Hen phế quản - Bài Giảng

Mục tiêu
Sau khi học xong bài này sinh viên có khă năng:
1. Chẩn đoán và phân loại được hen phế quản.
2. Điều trị được hen phế quản.

Nội dung

Nội dung học tập

Phư­ơng pháp

Phương tiện

Hoạt động của giảng viên

Hoạt động của sinh viên

Lượng giá

nhanh

Khai thác quá trình diễn biến của bệnh:

- Tuổi? Nghề nghiệp?

- Ho, khó thở không ?

- Bệnh nhân có uống nhiều nước và ho khạc ra nhiều đờm không?

- Bệnh nhân có sốt không?

- Bệnh nhân có co giật không?

- Tư thế của bệnh nhân khi khó thở?

Thảo luận

Bệnh nhân, bệnh án, bảng kiểm

Giám sát, diễn giải, giải thích

Hỏi bệnh nhân và thảo luận

Quan sát và nêu câu hỏi

Khai thác tiền sử: chế độ ăn, chế độ sinh hoạt, điều kiện sống, môi trường, bệnh nhiễm khuẩn, dị ứng, các thuốc đã dùng.

Sang chấn tâm lý?

Thói quen xấu trong sinh hoạt.

Thảo luận

Bệnh nhân, bệnh án

Giám sát, hướng dẫn thảo luận

Hỏi bệnh nhân và thảo luận

Quan sát và nêu câu hỏi

Khám phát hiện:

- Dấu hiệu bệnh nặng: không uống nước và không ho đư­ợc, co giật, tiếng thở rít khi nằm yên

Tư thế của bệnh nhân khi khó thở, mức độ tím tái

- Đếm nhịp thở trong 1 phút, dấu hiệu co kéo cơ hô hấp, cánh mũi phập phồng, tiếng thở khò khè, đo nhiệt độ…

- Nhìn, sờ, gõ, nghe phổi

Làm mẫu, thảo luận

Bệnh nhân, ống nghe, đồng hồ, nhiệt độ, bảng kiểm

Giám sát, hướng dẫn thảo luận

Thực hành khám, phát hiện triệu chứng và thảo luận

Quan sát và nêu câu hỏi

Đề xuất và phân tích 1 số kết quả xét nghiệm (Xquang phổi, kết quả đo khí máu, pH máu, điện giải đồ)

Thảo luận

Bệnh nhân, xét nghiệm, phim phổi

Giám sát, hướng dẫn thảo luận

Thảo luận

Qua kết quả thảo luận

Chẩn đoán tại bệnh viện

Thảo luận


Giám sát, hướng dẫn

Thảo luận

Qua kết quả thảo luận

Ra y lệnh điều trị

Thảo luận


Giám sát, hướng dẫn thảo luận

Thảo luận

Qua kết quả thảo luận

Điều trị tại bệnh viện:

* Điều trị suy hô hấp:

- Cấp cứu ban đầu

- Dùng giãn cơ phế quản

- Điều trị nguyên nhân

- Điều trị biến chứng

* Hư­ớng dẫn bệnh nhân: ăn những thức ăn ít dị ứng, uống nhiều nướcvà tập thở

* Quyết định chuyển bệnh nhân

Thảo luận


Giám sát, hướng dẫn thảo luận

Thảo luận

Qua kết quả thảo luận

Tư­ vấn cho bệnh nhân cách tự chăm sóc, theo dõi và phòng bệnh tại nhà

Đóng vai

Kịch bản

Giám sát, hướng dẫn thảo luận

Thực hành đóng vai, thảo luận

Quan sát và qua câu trả lời

Hướng dẫn sinh viên tự học, nghiên cứu, lượng giá và vận dụng thực tế






Tài liệu, vật liệu, phương tiện dạy/học

1. Tài liệu dạy học

1. Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (2006). Thực tế tốt nghiệp tại cộng đồng (tài liệu dành cho sinh viên).

2. Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (2006). Thực tế tốt nghiệp tại cộng đồng (tài liệu dành cho giảng viên).

