóng

· Giảm hoặc tránh căng thẳng. Nói với bác sĩ của bạn nếu bạn đang chán nản thất vọng hay gặp trục trặc với gia đình hay công việc.

· Điều trị chứng nhiễm trùng ngay khi nó xảy ra. Khi chỉ mới nghi ngờ cũng nên đến gặp bác sĩ

· Mặc quần áo ấm bên ngoài trong mùa lạnh và trong phòng có trang bị máy điều hòa không khí trong mùa nóng. Và cũng đừng đi bơi trong nước lạnh

· Nói với bác sĩ nếu bạn có vấn đề với giấc ngủ như là ngáy, hay là thỉnh thoảng ngưng thở trong thời gian ngắn trong khi ngủ (hội chứng ngưng thở)

· Nếu bạn có những bệnh khác như là tiểu đường, phải điều trị và kiểm soát căn bệnh

· Nếu bạn đang mang thai hay có kế hoạch sinh em bé, cần phải cẩn thận trước khi mang thai

· Chỉ đi du lịch bằng những chuyến bay thương mại. Nếu bạn phải đi bằng những chuyến máy bay không điều áp, hãy nói với bác sĩ về những biện pháp phòng ngừa.

Những loại thuốc nào có thể sử dụng tại nhà để kiểm soát cơn đau?

Một số thuốc bán mà không cần kê toa của bác sĩ có thể làm giảm cơn đau. Dùng thuốc acetaminophen (tên thương mại là Tylenol) hay aspirin. Những thuốc như ibuprofen (có 2 tên thương mại là Advil, Motrin) hay naproxen sodium (tên thương mại là Aleve) nếu như bạn chắc chắn là có thể dùng những thuốc này an toàn. Tuy nhiên cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng bất cứ thuốc nào.

Nếu bạn có những cơn đau vừa đến nghiêm trọng, bác sĩ có thể phải kê đơn thuốc giảm đau. Cẩn thận dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Tôi có thể làm gì khác để kiểm soát cơn đau?

Một miếng đệm nóng, tắm nước nóng, nghỉ ngơi hay mát-xa. Điều trị thể chất để làm dịu đi và làm cho cơ khớp mạnh hơn có thể làm giảm cơn đau. Tham khảo ý kiến cá nhân, tự thôi miên, hoạt động để thôi không nghĩ về những cơn đau nữa (như là xem TV hay nói chuyện điện thoại).

Thái độ lạc quan là rất quan trọng, tạo ra môi trường tích cực và phát triển những kĩ năng đương đầu với bệnh tật. Mối quan hệ gia đình và những người bạn thân sẽ thật sự rất có ích. Có những người ủng hộ sẽ giúp bạn đương đầu với bệnh tật.

Hợp tác với bác sĩ để đối phó với cơn đau. Tích cực hăng hái với phương pháp điều trị sẽ giúp bạn kiểm soát được bệnh tật.

BACSI.com (Theo Family.doctor)

About this entry

Đăng nhận xét

 

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health


About me | Author Contact | Powered By Blogspot | © Copyright  2008