Bài viết tương đối dài, mời bạn click vào "tiêu đề" hoặc "đọc thêm..." để xem toàn bộ bài viết
I/ LÂM SÀNG:
A. Lâm sàng:
- Đau vùng hố thận, lan xuống dưới bẹn và bộ phận sinh dục.
- Khởi đau đột ngột, dữ dội.
- Phản ứng thành bụng, tắc ruột do liệt.
- Buồn nôn, nôn mửa.
- Đái buốt, đái rát, đái khó.
- Giãy giụa, vật vã.
B. Xét nghiệm:
- Chụp thận không chuẩn bị: hình ảnh cản quang ở đường tiết niệu.
- Hoặc siêu âm thận thấy thận to, sỏi niệu quản.
- Tế bào nước tiểu, cấy nước tiểu.
- Công thức máu, bạch cầu, cấy máu.
- Cần phân biệt với cơn đau gan, tắc ruột.
II/ THỨ TỰ CÁC VIỆC CẦN LÀM:
- Tiêm atropin 1/2mg tĩnh mạch (hoặc visuralgin 5-10mg).
- Nếu không đỡ: tiêm aminophylin 0.24g 1 ống hòa với 40ml glucose 5% tiêm tĩnh mạch chậm trong 5 phút.
- Nếu vẫn không đỡ: phong bế novocain hay xylocain vùng thắt lưng (dung dịch 0,25-0,5%) 40-60ml hoặc morphin 0,01g tiêm tĩnh mạch.
- Khi đã đỡ đau mới đưa bệnh nhân đi chụp thận không chuẩn bị, UIV tìm sỏi.
- Theo dõi lượng nước tiểu và làm các xét nghiệm: protein niệu, tế bào, cân, urê huyết, công thức máu, thăm dò chức năng thận.
III/ KHI ĐÃ CÓ ĐẦY ĐỦ KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM:
1. Sỏi niệu quản nhỏ:
- Chưa có bội nhiễm và suy thận, thận chưa ứ nước thì cho uống nhiều nước.
- Atropin, cloral để giảm đau.
- Tập thể dục và vận động để sỏi xuống bàng quang.
2. Sỏi niệu quản bị mắc gần bàng quang, thận to có ứ nước: chuyển khoa tiết niệu.
3. Sỏi niệu quản có viêm thận -bể thận, vô niệu, tăng urê huyết:
- Nếu có thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng: phải làm trước khi phẫu thuật.
- Nếu không có thận nhân tạo: mở bể thận dẫn lưu (phẫu thuật tối thiểu) làm trước khi quyết định lấy sỏi niệu quản hoặc cắt bỏ thận.
- Trong mọi tình huống, nên cho kháng sinh (tránh kháng sinh gây suy thận): péflacine.
4. Sỏi đoạn trên niệu quản: xem xét khả năng tán sỏi bằng siêu âm.
Đăng nhận xét