2. Tài liệu tham khảo

1. Bộ môn Nội (2004), Trư­ờng Đại học Y Thái Nguyên, Nội khoa bệnh học, tập 1.

2. Bộ môn Nội (2002), Trư­ờng Đại học Y Hà Nội, Bài giảng Nội khoa, tập 1.

3. Hội hen Dị ứng miễn dịch lâm sàng Việt Nam (2005), Những vấn đề thời sự về kiểm soát hen.

4. Hội hen Dị ứng miễn dịch lâm sàng Việt Nam (2005), Sổ tay hướng dẫn kiểm soát bệnh hen.

4. Vật liệu, phương tiện dạy học

Bệnh án lâm sàng, bệnh nhân, bộ câu hỏi,...

Bảng kiểm:

Bảng kiểm hỏi bệnh sử, tiền sử bệnh nhân hen phế quản

Stt

Nội dung

Mục đích

Yêu cầu phải đạt

1

Chào hỏi

Giao tiếp

Tạo được lòng tin, hợp tác

2

Lý do đến khám (triệu chứng chính)

Tiên lượng

Hỏi đ­ược triệu chứng bắt buộc bệnh nhân phải vào viện

3

Bệnh sử

Chẩn đoán được bệnh hen phế quản

Khai thác được triệu chứng:

- Khó thở: hoàn cảnh xuất hiện, tính chất, diễn biến, liên quan.

- Ho: xuất hiện sau khó thở hay trước, đờm mầu sắc, số lượng.

- Sốt: xuất hiện sau khó thở hay trước, tính chất của sốt.

- Các thuốc đã dùng, liều lượng, thời gian dùng, hiệu quả dùng thuốc…

- Các triệu chứng khác kèm theo: đau ngực, ăn uống…

3.1

Diễn biến triệu chứng khó thở

3.2

Diễn biến triệu chứng ho, khó thở cò cử

3.3

Các triệu chứng khác sốt, khạc đờm...

3.4

Điều trị tại nhà (giãn cơ, giảm ho, kháng sinh…)

3.5

Tình trạng đến viện (liên quan đến lý do vào viện)

4

Tiền sử

Chẩn đoán được nguyên nhân hen phế quản

Hỏi đ­ược tiền sử của bệnh nhân có liên quan đến bệnh hen phế quản:

- Có nhiễm bụi không? có mắc các bệnh phổi mạn tính không? có dùng thuốc gì gây khởi phát cơn hen không? Có dùng thức ăn gì lạ hoặc có sang chấn gì trước khi lên cơn hen trước kia và đợt này.

4.1

Nhiễm bụi (nghề, nghiện thuốc, môi tr­ường)

4.2

Dinh d­­­ưỡng (những thức ăn dễ dị ứng)

4.3

Sang chấn tâm lý, thói quen xấu trong sinh hoạt

4.4

Bệnh tật (ho, sốt, khó thở cò cử đã mắc, tiền sử dị ứng, bệnh hô hấp)

4.5

Các bệnh đã mắc và các thuốc đã dùng

4.6

Gia đình, xung quanh (tiền sử dị ứng)

5

Thái độ

Rèn luyện kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp tốt, ân cần, niềm nở, tự tin hỏi được đầy đủ, chính xác các vấn đề cần quan tâm.

Bảng kiểm kỹ năng khám bệnh nhân hen phế quản

STT

Nội dung khám

Mục đích

Yêu cầu phải đạt

1

Chào hỏi

Hợp tác của bệnh nhân

Tạo được sự tin tư­ởng của bệnh nhân

2

Khám đánh giá toàn trạng

Phân loại bệnh

Nhận định đư­ợc tinh thần của bệnh nhân

3

Đo nhiệt độ

Đánh giá sốt

Nhận định đ­ược mức độ sốt, xem có phải bội nhiễm? Hay bệnh nhân bị viêm phế quản thể hen, sốt trước hay sau khó thở. Đo nhiệt độ tại nách khi thăm khám

4

Đo mạch, huyết áp

Đánh giá mạch, huyết áp bệnh nhân

Nhận định đ­ược các chỉ số sinh tồn của bệnh nhân. Mạch và huyết áp thường tăng trong suy hô hấp, mức độ tăng. Đo mạch, huyết áp hai lần liên tục tay trái tư thế nằm sau đó đo định kỳ 3 giờ/lần.

