APHTE

ThS.BS.Lê Văn Hóa
Mục tiêu:
1. Nắm dược dịch tễ của loét aphte.
2. Mô tả được biểu hiện lâm sàng của bệnh aphte.
3. Chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt.
4. Biết cách theo dõi và điều trị loét aphte thông thường.

APHTE
(Apthousus ulcers)

I. ĐẠI CƯƠNG
Loét aphte không rõ nguyên nhân, thường xảy ra ở miệng hầu, ít gặp hơn ở đường tiêu hoá, hậu môn sinh dục, đặc trưng bởi loét đau, bờ rõ, nền trắng, viền đỏ.

GIF - 5.6 Mo

II. DỊCH TỄ HỌC
1. Tuổi khởi phát: bất kỳ tuổi nào, thường 10-20 tuổi kéo dài đến trung niên. Giảm dần ở tuổi già.
2. Giới: nữ > nam
3. Tỉ lệ mắc bệnh: rất thường gặp. Hầu hết người lớn từng bị loét aphte.
4. Yếu tố nguy cơ: chấn thương tại chỗ, di truyền.
5. Bệnh lý kết hợp: bệnh BehÇet, giảm bạch cầu hạt, HIV.

III. SINH LÝ BỆNH:
Không rõ nguyên nhân. Có lẽ do rối loạn miễn dịch.

IV. LÂM SÀNG
- Loét do aphte thường xảy ra ở chỗ bị tổn thương nhẹ niêm mạc như bị răng cắn.

- Mặc dầu có kích thước nhỏ, nhưng loét aphte khá đau, ảnh hưởng đến ăn, dinh dưỡng. Cảm giác nóng rát, châm chích thường xảy ra trước khi loét. Ở người bị loét aphte nặng, loét aphte đau, kéo dài thường kèm ớn lạnh, sụt cân.

Image:Aphte.jpg

- Niêm mạc: thường dát hoặc sẩn đỏ, nhỏ, đau xuất hiện trước khi loét. Thường kích thước <1cm, bao phủ bới lớp fibrin, màu trắng đỏ, bờ rõ, rải rác, thỉnh thoảng bờ phù, nền trắng hồng, viền đỏ. Thường 1 vết loét. Thỉnh thoảng số lượng nhiều, nông, thành nhóm như dạng herpes. Loét kích thước lớn có thể lành với sẹo lõm màu trắng.

- Vị trí: niêm mạc miệng hầu, sinh dục hậu môn, tiêu hoá. Sang thương niêm mạc miệng thường gặp ở niêm mạc má, môi; ít gặp hơn ở lưỡi, sàn miệng.

- Số lượng: Loét nhỏ <1 cm, thường số lượng ít 1-5. Loét kích cỡ trung bình đến 3cm: 6-10. Loét dạng herpes: số lượng đến 100.

- Toàn thân: trường hợp loét số lượng nhiều, có thể có hạch cổ to.


Image:Aphte.jpg

V. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
Loét miệng hầu: herpes, bệnh bóng nước, lichen phẳng, hội chứng Reiter, dị ứng thuốc, bệnh BehÇet, carcinoma tế bào gai.

VI. CẬN LÂM SÀNG
Giải phẫu bệnh: cần khi phân biệt với các bệnh khác như săng giang mai, lichen phẳng, ung thư.

VII. CHẨN ĐOÁN
Thường dựa vào lâm sàng.

VIII. TIẾN TRIỂN VÀ TIÊN LƯỢNG
- Ở nhiều người loét aphte có xu hướng tái phát.
- Loét

IX. ĐIỀU TRỊ

Tại chỗ:
- Corticoid bôi, thuốc gây tê tại chỗ.
- Tiêm triamcinolone.

Toàn thân:
- Bệnh nhân loét nhiều, lớn, đau: corticoid, colchicine.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Arnold HL et al (1990), Aphthosis, Andrew’sDiseases of the Skin, Clinical Dermatology, WB Saunders, 8th Edition, p.938-939.
2. Kuffer R (1999), Les aphtes buccaux, Dermatologie et Vénéréologie, Masson, 3e édition, p.752-753.
3. Fitzpatrick et al (2001), Aphthous ulcers, Color Atlas and Synopsis of Clinical Dermatology, McGraw-Hill, p.976-977.
4. George T.G (1999), Apthae, Dermatology in General Medicine, McGraw-Hill Fifth edition, Volume I, p.1330-1331.
5. Scripkina U.K, Mordovxeva V.N (1999), Bệnh Da Liễu, NXB Medicina Matxcơva, tái bản lần 2, tập I, tr. 436-437.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Chọn một hoặc nhiều câu trả lời đúng cho từng câu hỏi sau đây:
1. Loét aphte thường xảy ra ở:
a. tuổi già
b. 10-20 tuổi đến trung niên
c. nữ nhiều hơn nam
d. nam nhiều hơn nữ
e. hai giới giống nhau

2. Loét aphte thường:
a. ở miệng hầu
b. ở hậu môn sinh dục
c. trên nền đỏ, viền trắng
d. trên nền trắng, viền đỏ
e. liên quan chấn thương tại chỗ, di truyền.

3. Loét aphte thường:
a. đau
b. không đau
c. bờ không rõ
d. có cảm giác châm chích
e. ít tái phát

4. Vị trí loét thường:
a. rải rác
b. thành chùm, nhóm
c. ở niêm mạc má, môi
d. ở lưỡi, sàn miệng
e. ở vùng sinh dục, hậu môn

5. Thuốc có thể dùng để điều trị loét apthe:
a. corticoid bôi
b. thuốc gây tê tại chỗ
c. colchicine
d. không dùng corticoid uống.
e. corticoid uống khi cần.

Đáp án: 1bc, 2ade, 3ac, 4ac, 5abce

About this entry

Đăng nhận xét

 

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health


About me | Author Contact | Powered By Blogspot | © Copyright  2008