Sự khác biệt giữa Giun kim và Sán kim

Giun sán là cách thường gọi chung của một số loại ký sinh trùng ký sinh ở người hay động vật để gây bệnh. Thật sự giun sán có sự phân định rạch ròi căn cứ cơ bản vào hình thể của ký sinh trùng. Giun thường có hình tròn và sán thường có hình dẹt. Như vậy trên cơ sở này, giun kim và sán kim rất khác nhau, một số người chưa biết rõ nên lầm tưởng rằng giun kim và sán kim là một.

1. Khái quát về giun sán và bệnh do giun sán gây nên

Giun sán là từ gọi chung về loại ký sinh trùng thường ký sinh ở người hay động vật. Giun thường có hình tròn nên còn gọi là giun tròn (Nematoda) bao gồm các loại giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim, giun lươn, giun chỉ, giun xoắn ... Sán thường có hình dẹt, còn được gọi là giun dẹt bao gồm các loại sán lá (Trematoda) như sán lá gan, sán lá ruột, sán lá phổi, sán máng ... ; các loại sán dây (Cestode) như sán dây lợn, sán dây bò ... Bệnh giun sán của người và bệnh giun sán của động vật có sự liên quan với nhau, trong đó đáng chú ý là các bệnh giun sán của các động vật nuôi sống gần gũi với con người như chó, mèo, lợn, vịt... đã được y học quan tâm. Ngoài các loại giun sán ký sinh gây bệnh cho người, con người cũng có thể bị nhiễm bệnh giun sán của các động vật nuôi, kể cả mắc bệnh giun sán của các động vật hoang dã. Trong những trường hợp người bị mắc bệnh giun sán từ các loại động vật nuôi hay động vật hoang dã truyền sang rất khó chẩn đoán bệnh và thường cơ thể có các phản ứng rất mạnh như triệu chứng sốt cao, tế bào bạch cầu ái toan tăng cao ... Bệnh cảnh lâm sàng xảy ra ào ạt làm cho người thầy thuốc khó phát hiện, chẩn đoán ra bệnh.

giun tròn (Nematoda)

2. Đặc điểm của bệnh giun kim (Enterobius vermicularis)

Giun kim (Enterobius vermicularis) là một loại giun hình ống nhỏ, màu trắng đục, đầu hơi phình, có 2 mép hình lăng trụ chạy dọc 2 bên thân như 2 mép gờ; đuôi thon, nhọn. Miệng có 3 môi nhỏ, phần cuối thực quản có ụ phình là một đặc điểm để xác định giun kim. Giun cái dài từ 8-13 mm, đường kính từ 0,3-0,5 mm. Giun đực nhỏ hơn, dài từ 2-5 mm, đường kính từ 0,1-0,2 mm; đuôi cong cuộn lên phía bụng và cuối đuôi có gai sinh dục. Giun kim có chu kỳ phát triển trực tiếp không phụ thuộc vào những yếu tố địa lý, khí hậu. Người là vật chủ duy nhất của giun kim. Trẻ em là lứa tuổi dễ bị mắc bệnh với tỷ lệ cao, nhất là trẻ con trước tuổi đi học và học sinh. Bệnh lưu hành thường có tính chất gia đình và cộng đồng như ở nhà trẻ, khu ở tập thể cơ quan ... Mật độ dân cư đông đúc là yếu tố quan trọng trong sự lây truyền bệnh và tái nhiễm bệnh. Trứng và ấu trùng giun kim có thể khuếch tán ở mọi nơi như chăn, chiếu, ghế ngồi, tiền ngân hàng ... Giun kim cũng phân bố rộng rãi ở khắp nơi trên thế giới với tỷ lệ nhiễm cao ở các nước đang phát triển kể cả các nước phát triển. Ở Việt Nam, tỷ lệ nhiễm giun kim từ 19-47%, trẻ em ở thành phố bị mắc bệnh cao hơn ở nông thôn, nữ nhiễm cao hơn nam. Mật độ nhiễm giun kim tăng nhanh từ 1-5 tuổi, sau đó giảm dần. Trẻ em sống tập thể có tỷ lệ nhiễm giun kim cao hơn các trẻ em sống với gia đình.

