Ngộ độc cấp

Trong những năm gần đây, cùng với việc sử dụng tràn lan các chất bảo vệ thực vật, hormon, các thực phẩm biến đổi gien, các chất ma túy, sự ô nhiễm môi trường và việc sử dụng không đúng các chất bảo quản thực phẩm đã làm cho tình trạng ngộ độc trở lên phổ biến và ngày càng có biểu hiện nghiêm trọng hơn.

Có rất nhiều tác nhân có thể gây ngộ độc cấp như các chất trừ sâu diệt cỏ, các hóa chất diệt chuột, một số kim loại nặng, một số thuốc thường dùng hoặc lương thực thực phẩm…trong phạm vi bài viết này xin được đề cập đến một số nguyên nhân ngộ độc cấp hay gặp, với mong muốn sẽ phần nào giúp mọi người hiểu nắm bắt được nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách phòng ngừa để giảm thiểu những điều đáng tiếc có thể xảy ra.

1. Ngộ độc các chất trừ sâu diệt cỏ

Các dẫn chất của phospho hữu cơ: các dẫn chất của nhóm này phong phú và được sử dụng khá phổ biến làm thuốc trừ sâu như diazinon, leptophos, melathion.. các chất này tác dụng trên côn trùng hoặc động vật có vú bằng cách tiếp xúc hoặc ăn phải cây cỏ đã được phun hóa chất trên.

Trong cơ thể người và các loài động vật có vú, chúng được chuyển hóa nhanh hơn các dẫn chất chlohydrocacbon.Cơ chế tác dụng của các chất này là ức chế cholinesterase, từ đó làm tăng nồng độ acetylcholin ở các tổ chức chứa receptor nhạy cảm với acetylcholin. Ngoài ra còn có tác dụng ức chế một số enzym khác có trong tổ chức thần kinh dẫn đến nhiễm độc thần kinh muộn với các biểu hiện:

Biểu hiện của hội chứng ức chế thụ cảm thể M – Cholin: trên hệ tiêu hóa gây tăng tiết nước bọt, buồn nôn, nôn đau bụng, tiêu chảy; trên hệ hô hấp gây tăng tiết dịch phế quản, co thắt thanh quản và có thể gây phù phổi cấp; gây chậm nhịp tim, hạ huyết áp; co đồng tử chảy nước mắt, giảm thị lực…

Biểu hiện do ức chế thụ cảm thể N – Cholin: thường xuất hiện khi ngộ độc nặng, biểu hiện mệt mỏi rung cơ, có thể liệt dẫn đến liệt hô hấp, rối loạn nhịp tim có thể trụy mạch ngừng tim.

Biểu hiện trên thần kinh trung ương là sự ức chế các trung tâm hô hấp và tuần hoàn, trường hợp ngộ độc nặng sẽ dẫn đến suy hô hấp, suy tuần hoàn và tử vong nhanh.

Các hợp chất carbamat: là este của acid carbamic với alcol đơn, trong phân tử có nhóm amonium bậc 3 hoặc bậc 4.ít tan trong lipid nên ít hấp thu qua da, tổ chức liên kết và phổi; để hấp thu qua đường tiêu hóa phải cần dùng liều cao hơn rất nhiều so với đường tiêm.Tương đối bền trong môi trường nước.

Độc tính tương tự như phospho hữu cơ nên biểu hiện lâm sàng cũng tương tự, tuy nhiên thời gian tác dụng ngắn hơn nhiều so với phospho hữu cơ, khoảng cách giữa liều độc tối thiểu và liều chết lớn hơn.

2. Ngộ độc một số kim loại nặng

Chì: là nguyên tố kim loại nặng được phát hiện gây bệnh nghề nghiệp đầu tiên, hiện tại ngộ độc chì có xu hướng giảm đi.Sự hấp thu chì vào cơ thể phụ thuộc bản chất dạng muối chì. Nhiễm độc chì công nghiệp chủ yếu qua đường hô hấp, chì ở dạng muối vô cơ được hấp thu qua đường tiêu hóa khoảng 10%.

Khi vào cơ thể, chì gắn với hồng cầu và phân bố rộng rãi vào các tổ chức phần mềm của cơ thể: tủy xương, não, thận, tinh hoàn…phân bố qua rau thai gây độc cho thai nhi, cuối cùng phân bố ở xương với thời gian bán thải hơn 20 năm.

Ngộ độc chì vô cơ: cấp tính xảy ra trong môi trường công nghiệp do công nhân hít phải lượng lớn ocid chì, với biểu hiện đau bụng dữ dội, dẫn đến những rối loạn thần kinh trung ương; mạn tính thường biểu hiện chán ăn, mệt mỏi rung cơ đau đầu sút cân, rối loạn tiêu hóa.

Ngộ độc chì hữu cơ: thường do tetramethyl, hoặc tetraethyl chì có trong các nhiên liệu dùng trong các động cơ ô tô.Các chất này dễ bay hơi, tan trong lipid, hấp thu qua da và đường hô hấp, biểu hiện rối loạn thần kinh trung ương, ảo giác, mất ngủ, đau đầu, kích thích, vật vã.. nặng có thể gây tử vong.

