ĐIỆN GIẬT - Cấp cứu thực hành

Bài viết tương đối dài, mời bạn click vào "tiêu đề" hoặc "đọc thêm..." để xem toàn bộ bài viết

I/ TRIỆU CHỨNG:
1. Khi bị điện giật, toàn bộ các cơ quan của BN co giật mạnh, gây ra 2 tình huống:
- Nạn nhân bị bắn ra xa vài mét, có thể bị chấn thương.
- Nạn nhân bị dán chặt vào nơi truyền điện: cần đề phòng nạn nhân ngã, gây thêm các chấn thương khi cắt điện.

2. Ngừng tim phổi:
Nạn nhân có thể ngừng thở trước rồi ngừng tim sau: nạn nhân xanh tím, tiếp theo là hôn mê. Thông thường nhất là ngừng tuần hoàn do rung thất rồi ngừng tim.

Chẩn đoán ngừng tim phổi dựa vào các triệu chứng:
a. Ngất: mặt nạn nhân trắng bệch rồi tím dần, hôn mê, ngừng thở.
b. Mạch bẹn không bắt được.
c. Đồng tử giãn to.

3. Dòng điện cao thế có thể gây:
- Bỏng, đôi khi bỏng rất nặng nếu điện thế càng cao và thời gian tiếp xúc càng lâu. Vết bỏng không đau, không chảy nước, không làm mủ, khó đánh giá được tổn thưởng ở sâu.

- HC suy thận cấp: vài giờ sau khi bị điện cao thế giật, BN đã hồi tỉnh bỗng nhiên đái nước tiểu màu đỏ sẫm rồi sau đó vô niệu. Xét nghiệm máu có thể thấy CPK tăng cao (đái ra myoglobin). Dòng điện cao thế hủy hoại tổ chức cơ phóng thích ra myoglobin làm tắc các ống thận, gây viêm thận cấp.

II/ XỬ TRÍ:
a. Phương châm can thiệp nhanh, tại chỗ, chỉ có 3 phút để hành động cấp cứu liên tục.
b. Xử trí cụ thể:

1. Hồi sinh tim phổi:
- Phải tiến hành song song hồi sức tim mạch và hô hấp.
- Nếu có máy phá rung, làm ngay sốc điện không cần ghi điện tim.

2. Các động tác hồi sinh tim phổi theo giai đoạn:
- Cách điện: chú ý đề phòng nạn nhân ngã, đề phòng điện giật người hàng loạt.
- Hô hấp miệng- miệng, đấm vào vùng trước tim 5 cái.
- Nếu tim không đập lại, phải bóp tim ngoài lồng ngực, 15 lần bóp tim 2 lần hô hấp miệng- miệng. Tiếp tục làm cho đến khi kíp cấp cứu lưu động đến.
- Khi kíp cấp cứu lưu động đến: thay thế hô hấp miệng- miệng bằng mặt nạ oxy nối với bóng Ambu. Làm xét nghiệm tại chỗ chuyển nạn nhân đến trạm cấp cứu hoặc trung tâm cấp cứu.
- Ở trạm hoặc trung tâm cấp cứu: đặt ống nội khí quản, hô hấp nhân tạo có oxy. Tiếp tục bóp tim nếu tim chưa đập lại. Ghi điện tim và theo dõi điện tim 24 giờ liền vì nạn nhân có thể rung thất lại.

3. Hồi sức thể dịch:
- Chống toan chuyển hóa bằng natri bicarbonat 1,4% 500ml truyền tĩnh mạch.
- Chống shock và tiêu cơ bằng truyền dịch nhiều trên 200ml/kg/24h.
- Chống rối loạn điều hòa thân nhiệt sau ngừng tim, thiếu oxy não.
- Chống suy thận cấp, vô niệu bằng furosemid, lọc màng bụng hoặc thận nhân tạo.

About this entry

Đăng nhận xét

 

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health


About me | Author Contact | Powered By Blogspot | © Copyright  2008