5

Đếm nhịp thở và đánh giá (thở nhanh, thở chậm, cơn ngừng thở)

Đánh giá mức độ suy hô hấp

Đặt tay lên bụng bệnh nhân hoặc quan sát đếm số lần hít vào trong một phút, xem khó thở chậm hay khó thở nhanh nông.

6

Tìm dấu hiệu co kéo cơ hô hấp

Đánh giá mức độ suy hô hấp

Quan sát các cơ vùng lồng ngực khi bệnh nhân thở xem có co rút không nhất khi bệnh nhân hít vào.

7

Nghe tiếng thở rít/ thở khò khè

Đánh giá mức độ suy hô hấp

Lắng nghe tiếng thở khi bệnh nhân thở xem có tiếng thở rít hay tiếng thở khò khè không?

8

Tìm dấu hiệu tím và đánh giá mức độ

Đánh giá mức độ suy hô hấp

Quan sát vùng quanh mũi, môi, ngọn chi xem có tím không, mức độ tím.

9

Khám cơ quan hô hấp phát hiện các triệu chứng bệnh lý

Phát hiện đ­ược triệu chứng bệnh lý giúp chẩn đoán bệnh

- Nhìn lồng ngực phát triển bình thường không? có dấu hiệu lồng ngực hình thùng ở người hen lâu ngày không?

- Sờ và gõ xem có hiện tượng ứ khí (rung thanh tăng, gõ vang hơn bình thường).

- Nghe có ran ngáy, rít và ẩm không? nếu có thì có nhiều không?

10

Khám các cơ quan khác

Đánh giá mức độ và biến chứng của bệnh

Khám đúng và phát hiện đ­ược triệu chứng có trên bệnh nhân của các bệnh kèm theo. Đặc biệt phát hiện các triệu chứng đánh giá biến chứng tâm phế mạn của bệnh: gan có to không? với tính chất gan tim? Phù không?

Bảng kiểm kỹ năng chẩn đoán bệnh nhân hen phế quản

Stt

Nội dung

Mục đích

Yêu cầu phải đạt

1

Chuẩn bị bệnh nhân

Nêu đ­ược các triệu chứng có giá trị

Đầy đủ xét nghiệm, tập hợp các triệu chứng bệnh nhân có

2

Chẩn đoán xác định

Chẩn đoán đ­ược bệnh nhân bị bệnh hen cụ thể tại viện hay ở cộng đồng.

Dựa vào. Được chứng kiến cơn hen điển hình

+ Có hội chứng phế quản (ho, khó thở, phổi có ran ngáy, rale rít, rale ẩm, XQ).

+ Có hội chứng suy hô hấp cấp (tím, co kéo cơ hô hấp, vã mồ hôi…)

+ Có tiền sử bị bệnh hen >2 năm trở lên.

+ Phát hiện được phổi quá sáng

2.1

Hội chứng phế quản

2.2

Hội chứng suy hô hấp cấp

2.3

Triệu chứng tiền sử

2.4

Triệu chứng X quang

3

Chẩn đoán phân biệt

Chẩn đoán phân biệt đ­ược với các bệnh khác

- Hen tim

- Viêm phế quản mạn đợt cấp

- Dị vật đường thở

- Các khối u phế quản

4

Chẩn đoán bậc hen

(Theo bảng phân bậc trên)

Chẩn đoán đ­ược các bậc cơn hen phế quản

- Bậc 1 nhẹ cách quãng

- Bậc 2 nhẹ liên tục

- Bậc 3 trung bình dai dẳng

- Bậc 4 nặng dai dẳng

5

Chẩn đoán nguyên nhân

Chẩn đoán đ­ược (hoặc nghĩ đến) do nguyên nhân nào

- Do dị ứng

- Do nhiễm trùng

- Do gắng sức, sau sang chấn

- Hen nội sinh

6

Chẩn đoán biến chứng

Chẩn đoán đ­ược biến chứng

- Nhiễm trùng: viêm phế quản, lao phổi…

- Giãn phế quản, giãn phế nang, xơ phổi.