Asen: được sử dụng rộng rãi làm chất trừ sâu diệt cỏ, diệt nấm, hợp kim bán dẫn…, với các dạng có thể gây ngộ độc là asen nguyên tố, asen vô cơ, asen hữu cơ và khí arsin.

Ngộ độc cấp và bán cấp asen vô cơ: buồn nôn, nôn dữ dội, đau bụng, kích ứng da, viêm thanh quản, viêm phế quản, có thể có xuất huyết tiêu hóa, hơi thở và phân có mùi tỏi và mùi tanh kim loại; nếu bệnh nhân sống sót có thể để lại di chứng thần kinh nặng nề.

Ngộ độc mạn tính: biểu hiện kích ứng da, rụng tóc, nhiễm mỡ gan, sừng hóa ở bàn tay,bàn chân, bệnh thần kinh cảm giác…

Ngộ độc khí arsin: hấp thu chủ yếu qua đương thở, là chất gây tan máu mạnh nhất hiện nay, các hồng cầu bị phá hủy dẫn đến có hemoglobin trong nước tiểu và gây suy thận cấp, ống thận bị tổn thương, nước tiểu vàng sẫm, đau bụng dữ dội.

Thủy ngân: nguyên nhân ngộ độc thường là do tiếp xúc với các chất thành phần có thủy ngân dùng trong nha khoa, nhiệt kế, các chất trừ sâu diệt cỏ, diệt nấm, diệt mối…

Ngộ độc cấp: do hít phải ở nồng độ cao, biểu hiện đau ngực buồn nôn, nôn, tổn thương thận, viêm lợi, viêm đường tiêu hóa, rung cơ, có thể có bệnh lý tâm thần.

Ngộ độc mạn: rối loạn tiêu hóa, viêm lợi, rụng răng, suy thận, run ngón tay, cánh tay, rối loạn tiểu não, rối loạn tâm thần.

3. Thuốc

Ngộ độc thuốc ngày càng trở nên đa dạng và phong phú vì các lạo chế phẩm thuốc ngày càng phong phú, hiện tượng lạm dụng thuốc ngày càng ra tăng

Thuốc an thần gây ngủ: tùy giai đoạn mà có biểu hiện khác nhau, đầu tiên là thoát ức chế, sau là ngủ lịm và hôn mê, nếu hôn mê nhẹ có rung giật nhãn cầu, nặng thì co đồng tử, hạ huyết áp, thân nhiệt giảm, trương lực cơ giảm.

Thuốc kích thích TKTW: kích động, loạn thần, co giật, nhịp nhanh, loạn nhịp, tăng huyết áp, tăng trương lực cơ, tăng thân nhiệt…

Nhóm opioid: buồn ngủ, ngủ lịm hoặc hôn mê, hô hấp giảm hoặc ngừng thở, đồng tử co nhỏ, trương lực giảm, có thể hôn mê sâu và tử vong.

Chất kháng Muscarinic như atropin, kháng histamin, thuốc chống trầm cảm ba vòng: ảo giác, hoang tưởng, hôn mê, tăng mạch, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, khô da, giãn đồng tử..

4. Xử trí như thế nào?

Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc khác nhau, trước khi tìm nguyên nhân để giải quyết triệt để thì vấn đề cấp cứu ngộ độc cấp là vấn đề sống còn, bao gồm ba giải pháp chủ yếu đó là:

-Điều trị hỗ trợ các chức năng sống chủ yếu của cơ thể : trợ hô hấp, trợ tuần hoàn, chống co giật nếu có, xử trí các biến chứng về tim mạch và huyết áp, chống phù nề não và chống nhiễm độc tại chỗ.

-Bằng mọi cách làm giảm hấp thu và loại bỏ nhanh các chất độc ra khỏi cơ thể

+ các biện pháp làm giảm hấp thu: chủ yếu với ngộ độc đường uống và thường chỉ có hiệu quả với phần lớn các thuốc sau khi uống 4h. Biện pháp đầu tiên là làm rỗng dạ dày bằng cách gây nôn hoặc rửa dạ dày bằng nước muối sinh lý, tuy nhiên không nên rửa dạ dày cho người uống phải acid hay base mạnh. Ngoài ra có thể dùng chất hấp phụ như than hoạt hoặc dùng các chất tẩy.

+ Đẩy nhanh thải trừ các chất độc: đây là việc làm rất cần thiết, tùy theo chất ngộ độc mà cso thể sử dụng thuốc lợi tiểu, gây kiềm hóa nước tiểu hoặc acid hóa nước tiểu, làm thay đổi pH nước tiểu, thẩm tách và lọc máu nếu có điều kiện và có chỉ định.

- Và cuối cùng dùng các chất giải độc đặc hiệu như Naloxon, Physostigmin, EDTA, Deferoxamin hay Dimecarprol tùy theo nguyên nhân gây độc.

About this entry

Đăng nhận xét

 

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health


About me | Author Contact | Powered By Blogspot | © Copyright  2008