Bài Tập Số 19: Cử Động Thân Thể

Bài viết tương đối dài, mời bạn click vào "tiêu đề" hoặc "đọc thêm..." để xem toàn bộ bài viết

Cử Động Thân Thể là Điều Quan Trọng để Giao Tiếp Có Hiệu Quả

Người nói lắp có xu hướng đứng bất động trong khi nói, họ thận trọng không cử động tay chân hay những phần khác của cơ thể. Nhiều người nói lưu loát cũng có xu hướng này nhưng đứng bất động thường phổ biến đối với người nói lắp hơn. Có lẽ ấy là do người nói lắp hiểu lời nói như là một hành động nguy hiểm. Họ cảm thấy bị nguy hiểm và tự động phải dùng đến chiến lược như ông cha ta thời tiền sử đã dùng khi gặp sư tử: Đứng bất động và hy vọng con thú không để ý họ.

Tránh để con sư tử hoang dã nhận ra mình là một ý tưởng hay vì bạn thật sự không muốn trở thành một phần của bữa ăn kế tiếp của nó… Nhưng con người không phải là sư tử, họ không ăn thịt bạn. Tại sao bạn lại tránh không thu hút sự chú ý của họ? Nếu bạn không gây thu hút đối với họ, họ sẽ không lắng nghe bạn. Nếu họ không lắng nghe bạn thì bạn nói chuyện với họ có ý nghĩa gì? Nếu họ không lắng nghe bạn, bạn có thể sẽ cảm thấy không thoải mái và điều này khiến bạn dễ nói lắp hơn.

Việc cử động thân thể sẽ khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn qua việc tránh sự căng thẳng bên trong. Tôi đã đề cập đến sự căng thẳng mà chúng ta cảm thấy tăng dần trước khi nói lắp. Việc cử động thân thể là cách tối ưu để làm giảm căng thẳng.

Cử động thân thể cách thoải mái sẽ khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn và người nghe của bạn cũng sẽ cảm thấy thoải mái. Cách bạn cảm nhận sẽ tác động chủ yếu đến cách người nghe cảm nhận. Một khi bạn cảm thấy dễ chịu, cuộc nói chuyện sẽ trở nên thân thiện và không căng thẳng. Sự thật là người nghe của bạn cảm thấy thoải mái và tập trung hơn vào điều bạn nói sẽ giúp bạn ít căng thẳng hơn và khiến bạn ít nói lắp hơn.

Luyện tập cử động thân thể

Trong những ngày sắp tới, bạn sẽ luyện tập cử động thân thể trong khi nói chuyện với người khác. Có rất nhiều thứ bạn có thể làm với thân thể mình để khiến cuộc trò chuyện trở nên thoải mái và hiệu quả hơn.

Nếu bạn ngồi trên ghế thì không cần ngồi thẳng lưng. Hãy thử nhiều tư thế khác nhau. Hãy thử dựa lưng vào ghế và duỗi chân ra. Bạn cũng có thể duỗi cánh tay và để bàn tay của bạn chạm vào sau cổ và nâng đầu lên một chút. Tư thế này sẽ giúp bạn thở sâu và cung cấp nhiều Ô-xi hơn cho máu. Bạn có cảm thấy thoải mái theo cách này không?

Bạn cũng có thể chồm lên trước một chút hướng về phía người nghe, đêìu này sẽ khiến việc trao đổi thông tin cách thân mật diễn ra dễ dàng hơn.

Nếu bạn đang đứng và nói chuyện với đồng nghiệp của mình đang ngồi ở bàn làm việc, bạn có thể đặt một tay của bạn lên lưng ghế của người đó và tay kia thì giữ chặt một chiếc ghế khác và dựa lưng vào nó.

Nếu cả hai đều đứng, hãy duỗi tay bạn ra và chống một tay lên tường hay đặt chân của bạn lên chân ngang của ghế. Hãy vớ một vật nào đó ở trên bàn và nghịch với nó.

Trong vài tình huống, bạn có thể chạm vào người bạn đang nói chuyện. Có thể bạn sẽ đặt tay lên vai của bạn mình hay chạm nhẹ vào khuỷu tay của người đó đang khi nói chuyện. Dĩ nhiên, tất cả tuỳ thuộc vào người bạn đang nói chuyện là ai. Hãy chắc rằng việc chạm đến người nghe của bạn là thích hợp và được cho phép về mặt xã giao, nếu không bạn sẽ kết thúc câu chuyện với việc bị thưa ra toà vì tội quấy rối tình dục.

Hãy luyện tập cử động thân thể suốt nhiều ngày cho đến khi nó trở thành bản năng. Và dĩ nhiên, trong khi luyện tập cử động thân thể, bạn không nên quên bài học trước và cứ duy trì tiếp xúc bằng mắt. Cử động trong khi vẫn dán mắt vào người nghe thật là một thách thức to lớn… Chúc bạn may mắn!

Tham khảo

HARRISON, John C., Conquer Your Fears of Speaking before People, National Stuttering Association, 1989

About this entry

Đăng nhận xét

 

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health


About me | Author Contact | Powered By Blogspot | © Copyright  2008