- Tâm phế mạn.

Bảng kiểm kỹ năng ra quyết định điều trị bệnh nhân hen phế quản

Stt

Nội dung

Mục đích

Yêu cầu phải đạt

1

Chuẩn bị bệnh nhân

Chào hỏi

Chuẩn bị về tâm lý

Tạo được sự tin t­ưởng, hợp tác của bệnh nhân

2

Điều trị



2.1

Chống suy hô hấp:

- Khai thông đường thở (tùy theo mức độ): Thở ôxy, hút đờm dãi, khí dung…

- Dùng thuốc giãn cơ phế quản

- Liệu pháp Corticoit

Giúp điều trị có hiệu quả, an toàn

- Thở ôxy: thở liều cao, nếu có biến chứng tâm phế mạn thì thở liều thấp ngắt quãng.

- Salbutamol (uống) hoặc Diaphylin (Tiêm tĩnh mạch chậm)

- Depersolon (Tiêm tĩnh mạch)

- Khí dung

2.2

Chống nhiễm trùng (nếu có) bằng kháng sinh

Giúp điều trị có hiệu quả, an toàn

Dùng kháng sinh phổ rộng, ít dị ứng.

2.3

Điều trị theo bậc




Bậc 1

Điều trị theo mức độ bệnh

Cường beta 2 hoặc Bromua Ipratropium uống <>

Không cần dự phòng


Bậc 2

Cường beta2 hoặc Bromua Ipratropium uống 3 - 4lần/ngày

Hàng ngày: Cocticoid hít: 200-400mcg


Bậc 3

Cư­ờng beta2 hoặc Bromua Ipratropium uống 3 - 4 lần/ngày

Cocticoid hít 400 - 500 mcg/ngày


Bậc 4

Cư­ờng beta2 hoặc Bromua Ipratropium uống 3 - 4lần/ngày

Hàng ngày: coticoid hít hoặc corticoid toàn thân

2.4

Điều trị triệu chứng:

- Chống rối loạn nước và điện giải

- Dùng thuốc ho, long đờm

- Hạ sốt ( nếu có).

Giúp điều trị có hiệu quả, an toàn

- Truyền nước, điện giải và kiềm tốt nhất theo điện giải đồ.

- Mucitux, Acemux…

- Hạ sốt: Paracetamol…

3

Chăm sóc, ăn uống, theo dõi và diễn biến của bệnh

- Giúp điều trị có hiệu quả hơn

-Tập thở, vỗ rung lồng ngực.

- Uống nhiều nước, đủ năng lượng, giàu dinh dưỡng và sinh tố không dùng thức ăn bị dị ứng và các chất kích thích.

Bài tập dạy/học

1. Bài tập tình huống

Tình huống 1

Mục tiêu:

- Phát hiện đ­ược các dấu hiệu bệnh.

- Chẩn đoán (phân loại) đúng.

- Điều trị đ­ược một bệnh nhân có cơn hen phế quản.

Trường hợp:

Bệnh nhân nam 34 tuổi, Gần đây bệnh nhân ho nhiều, ho tăng về đêm, có tiếng thở rít. Thời gian gần đây bệnh nhân có cơn khó thở về đêm 7 lần trong 1 tháng. Khám thấy bệnh nhân tỉnh, vã mồ hôi, có tiếng thở thô ráp khi bệnh nhân thở vào, nhiệt độ 3708C, không nôn, nói đứt quãng, nghe phổi nhiều ran rít, ran ngáy, nhịp thở 30 lần/phút, tim nhịp nhanh 120 lần/phút, không phù, không có gan to. Ngoài ra không có triệu chứng gì khác.

Nội dung:

- Chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân.

- Ghi những xác định điều trị cần thiết cho bệnh nhân, chú ý những xác định điều trị cấp cứu.

Trả lời:

- Bệnh nhân bị hen phế quản.

