9 lời khuyên cho người nói lắp

  1. Nói chuyện chậm hơn và thong thả. Kéo dài nguyên âm và không nên bỏ một âm tiết nào cả. Nó sẽ không đến đổi chậm như bạn nghĩ đâu.
  2. Cử động môi và hàm nhẹ nhàng và thả lỏng khi nói. Nghĩ về những từ trong lúc nói.
  3. Phải trừ khử những thói quen thêm từ hoặc bỏ từ như thông lệ ( trước kia bạn dùng để chế ngự nói lắp). Sợ sệt (một số từ nào đó và trốn tránh nó) sẽ làm vấn đề thêm nghiêm trọng mà thôi.
  4. Cứ tiếp tục câu chuyện. Những từ lặp lại ( khi nói) chỉ có tác dụng trì hoãn việc cố gắng nói những từ kế tiếp ( những từ bạn sợ phải nói)
  5. Giữ mắt ở tư thế vẫn nhìn trực tiếp người nghe.
  6. Quan sát và phát hiện những cử động vô ích khi nói lắp. Bạn tự phân tích vấn đề của mình càng nhiều thì bạn sẽ thì bạn càng biết cách điều phối dể nói lưu loát hơn.
  7. Nên nhớ rằng mục đích của bạn là nói lưu loát hơn chứ không phải là sự hoàn hảo. Ngay cả người bình thường cũng lắm khi không lưu loát trong những cuộc trò chuyện. Có thể có lúc nào đó bạn không kiểm soát được việc nói lắp. Nhưng bạn có thể kiểm soát được mình đã làm gì với nó. Bạn nên cố gắng để phục hồi lại sự lưu loát.
  8. Bạn nên nói cho người nghe biết rằng mình bị nói lắp. Nổi sợ hãi sẽ giảm dần và bạn sẽ nói lưu loát dễ dàng hơn.
  9. Tránh lo lắng hay căng thẳng quá mức. Nói lắp không có gì là ấu hổ cả. Và bạn cũng không muốn nó xảy đúng không? Thay vì bối rối, bạn hãy phân tích vì sao. Sau đó cố gắng nói lại lưu loát và tiếp tục. Đừng cứ ray rứt mãi lỗi lầm. Hãy nhớ lại khi bạn đã thực sự thành công, và nói lưu loát hơn.

About this entry

Đăng nhận xét

 

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health


About me | Author Contact | Powered By Blogspot | © Copyright  2008