Khi bị nhiễm giun kim, người bệnh thường có triệu chứng ngứa hậu môn, ngứa hay xuất hiện ở buổi tối vào giờ đi ngủ vì giun cái có tập tính đẻ trứng trong thời điểm này. Nhiệt độ của giường chiếu, chăn màn ấm áp khi đi ngủ sẽ kích thích giun cái bò ra hậu môn để đẻ trứng. Giun kim có thể chui lên ruột non, vào thành ruột tiếp giáp với manh tràng, nó cũng có thể chui vào ngay cả ruột thừa gây viêm ruột thừa. Những tổn thương ở ruột làm cho người bệnh bị rối loạn tiêu hóa như chán ăn, trẻ em thường buồn nôn, đau bụng ... Triệu chứng rối loạn thần kinh cũng được ghi nhận do giun kim đẻ trứng ở hậu môn gây ngứa làm cho trẻ con mất ngủ, hay quấy khóc về đêm; nếu trẻ em bị nhiễm nhiều giun có thể có các cơn co giật kiểu động kinh, chậm lớn, xanh xao, gầy còm ... Ngoài ra giun kim còn gây tác hại đối với cơ quan sinh dục nữ do chúng thường bò ra các nếp nhăn ở vùng hậu môn để đẻ trứng và có thể bò sang bộ phận sinh dục nữ như âm hộ, âm đạo làm cho các bé gái và cả phụ nữ bị ngứa ngáy nên gãi làm bị xước, viêm tấy và nhiễm trùng; dẫn đến viêm âm hộ, âm đạo, rối loạn kinh nguyệt ... Một số trường hợp chúng có thể chui vào tử cung, buồng trứng gây viêm nhiễm ở đó. Nếu trẻ em bị nhiễm giun kim lâu ngày mà không có biện pháp can thiệp sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển như bị xanh xao, biếng ăn, bụng to, chậm lớn, suy dinh dưỡng ...

File:Enterobius vermicularis LifeCycle B.svg

3. Đặc điểm của bệnh sán kim (Echinococcus granulosus)

Sán kim (Echinococcus granulosus) thật sự là một loại sán dây rất nhỏ, dài từ 3-6 mm, chiều ngang 0,3 mm; đầu hình quả lê, thân gồm từ 3-4 đốt. Đầu sán nhô ra có 4 giác và vòng móc với 28-50 móc. Đốt thứ nhất chưa có bộ phận sinh dục, đốt thứ hai lưỡng giới, đốt thứ ba dài và rộng hơn có tử cung bịt kín chứa từ 500-800 trứng. Trứng có ấu trùng bên trong với 6 móc giống như các loại sán dây khác. Bệnh sán kim phân bố ở nhiều nước thuộc châu Phi, Bắc và Nam Mỹ, Nam châu Úc, châu Âu, các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Philippine, Việt Nam ... Vật chủ ký sinh chính của sán kim là chó nhà, chó rừng, đôi khi là loài cáo. Qua quá trình phát triển trong vật chủ, các đốt già của sán kim tự động ra ngoài hậu môn, nó bị vỡ làm trứng tung ra khắp nơi. Khi đốt sán ra ngoài hậu môn cũng gây ngứa, chó liếm để bớt ngứa, lông chó sẽ dính nhiều trứng sán và dễ gây nhiễm cho các loại vật chủ phụ khác khi tiếp xúc như cừu, trâu, bò, ngựa, dê, lợn ... Cừu là vật chủ phụ chủ yếu. Người là vật chủ phụ ngẫu nhiên. Khi người hoặc động vật ăn phải trứng, vào đến tá tràng thì ấu trùng được giải phóng ra chui vào thành ruột, qua tĩnh mạch, bạch mạch vào hệ thống tuần hoàn đi khắp cơ thể. Nếu không bị thực bào thì ấu trùng sán kim mất đi những giác và hình thành bọng. Sau khoảng 5 tháng, bọng thành nang có đường kính khoảng 10 mm. Nang đầu sán chứa đầy nước (hydatidcyst). Nang sán kim ký sinh ở người có 3 loại là nang một bọc, nang xương và nang túi. Loại nang thứ nhất gặp phổ biến ở người, ít gặp ở động vật. Nang phát triển trong nhiều năm, có hình tròn, thường gặp ở gan, phổi, thận, xương, não và một số nơi khác như cơ, lách, tim, mắt. Nang sán (hydatidcyst) có một lớp vỏ dày khoảng 1 mm và màng sinh sản dày từ 22-25 µm, ở trong là dịch nang màu hơi vàng. Nang ấp (brood capsule) chỉ có màng sinh sản trong chứa những đầu sán. Nang con có cấu tạo lặp lại cấu tạo của nang mẹ. Khi nang vỡ, có rất nhiều đầu sán non từ nang ấp thoát ra, tràn vào dịch nang. Một nang trung bình chứa khoảng 2 triệu đầu sán non. Nếu chó ăn phải nang, sau 7 tuần trong cơ thể chó có hàng triệu sán trưởng thành. Nếu nang vỡ trong cơ thể vật chủ, đầu sán non lại phát triển thành nang sán mới gọi là nang thứ phát. Nang con trong dịch nang đôi khi có thể sinh ra nang cháu.

