PHƯƠNG PHÁP KHẮC PHỤC NÓI LẮP

Bài viết tương đối dài, mời bạn click vào "tiêu đề" hoặc "đọc thêm..." để xem toàn bộ bài viết

1. Nguyên nhân dẫn đến nói lắp:

Khi mình suy nghĩ quá nhanh và muốn nói thật nhanh để bắt kịp suy nghĩ đó thì hay xảy ra tình huống là không phát âm được một từ nào đó, vì thế lời nói bị gián đoạn (ý trong đầu nhanh hơn tiếng nói).

Lưỡi đặt không đúng vị trí khi phát âm những từ có phụ âm đầu giống nhau hoặc liền kề nhau.

Nói lắp là một bệnh lý do thiếu bình tĩnh và kém tự tin.

1. Cách khắc phục:

* Cố gắng nói thật chậm rãi mỗi khi muốn diễn đạt một ý nào đó, nghĩ trước khi nói, rõ ràng từng chữ. Tập trung giữ tốc độ nói không đổi (vì thông thường sẽ có xu hướng càng lúc càng nói nhanh hơn)

* Kiên trì tập luyện, mỗi giờ, mỗi ngày.

* Kiên trì liên tục, làm chủ ngôn ngữ của mình, lâu dần thành thói quen mới không còn nói cà lăm nữa.

* Tập hát thật nhiều bài hát.

* Tự tin vào lời nói của mình.

* Đừng mặc cảm vì nói lắp, cứ cười đùa và nói chuyện vui vẻ.

* Mỗi ngày để 40-60 phút để tập nói và tập đọc: đọc thông thả, rõ từng chữ, nhưng phải trôi chảy. Tập nói trước gương khoảng 20-30 phút.

* Hít sâu một hơi thở nhẹ rồi nói.

* Phải tập tính tự tin trước đám đông, không nên tự ti, mặc cảm, tập kiềm chế cảm xúc, bạn phải kiên trì tập luyện và lạc quan.

* Siêng năng luyện tập thể dục thể thao, tập thở.

* Cố gắng không để ảnh hưởng bởi sự giễu cợt hay nhếch miệng của người khác.

* Có quyết tâm cao, tin tưởng tuyệt đối vào kết quả mình sẽ đạt được.

* Tập ở mọi lúc mọi nơi.

* Luyện tập theo giọng nói của những người nói hay, nói tròn vành rõ chữ và truyền cảm, những người MC, phát thanh viên…

* Để ý hơi thở, thân thể, tiếng nói của mình, … tự nhiên tiếng nói sẽ chậm lại và sẽ không còn nói lắp nữa. Để ý - để ý - để ý ( làm gì biết đó – ví dụ biết mình đang xem tivi, đang thuyết trình, đang ăn, đang nuốc, đang uống… chứ không phải đang thuyết trình mà lại lo mình nói có hay không). Khi để ý thì không có sự sợ hãi, lo lắng nhiều, … suy nghĩ chậm lại.

* Khắc phục tình trạng lưỡi đặt không đúng vị trí: đơn giản và dễ chữa nhất là tìm hai hòn sỏi bằng đầu ngón cái, rửa sạch, rồi ngậm vào hai bên khoang miệng. Tập phát âm những cụm từ khó ví dụ “lòng lợn chấm nước lèo”, “nỡ lòng nào”, “nồi đồng nấu ốc nồi đất nấu ếch”. Cũng với cách này, có thể nhờ bạn bè làm khán giả để tự mình giải trình một vấn đề gì đó, nên lồng những từ khó và lặp phụ âm liên tiếp, ví dụ lóng la lóng lánh, trống huếch trống hoác, trời trăng trong trẻo,…

* Mỗi ngày chuẩn bị một chủ đề và tập thuyết trình, diễn thuyết chủ đề đó.

1. Những người nói lắp và phương pháp điều trị:

Những nhân vật nổi tiếng sau đây là những ngươì bị lắp nhưng có thể nói luông tuồng trước công chúng hay máy quay phim mà không bị vấp váp: thủ tướng Anh Winston Churchill, tài tử Marilyn Monroe, tài tử James Earl Jones, tài tử Bruce Willis, tài tử Jimmy Stewart, ca sĩ Carly Simon, ca sĩ Mel Tillis, Newton, Anhxtanh…..

Phương pháp điều trị thành công:

MC Thanh Bạch: nói chậm rãi từng chữ, đọc theo phát thanh viên và đã khắc phục được tật nói lắp.

William Theodore Walton ( vận động viên và phát thanh viên cho chương trình bóng rổ, Mỹ): trò chuyện hay giao tiếp với người khác là một kĩ năng, nó phải trải qua quá trình rèn luyện lâu dài và kiên trì, phụ thuộc vào nhận thức, sự nỗ lực của bản thân và một ít sự giúp đỡ của người khác thì sẽ làm được những gì mà người khác làm được. Sau một thời gian luyện tập, từ một người hoàn toàn không thể nói năng lưu loát, dù chỉ là một lời cảm ơn, tôi trở thành người tường thuật các chương trình thể thao truyền hình và có khả năng diễn thuyết trước công chúng. Nếu người khác có thể làm được tại sao tôi lại không? Hãy tiến tới phía trước và đừng sợ phải thất bại. Khi bạn vấp ngã, chớ vội thoái lui, hãy làm lại từ đầu. Hãy tìm ra bước chạy của bạn, nhịp điệu của bạn và trận đấu của bạn. Không ai không mắc sai lầm. Những gì ta làm sau khi đã mắc sai lầm sẽ quyết định thành công của ta sau này.

Can Trường (1930 - 1977) là một diễn viên kịch nói kì cựu của sân khấu Việt Nam-Mặc dù có tài diễn xuất, nhưng ông lại có tật nói lắp. Để khắc phục điều này, ông luôn tập vở rất kĩ và nhấn nhá trước khi nói lắp, điều này giúp ông có được những thành công về đài từ trên sân khấu.

Nghệ sĩ tài năng I. N. Pevxôp: Ở ngoài đời ông bị tật nói lắp, nhưng trên sân khấu ông đã khắc phục được nhược điểm này. Bằng cách nào vậy? Nghệ sĩ đã ám thị mình rằng trên sân khấu không phải ông, mà là một người khác nói và diễn, đó là nhân vật của vở diễn, con người không nói lắp.

Keith D. Harrell: Từ một cậu bé nhút nhát, mắc tật nói lắp, ông đã trở thành một diễn giả và tác giả hàng đầu thế giới, truyền nguồn cảm hứng cho hàng triệu người thay đổi cuộc sống một cách diệu kỳ…

Và nhiều người khác nữa….

About this entry

Đăng nhận xét

 

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health


About me | Author Contact | Powered By Blogspot | © Copyright  2008