- Xử trí: Đảm bảo hô hấp cho bệnh nhân bằng thở oxy, và dùng các thuốc giãn cơ phế quản. Nếu bệnh nhân tiếp tục suy hô hấp nặng thêm, cần đặt nội khí quản, cho bệnh nhân thở máy.

2. Bài tập thực hành đóng vai

2.1.Mục tiêu

Sử dụng khả năng giao tiếp tốt để khuyên bệnh nhân dùng thuốc điều trị phòng hen phế quản tại nhà. Nêu những dấu hiệu nặng bệnh nhân cần đến khám ngay tại các cơ sở y tế.

2.2. Nội dung

- Tình huống: Cán bộ y tế đã điều trị bệnh hen phế quản cho bệnh nhân 34 tuổi, bệnh ổn định và được ra viện. Trong thời gian bệnh nhân mắc bệnh, bệnh nhân lo mghĩ nhiều cán bộ y tế tư vấn và giải thích cho bệnh nhân, đồng thời hướng dẫn cách sử dụng thuốc phòng hen phế quản tại nhà và những dấu hiệu bệnh nặng cần đến khám ngay tại các cơ sở y tế.

- Phân công vai diễn:

+ Vai cán bộ y tế: Hướng dẫn bà mẹ cách cho trẻ sử dụng thuốc tại nhà, cách cho ăn, uống và các dấu hiệu cần đưa trẻ đến khám ngay.

+ Vai bệnh nhân: Nêu các thông tin bổ sung thực tế nếu cảm thấy hợp lý với tình huống và nên cư sử như một bệnh nhân thực sự.

+ Các sinh viên khác: không cản trở trong khi đóng vai, quan sát vai cán bộ y tế khi hư­ớng dẫn cho bệnh nhân, chuẩn bị thảo luận sau khi quan sát.

- Sau khi đóng vai: tiến hành thảo luận.

+ Cán bộ y tế có hoàn thành việc đư­a các thông tin về sử dụng thuốc tại nhà, chế độ ăn, uống và những dấu hiệu đ­ưa bệnh nhân đến khám ngay không?

+ Cán bộ y tế có đư­a ra lời khuyên thích hợp đối với trư­ờng hợp của bệnh nhân không? Có lời khuyên nào không thích hợp không?

+ Cán bộ y tế có sử dụng kỹ năng giao tiếp tốt không? Có sử dụng các ngôn từ đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu không?

+ Cán bộ y tế có đặt ra những câu hỏi kiểm tra thích hợp không?

+ Đối với các lời khuyên đã đưa ra, liệu các bệnh nhân có thực hiện không? Nếu không, bạn có thể nghĩ ra cách nào để các bệnh nhân có thể cải thiện việc cho ăn, uống và có thể làm theo?

- Cuối cùng giáo viên cho ý kiến và kết luận.

Lượng giá

1. Công cụ lượng giá

Thang điểm đánh giá kỹ năng hỏi bệnh sử, tiền sử và làm bệnh án

STT

Nội dung

Thang điểm

Hệ số

0

1

2

1

Chào hỏi, làm quen

1




2

Thủ tục hành chính

1




3

Lý do đến khám (triệu chứng chính)

1




4

Bệnh sử

4.1

Diễn biến triệu chứng sốt

2




4.2

Diễn biến triệu chứng ho, khó thở

4




4.3

Các triệu chứng khác

1




4.4

Điều trị tại nhà (giãn cơ, giảm ho…)

1




4.5

Tình trạng đến viện

2




5

Tiền sử

5.1

Sản khoa

1




5.2

Dinh d­ưỡng (thức ăn gây dị ứng)

1




5.3

Phát triển (cân nặng, chiều cao)

1




5.4

Bệnh (ho sốt, khó thở đã mắc, tiền sử dị ứng với các dị nguyên)

3




5.5

Tiêm chủng mở rộng

1




5.6

Gia đình, xung quanh, nhà trẻ

2




6

Thái độ (ân cần, niềm nở, tự tin)

1





Tổng điểm (cả hệ số)

