Quá trình trị liệu bệnh nói lắp

Cô Phyllis Foundis sinh sống bằng những từ ngữ. Người phụ nữ 30 tuổi này là một nhà viết lời quảng cáo cho những sản phẩm thành công và hiện đang cộng tác với một trong những cơ sở hàng đầu ở Luân Đôn, các nhân chủ của cô có cả Lancôme và L’ Oréal.

Tuy vậy đôi khi, thậm chí muốn nói một tiếng chào đối với cô cũng là điều khó khăn. Trong những tình huống căng thẳng, những từ bắt đầu bằng chữ “h” hay chữ “a” làm cho cô bị lắp bắp, đỏ mặt, lưỡng lự và phải mất vài lần cố gắng mới thốt nên lời được.

Đối với cô Foundis, cũng như đối với những người mắc bệnh cà lăm khác (tỷ lệ mắc bệnh là 1 trong 100 người), đó là một cảm giác vô cùng khó chịu. Cô tâm sự: “Triệu chứng thiêu đốt, gây bực dọc đến tận tâm cang tôi. Tôi cho rằng người ta coi những kẻ bị chứng nói lắp như một dấu hiệu của sự yếu đuối .

Không có gì thất vọng hơn khi biết những gì bạn muốn nói, mỗi ngôn ngữ đều đã được chuẩn bị sẵn, nhưng lại không thể nói lên được”. Foundis bắt đầu, hay còn gọi là chứng nói cà lăm, từ năm lên 8 tuổi và từ đó triệu chứng luôn luôn trở thành một nỗi ám ảnh khổ tâm của cô.

Trong lúc chữ viết cho phép cô diễn tả lời lẽ một cách lưu loát, thì những ngôn từ muốn thoát khỏi làn môi của cô quả thật là điều muôn vàn khó khăn. Qua nhiều năm, cô đã tiến được một bước dài trong quá trình khắc phục vấn đề.

Cũng như nhiều người cà lăm khác, cô Foundis đã học cách ăn nói lưu loát hơn, bằng cách áp dụng các kỉ thuật nhhư tập nói lại những câu để tránh những âm khó nói, nói chậm và nói những âm tiết kéo dài một cách thận trọng, đồng thời áp dụng một phương pháp gọi là “bỏ meo”, giúp cô phát triển trạng thái thư giãn trong phản ứng đối với những tình huống căng thẳng.

Trong những tình huống thông thường, hiện tại cô đã rất thành công khi áp dụng các phương pháp của cô. Cô tâm sự: “thuở còn niên thiếu, việc đối phó với chứng cà lăm là một sự khủng hoảng tinh thần, vì tôi cứ sợ hễ mở miệng ra là người ta sẽ biết tôi cà lăm.

Thậm chí tôi còn cố gắng che giấu điều đó đối với chồng tôi, vì tôi e rằng nếu tôi ăn nói cà lăm hơn anh ấy sẽ bỏ tôi”, nhưng nếu những biện pháp che giấu có đem lại kết quả hoặc né tránh êm thắm sự cố, thì chúng tôi cũng không giải quyết được vấn đề.

Tật nói lắp là một triệu chứng rối loạn bí ẩn gây nên sự đề kháng lại với trạng thái kiểm soát có nhận thức. Nó có thể đến rồi đi không báo trước, và có thể đôi khi khả quan hơn, đôi khi tệ hại hơn. Phổ biến nhất, nó xuất hiện rõ rệt nơi trẻ em ở các độ tuổi lên hai cho tới lên năm tuổi, khi các em phát triển khả năng nói, nhưng cũng có thể xuất hiện hoàn toàn bất ngờ, như trường hợp cô Foundis, rồi biến mất nhanh chóng.

Có những thông tin cho thấy những người cà lăm đã trở về phong độ bình thường ngay lập tức sau khi trải qua những biến cố bất hạnh như rơi máy bay hoặc tai nạn xe cộ. Tật có thể đỡ hơn bằng cách ca hát, nói thì thầm, hoặc như trường hợp cô Foundis, khi cô nói trực tiếp vào máy quay phim của chồng cô, một nhà làm phim.

Tật nói lắp không phải ai cũng như ai. Ví dụ như có một số người nói lắp âm “th”, một số khác âm “k” hay “r”; 80% trẻ em thoát khỏi cố tật này. Tật nói lắp dai dẳng hơn ở nam giới (có khoảng 55 triệu nam giới trên khắp thế giới bị tật này), nhưng số bệnh nhân nữ lại chiếm cao hơn.

Trên thực tế, lời giải thích về bệnh chứng đã lôi cuốn sự tư duy của các nhà khoa học qua nhiều năm. Các lập luận gần đây cho rằng yếu tố chính là các sự cố tâm lí. Nỗi khủng hoảng tinh thần thời thơ ấu, sự tranh đua giữa anh em, sự chế ngự cảm xúc, thậm chí kể cả quan hệ tình dục, đều là nguyên nhân dẫn đến một hậu quả lo âu trầm trọng trong tật cà lăm.

