Hội chứng kém hấp thu

Hấp thu là giai đoạn trung gian giữa tiêu hoá (Digestion) với chuyển hoá (Metabolisme). Các loại vật chất ăn vào đ­ược tiêu hóa bởi các men (ezym) ngoại tiết của dạ dày và ống tiêu hoá thành chất hấp thu đ­ược qua thành ruột vào máu, bạch mạch rồi đ­ược chuyển hoá thành sản phẩm cần thiết cho sự sống của mỗi cơ thể. Qua trình hấp thu thức ăn có sự tham gia của nhiều bộ phận trong ống tiêu hóa như dạ dày và nhất là ruột non, ruột già; ngoài ống tiêu hóa là sự tham gia của gan, mật, tụy...

Kém hấp thu được xem như là một hội chứng có trong nhiều bệnh đã làm thương tổn quá trình hấp thu này.. các nguyên nhân có thể gặp là do tổn th­ương của ruột non, do thiếu men tiêu hoá của dạ dày, gan, mật…làm sự tiêu hoá không hoàn thành nên không hấp thu tốt đ­ược, cũng có thể cả hai hoặc có thể không rõ lý do. Hậu quả của quá trình này có thể dẫn đến kém hấp thu nước, điện giải, các chất dinh dưỡng, các muối mật, sinh tố, các yếu tố vi lượng...nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

1. Bình thường thức ăn được hấp thu ở ruột như thế nào?

Sự hấp thu thức ăn ở ruột chủ yếu tiến hành qua ba cơ chế chính:

Sự khuếch tán: là sự vận chuyển thụ động thức ăn qua màng tế bào hoặc qua khoảng kẽ, đây là cơ chế quan trọng nhất.

Vận chuyển chủ động: đây là loại vận chuyển cần năng lượng, loại vận chuyển này có thể bị bão hòa hoặc bị giảm đi do sự tương tranh.

Vận chuyển có điều kiện: loại vận chuyển này được thực hiện nhờ vào các chất vận chuyển.

Với các cơ chế này, có rất nhiều chất được hấp thu khi đi qua ruột, với sự phối hợp các cơ chế khác nhau:

Sự vận chuyển nước và điện giải: đáng chú ý là sự vận chuyển Natri, Clor, Kali và Bicarbonat. Chủ yếu là vận chuyển thụ động dựa vào gradien về điện tích.

Sự hấp thu các loại đường: glucose và galactose được hấp thu chủ động ở ruột non trong khi fructose được hấp thu qua khuếch tán.

Hấp thu protein: được hấp thu chủ động theo cơ chế phụ thuộc natri với nhiều nhóm chất vận chuyển khác nhau như nhóm vận chuyển acid nhân thơm trung tính, nhóm acid có 2 acid amin, nhóm acid dicarboxylic, nhóm amino acid, nhóm dipeptid.

Hấp thu chất béo: tùy theo chất béo là Trigicerid chuỗi dài, chuỗi ngắn, cholesterol hay phospholipid mà quá trình và cơ chế hấp thu có sự khác nhau.

Hấp thu muối mật: phần lớn muối mật được hấp thu bằng vận chuyển chủ động, đi vào tĩnh mạch cửa và được gan thu giữ và tiết ra trong dịch mật.

Hấp thu vitamin và muối khoáng: tùy theo loại vitamin tan trong dầu hay tan trong nước mà cơ chế hấp thu khác nhau.

Hấp thu sắt: xảy ra ở tá tràng và hỗng tràng qua 3 giai đoạn, vận chuyển chủ động vào tế bào, dự trữ dưới dạng phức hợp ferritin và vào máu được kết hợp với transferritin.

Hấp thu calci: được vận chuyển thụ động hoặc theo chất vận chuyển chủ động.


2. Kém hấp thu biểu hiện như thế nào?

Đi ngoài phân lỏng: chủ yếu là lỏng mỡ (Steatorrhee), biểu hiện này bao giờ cũng có, th­ường thành từng cơn xen kẽ đi phân bình th­ường; khối l­ượng phân nhiều trên 500g/24h; phân mùi tanh, màu nhạt, lổn nhổn trên mặt n­ước, váng mỡ, dính vào đáy bô.

Đau bụng mơ hồ: cảm giác căng ch­ướng, tức nặng, sôi bụng khi có đau quặn nhẹ vùng quanh rốn.