http://pathmicro.med.sc.edu/parasitology/Taenia-lc.gif

Con người là vật chủ phụ ngẫu nhiên của sán kim. Nếu người nuốt phải phôi trứng sán kim có ở trong phân chó, nó sẽ phát triển thành nang sán ký sinh. Nang sán chèn ép các phủ tạng, các cơ quan chung quanh và gây nên những biến chứng quan trọng. Tùy theo vị trí ký sinh của nang sán mà nó gây nên những nguy hại khác nhau. Nếu nang sán vỡ sẽ gây nhiễm độc, dị ứng, choáng quá mẫn và đầu sán tràn ra tạo nên nang thứ phát. Sau khi nang tiên phát vỡ, nang thứ phát có thể xuất hiện sau từ 2-5 năm và thường gây nên tử vong cho người ở giai đoạn này. Chẩn đoán người bị bệnh nang sán kim rất khó do nang sán phát triển chậm so với các loại u khác, vì vậy việc phát hiện bệnh không được kịp thời như nang sán kim ký sinh ở vòm họng có khi tới 30 năm sau mới có triệu chứng lâm sàng nặng biểu hiện. Chụp X quang, siêu âm có thể phát hiện được nang sán sớm. Những dấu hiệu chỉ điểm quan trọng cho việc chẩn đoán bệnh là xét nghiệm máu thấy bạch cầu ái toan tăng 20-25%, thử nghiệm phản ứng huyết thanh miễn dịch đặc hiệu sán kim dương tính.

FIGURE 2. Scanning electron micrographs of progressive stages during the formation of E. granulosus protoscoleces. (A) Undifferentiated spheric bud ( ). GL, germinal layer. (B) Early elongated bud. (>), furrow; (*), base. (C) Late elongated bud. (D) Protoscolex in differentiation. H, hooks; (), rostellar base; Sc, scolex; (®), presumptive suckers; (>), neck; B, body; (*), stalk. (E) Protoscolex in differentiation. C, rostellar cone; (®), suckers in differentiation. (F) Fully formed protoscolex. C, rostellar cone; H, hooks; (), rostellar base; S, suckers; (>), neck; B, body. A-B, bar = 20µm; C-F, bar = 40µm.

4. Giun kim và sán kim cần phân biệt để có biện pháp phòng chống

Cùng tên “kim” nhưng giun kim có vật chủ duy nhất là người, còn sán kim thì người là vật chủ phụ ngẫu nhiên. Đặc điểm của giun kim và sán kim đã được nêu ở trên. Việc phòng bệnh tùy theo đặc điểm dịch tễ, sinh học, y học ... của loại ký sinh trùng bị nhiễm.

Phòng chống bệnh giun kim bằng biện pháp vệ sinh cá nhân như rửa tay bằng xà phòng, cắt móng tay, không cho trẻ mút tay, không mặc áo quần thủng đít, rửa sạch hậu môn bằng xà phòng; quần áo ngủ, đồ lót phải thay giặt hàng ngày, đun nước sôi, phơi nắng... Các biện pháp vệ sinh cộng đồng cũng cần được chú ý như nên lau nhà thường xuyên, hạn chế quét nhà; tẩy rửa, khử trùng các dụng cụ sử dụng cho tập thể như thau, chậu, đồ chơi ... Tổ chức rửa tay bằng xà phòng cho trẻ em trước khi ăn, nhất là ở các nhà trẻ, lớp mẫu giáo. Biện pháp tẩy giun định kỳ hàng loạt cách nhau 4 tháng một lần bằng thuốc mebendazole, albendazole hoặc combantrin ... cũng cần thực hiện tại các nhà trẻ, lớp mẫu giáo để góp phần hạ thấp tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm giun. ( nguồn: viện sốt rét và ký sinh trùng trung ương )

theo http://www.benhhoctieuhoa.com



About this entry

Đăng nhận xét

 

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health


About me | Author Contact | Powered By Blogspot | © Copyright  2008