46

Đánh giá cho điểm

0 điểm: Không hỏi

1 điểm: Hỏi ch­ưa hoàn chỉnh, chư­a rõ triệu chứng

2 điểm: Hỏi đúng, phát hiện triệu chứng đúng

Tổng điểm: 46

Đánh giá kết quả

23 - 31: Trung bình 31 - 39: Khá 39 - 46: Giỏi

Thang điểm đánh giá kỹ năng khám bệnh nhân hen phế quản

STT

Nội dung

Thang điểm

Hệ số

0

1

2

1

Chào hỏi, làm quen

1




2

Khám đánh giá toàn trạng

1




3

Cặp nhiệt độ

1




4

Đo mạch, huyết áp

1




5

Đếm nhịp thở và đánh giá (thở nhanh, thở chậm, cơn ngừng thở)

3




6

Tìm dấu hiệu co kéo cơ hô hấp

3




7

Nhìn và nghe tiếng thở rít/thở khò khè

3




8

Tìm dấu hiệu tím và đánh giá mức độ

3




9

Khám cơ quan hô hấp phát hiện các triệu chứng bệnh lý:

+ Nhìn

+ Sờ

+ Gõ

+ Nghe

2

2

2

2




10

Khám các cơ quan khác phát hiện các triệu chứng bệnh lý và biến chứng của bệnh hen (tuần hoàn, tiêu hóa…)

1




Tổng điểm (cả hệ số)

50

Đánh giá cho điểm:

Không khám: 0 điểm

Khám ch­ưa hoàn chỉnh hoặc khám phát hiện triệu chứng không đúng: 1 điểm

Khám đúng, phát hiện triệu chứng đúng: 2 điểm

Tổng điểm: 50

Đánh giá:

25 - 34: Trung bình

35 - 43: Khá

44 - 50: Giỏi

Thang điểm đánh giá kỹ năng chẩn đoán hen phế quản

STT

Nội dung

Thang điểm

Hệ số

0

1

2

1

Chuẩn bị bệnh nhân (lâm sàng, cận lâm sàng), bệnh án.

2




2

Giới thiệu, làm quen

1




3

Chẩn đoán xác định


3.1

Hội chứng nhiễm trùng

3




3.2

Triệu chứng khó thở

3




3.3

Triệu chứng thực thể tại phổi

3




3.4.

Triệu chứng X quang

2




4

Chẩn đoán phân biệt:

3




5

Chẩn đoán mức độ cơn hen (bậc 1, bậc 2, bậc 3, bậc 4)

3




6

Chẩn đoán nguyên nhân

1




7

Chẩn đoán biến chứng

1




8

Chẩn đoán giai đoạn

1




9

Ghi vào bệnh án

1




Tổng điểm

48

Tiêu chuẩn:

0 điểm: Không làm

1 điểm: Làm ch­ưa hoàn chỉnh, không đúng

2 điểm: Làm đúng

Tổng điểm: 48

Đánh giá:

24 - 33: Trung bình

34 - 42: Khá

43 - 48: Giỏi

Thang điểm đánh giá kỹ năng ra quyết định điều trị hen phế quản

STT

Nội dung

Thang điểm

Hệ số

0

1

2

1

Chuẩn bị bệnh nhân (toàn trạng, nhịp thở, tím…), bệnh án

2




2

Giới thiệu, giảI thích gia đình

1




3

Điều trị

3.1.

Điều trị khó thở ( tùy theo mức độ)

4




2.2.

Chống nhiễm trùng: kháng sinh ( nếu có )

4




3.3.

Điều trị triệu chứng (sốt, ho, mất nước …)

3




4

Chăm sóc, ăn uống: bảo đảm dinh d­ưỡng, theo dõi diễn biến của bệnh

2




5

Ghi chép vào bệnh án

1




Tổng điểm

34

Tiêu chuẩn:

0 điểm: Không làm

1 điểm: Làm ch­ưa hoàn chỉnh, không đúng

2 điểm: Làm đúng

Tổng điểm: 34

Đánh giá:

17 - 23: Trung bình

24 - 29: Khá

30 - 34: Giỏi

2. Phương pháp lượng giá

Quan sát sinh viên thực hiện các nội dung theo mục tiêu của chủ đề, đánh giá mức độ hoàn thành các chỉ tiêu.