Thể trạng suy sụp: sút cân mệt mỏi ngày một tăng, th­ường xuyên uể oải, chậm chạp, thiếu linh hoạt, lao động chân tay, trí óc giảm.

Mất vị giác: Mất vị giác và tê tê đầu lưỡi, ở họng, khi nuốt thấy rát đau trong ngực. Chán ăn, thấy đắng miệng, nhạt miệng.

Xuất huyết: đôi khi thấy xuất huyết nhẹ d­ưới da, niêm mạc, chảy máu cam, chảy máu chân răng. Huyết áp thấp, nhức đầu choáng váng khi thay đổi t­ư thế.

Đau trong x­ương và có thể xuất hiện cơn tetanie.

Suy dinh d­ưỡng: phù nề do giảm protein máu. Da khô, loạn d­ưỡng, lông tóc móng khô dễ rụng. Viêm đa dây thần kinh (do thiếu vitamin B1)

Thiếu máu: da xanh, niêm mạc nhợt, l­ưỡi mất gai nhẵn bóng có vết ấn răng. Bệnh nhân th­ường hoa mắt chóng mặt, ù tai, đánh trống ngực khi làm việc nặng (nguyên nhân do kém hấp thu đạm, sinh tố B12, axit folic, sắt…).

Chậm lớn: nếu chứng kém hấp thu xẩy ra ở trẻ em, đứa trẻ bị còi x­ương suy dinh dưỡng, cơ thể còi cọc, trí tuệ trì độn, nhi tính (nguyên nhân kém hấp thu cholosterol, các chất điện giải, các sinh tố…nên thiếu hocmon nội tiết và chất tạo cơ thể…).

Image of the digestive tract

3. Cần làm các xét nghiệm gì

Máu: HC giảm, Hb giảm; Protit máu giảm chủ yếu là albumin giảm; Canci máu giảm, Vitamin D, E, A, K giảm; Tỷ lệ protrombin máu giảm; Lipit và cholesterol máu giảm.

Xét nghiệm phân: Nitơ trong phân 24 giờ tăng; Định l­ượng mỡ trong phân 24 giờ tăng.

Các nghiệp pháp thăm dò khác: Test xylose (d­ương tính); Test axit folic (d­ương tính); Test Schilling (d­ương tính); Test IK (d­ương tính); X quang “ bữa ăn baryt” thấy rối loạn chức năng vận động của ruột non.

Digestion: how does it works?

4. Nguyên nhân nào dẫn đến kém hấp thu

Kém hấp thu được xem như là một hội chứng có trong nhiều bệnh đã làm tổn thương quá trình hấp thu này. Có rất nhiều nguyên nhân gây lên, trong đó có một số nguyên nhân thường gặp đó là:

Bệnh ỉa phân mỡ ( bệnh Coeliac )

Viêm da dạng Herpes

Bệnh Sprue nhiệt đới

Bệnh Whipple

Kém hấp thu do suy giảm miễn dịch

Giảm bạch mạch ruột non và viêm ruột non xuất tiết.


5. Điều trị như thế nào

Điều trị theo triệu chứng, rồi tìm nguyên nhân để điều trị tùy theo từng nguyên nhân:

Nếu thiếu men tiêu hoá, suy tuỵ ngoại tiết, sau cắt dạ dàythì dùng enzym tuỵ, pepsin, HCl.

Nếu do thuốc: (neomyxin, cholestyramin ...) ngừng thuốc.

Nếu nhiễm khuẩn (trong quai ruột đến, quai ruột chột, túi thừa) dùng kháng sinh

thích hợp kết hợp sinh tố.

Nếu do điều trị tia xạ bụng lúc mới đầu: ngừng điều trị.

Thiếu vitamin (B12, A, D, E, K) hay một số chất Fe, Ca... bổ sung bằng tiêm hoặc uống các chất đó.

Nếu chứng kém hấp thu nguyên phát: chủ yếu điều trị triệu chứng, nếugiảm gamma globulin máu: ăn kiêng gluten, điều trị cocticoid kháng sinh và tiêm gammaglobulin

theo http://www.benhhoctieuhoa.com

About this entry

Đăng nhận xét

 

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health


About me | Author Contact | Powered By Blogspot | © Copyright  2008