Các biện pháp điều trị gồm có tham vấn, cố gắng hoá giải những âu lo liên quan tới chứng nói lắp, và các phương pháp trị liệu phát âm, giúp cho người nói tự họ diễn đạt được một cách lưu loát hơn. Nhưng các chuyên gia trị liệu còn nghi ngờ rằng lời giải thích này chỉ là phần nào của bức tranh lớn tổng thể. Họ cho rằng tật cà lăm không đơn giản chỉ là một vấn đề tâm lý.

Các cuộc nghiên cứu cho biết những người cà lăm không bị bực bội, kích thích thần kinh hay nhút nhát gì hơn so với người khác. Chứng lo âu biểu hiện qua những người nói cà lăm dường như chỉ là một sự thổi phồng. Một giải thích mới có sức thuyết phục do các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực thần kinh học, phóng xạ học và phát âm bệnh học cùng cho rằng, tật nói lắp có thể là hậu quả của “một tai nạn về thần kinh bệnh lý”.

Qua các thiết bị quét X quang bằng phát xạ dương điện tử PET (positron emission tomography scanners), sản xuất các hình ảnh 3 chiều các hoạt động sinh học trong não bộ, đã cho phép các nhà nghiên cứu quan sát được sự tư duy trong hành động ngay từ bước đầu tiên, và các cuộc nghiên cứu bằng hình ảnh này đã tiết lộ những điểm khác nhau nổi bật về phương diện sinh lý não bộ của những người mắc tật cà lăm và những người không bị cà lăm.

“Những người cà lăm có thể đã sử dụng sai phần cầu não khi họ phát biểu”. Đó là tiết lộ của ông Peter Fox, chuyên gia thần kinh kiêm giám đốc nghiên cứu hình ảnh thuộc Trung Tâm Khoa Học sức khỏe ở đại học Texas. Kết hợp với các thành viên thuộc phòng thí nghiệm của ông, các ông Roger và Janis Ingham, đều là các giáo sư về các khoa học phát âm và thính giác tại đại học California, ông Fox đã công bố một bằng chứng về tình trạng bị “trượt dây thần kinh” trong các phần não bộ bên phải của những người mắc tật nói lắp.

Quá trình quét hình nơi những người không cà lăm cho thấy cả hai bên não bộ của họ đều phản ứng khi họ nói, với bên trái hoạt động mạnh hơn. Ngược lại, nơi những người cà lăm cho thấy phía bên phải lại hoạt động mạnh hơn. Cộng thêm, những biểu hiện bất thường này xuất hiện khi người nói lắp đang hoàn toàn im lặng và đơn giản tự hình dung họ đang nói lắp,hơn là hoạt động não bộ bị kích hoạt bỡi những nổ lực để phát âm.

Thật ra, ý nghĩ liên kết tật cà lăm với các phần quan trọng của não bộ không mới.Trong các thập niên 1920 và 1930, người ta đã cho rằng tật nói lắp phát sinh do sự ép buộc các trẻ thuận tay trái pahỉ viết bằng tay phải. Cho đến nay, quan niệm này vẫn thu hút được sự đồng tình, có lẽ đó là lý do tại sao người ta tiếp tục theo đuổi nó.

Công việc trị liệu tật nói lắp không phải là việc trong một sớm một chiều mà có thể giải quyết ổn thoả được. Một khó khăn lớn là phương pháp quét hình PET yêu cầu phải chích một nội dung có tính phóng xạ vào trong máu để theo dõi hoạt động não bộ, do đó nó không an toàn nếu dùng cho trẻ em. Điều này nghĩa là không thể nào phán đoán được hoặc do các hoạt động bất thường của não bộ đã gây ra tật nói lắp, hoặc não bộ hoạt động bất thường là do hậu quả của các năm tháng nói lắp gây ra.

Rốt cuộc, theo các nhà khoa học ví von, có thể nói đây là tình huống “con gà và quả trứng”, chưa biết thứ nào sinh ra thứ nào trước. Dù sao, các quá trình nghiên cứu đi kèm với trị liệu bệnh cà lăm ngày càng tiến bộ khả quan hơn, cuối cùng các nhà khoa học huy vọng có thể xác định rõ rệt các bộ phận cơ thể nào dễ bị tổn thương hơn đối với bệnh cà lăm, hoặc chứng minh được phương pháp trị liệu nào có kết quả nhiều nhất.

Trước mắt, những lý giải sinh học về bệnh trạng đã giúp cho những bệnh nhân như cô Foundis, loại bỏ được tâm trạng xấu hổ và tự trách bản thân mình. Cô Foundis cho biết: “Bản thân tôi đã trải qua những giai đoạn sống như một người mắc tật nói lắp. Tôi đã từng bị khổ sở mỗi lần mở miệng nói lắp bắp rồi đỏ mặt. Tôi hiện đang vượt qua mặc cảm này.”

(Theo Sổ Tay Nội Trợ - NXB TPHCM)

About this entry

Đăng nhận xét

 

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health


About me | Author Contact | Powered By Blogspot | © Copyright  2008