3. Thời gian

Lượng giá khi hướng dẫn sinh viên hỏi bệnh, thăm khám và điều trị bệnh nhân.

Tổ chức dạy/học

1. Sử dụng kế hoạch bài giảng

Giảng viên sử dụng kế hoạch bài giảng để giảng dạy đảm bảo thời gian đã phân bổ, sử dụng các phương pháp, phương tiện, thực hiện các hoạt động đã dự kiến để hoàn thành việc dạy/học cho từng phần của bài học. Trong quá trình dạy/học giảng viên có thể linh hoạt vận dụng các tình huống, câu hỏi, hoạt động dạy/học phù hợp, cập nhập thực tế nhằm đạt được mục tiêu với chất lượng và hiệu quả cao.

Sau bài giảng, giảng viên sẽ hỏi, yêu cầu sinh viên thực hành lại hoạt động lâm sàng, giảng viên căn cứ vào bảng kiểm lượng giá để đánh giá kỹ năng của sinh viên.

Thời gian lượng giá vào cuối mỗi chủ đề. Tùy theo mỗi chủ đề dài hay ngắn mà phần lượng giá tương ứng.

2. Tổ chức thảo luận nhóm, đóng vai...

Tổ chức dạy/học tại phòng, giảng viên giảng trực tiếp trên người bệnh về cách thăm khám, phát hiện triệu chứng, chẩn đoán và điều trị.

Tại hội trường, giảng đường của khoa, giảng viên cho sinh viên thảo luận nhóm về những vấn đề thực hành trên bệnh nhân.

Hướng dẫn tự học, tự nghiên cứu, vận dụng thực tế

1. Hướng dẫn sinh viên tự học, tự nghiên cứu

Sinh viên nên học tập tại phòng khám Nội vì sẽ có nhiều bệnh nhân, sinh viên sẽ thực hành khai thác triệu chứng, tiền sử và chẩn đoán bệnh hen phế quản, tư vấn cho bệnh nhân về điều trị và phòng bệnh hen ở tại nhà. Sinh viên cần đọc các tài liệu hướng dẫn xử trí hen của hội hen - dị ứng.

- Đánh giá các dấu hiệu: thở nhanh, rút lõm lồng ngực, thở rít khi nằm yên … Sử dụng phác đồ để chẩn đoán cho bệnh nhân.

- Thực hành đọc phim tim phổi.

- Chỉ định các phác đồ điều trị hen phế quản.

- Thực hành điều trị các mức độ hen phế quản.

- Thực hành hướng dẫn cho bệnh nhân dùng thuốc tại khoa.

- Phân độ và theo dõi kết quả điều trị và thay đổi phân độ.

2. Vận dụng thực tế

Hiện nay chẩn đoán hen tương đối rộng rãi, đo lưu lượng đỉnh rất có ý nghĩa cho chẩn đoán nhưng không phổ biến tại các cơ sở điều trị, do vậy chẩn đoán hen chủ yếu dựa vào lâm sàng.

Những bệnh nhân có tiền sử dị ứng cần thận trọng khi sử dụng các thuốc có nguy cơ gây cơn hen như aspirin, kháng sinh... Lựa chọn thuốc hen cũng cần lưu ý các tác dụng phụ như gây tăng nhịp tim, run… Thực hành sử dụng các thuốc dạng phun mù. Khi sử dụng thuốc cần phải phù hợp với từng trường hợp bệnh, điều kiện của bệnh nhân và điều kiện của bệnh viện.

Cần lưu ý hướng dẫn bệnh nhân không nên sử dụng các loại thuốc nam khi không rõ nguồn gốc và tác dụng. Hiện nay nhiều loại thuốc nam có pha trộn tỉ lệ cao corticoit, khi bệnh nhân sử dụng có thể giảm cơn hen nhưng sẽ gây các tác dụng phụ nặng nề của corticoit.

About this entry

Đăng nhận xét

 

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health


About me | Author Contact | Powered By Blogspot | © Copyright  2008