Hỏi đáp về bệnh động kinh (Câu 51- 60)

Câu hỏi 51: Em tôi, sinh năm 1964 vào lúc 8 tháng tuổi, đưa võng té, khoảng cách té khoảng 5cm, lên cơn co giật liên tục nay. Đưa vào Bv. Nhi đồng cho chạy điện, rút tủy sống, có giảm. Sau giải phóng đưa bé đến Bv. Tâm Thần Tp., cho dùng: tegretol 200mg/2v/sáng/ngày (thuốc Pháp), Urbomyl 10mg/2v/chiều, có thuyên giảm. Nhưng vẫn lên cơn. Tối thiểu 2 lần ngày. Dùng và điều trị hơn 15 năm nay .

Định bệnh: chậm phát triển tâm thần , động kinh co giật toàn thể. Hiện điều trị tại Bv. Chợ Rẫy, cho chụp CT cắt lớp, điện não đồ tốt, hiện đang dùng depakine 500mg/ ngày 2v, sáng chiều, duxil / sáng. Nhưng cháu lên cơn co giật nhiều hơn, bỏ ăn, rất mệt. Xin hỏi :
- Có phải dùng thuốc đúng giờ hay không?
- Hay cơ địa không thích hợp.
Thường trời lạnh, cơ thể yếu, có kinh nguyệt, nhất là về đêm là lại lên cơn nhiều hơn. Gia đình cho dùng thêm 1v tegretol thì lại hết. Vậy nếu tăng liều, trong những trường hợp trên, có tác hại lắm không?. Siêu âm phát hiện bị sỏi mật. Bs. đề nghị mổ, có nên cho mổ không?

Trả lời : Nên dùng thuốc chống động kinh đúng thời điểm (buổi sáng, buổi trưa hay chiều), đặc biệt là các thuốc có tác dụng ngắn.
Trường hợp này có thể bệnh nhân bị cơn động kinh kháng trị do đó đáp ứng kém với thuốc. Có thể phối hợp vừa depakine vừa tegretol để có tác dụng tốt hơn và tegretol nên dùng 2 lần trong ngày.
Nếu người bệnh động kinh cần phải được phẫu thuật vì bệnh lý khác như sỏi mật thì có thể được mổ như bình thường và phải uống thuốc liên tục

Câu hỏi 52: Em gái tôi, lúc 4 tuổi ói mỗi lần sốt. Sau đó ói nhiều lần, không tìm ra nguyên nhân. Đi nhiều Bs, cuối cùng lúc 8 tuổi tìm ra nguyên hân, là 1 hình thức động kinh. Chuyển qua chợ quán, cho uống aminazine thì khỏi. Uống khoảng 5 năm thì hết. Tôi tư ý ngưng thuốc (thỉnh thỏang uống khi sắp có kinh nguyệt). Nay đa 18 tuổi và dứt hẳn. Xin hỏi vậy có phải cháu bị động kinh không? Ngưng thuốc như vậy, tương lai có sao không? Chỉ có đo điện não đồ lúc 7 tuổi (có v/đ bên trái , không chụp CT được vì cháu không chịu)

Trả lời : Trường hợp này không phải bị động kinh và có thể ngưng aminazin.

Câu hỏi 53: Cách đây 24 năm mổ não do bị chấn thương tụ máu não. Khi mổ Bs. có lấy 1 chút não để sinh thiết (được trả lời là tế bào não bình thường, không có tế bào lạ). Sau 3 năm mổ, được chỉ đinh tạo hình hộp sọ.
Dùng thuốc gardénal theo chỉ định của BS. từ đó đến nay, lúc đầu có những cơn động kinh (1 năm khoảng 2-3 lần). 12 năm nay chỉ khoảng 1-2 lần. Hiện nay có nhiều thuốc hơn, nhưng Bs. điều trị và gia đình không dám đổi thuốc. Xin hỏi Gardenal dùng mãi mãi có được không? Hiện nay chưa thấy có tác dụng phụ gì thể hiện bên ngoài. Hàng tháng vẫn điện não đồ và Bs. chỉ định thuốc Gardenal.
Nếu Bs. không còn thời gian trả lời ngay, xin trả lời bằng thư hoặc báo gia đình đến Phòng Khám được khám và điều trị

Trả lời : Nếu dùng gardenal không có tác dụng phụ gì thì có thể dùng lâu dài đặc biệt là đã kiểm soát tốt cơn động kinh thì không cần đổi sang thuốc khác, chú ý cần bổ sung thêm canxi

Câu hỏi 54: Em năm nay 36 tuổi bị bệnh động kinh cơn lớn cách đây 13 năm. Em đã khám bệnh ở BV. QY 175 và từ đó đến nay em vẫn uống thuốc đều đặn. Cách đây 6 năm em đã sinh một cháu bình thường. Nay em có thai được 4 tháng, em đã tham khảo ý kiến Bs. chữa bệnh cho em. Bs bảo em không được bỏ thuốc, còn việc uống thuốc có ảnh hưởng đến thai hay không thì Bs. không biết được. (ngày em mới sinh ra, em bị bệnh viêm màng não và đã chữa khỏi). Hiện nay em đang làm kế toán cho 1 công ty xây dựng. Công việc lúc nào căng thẳng quá thì em thấy chóng mặt và buồn nôn, thỉnh thoảng em vẫn bị lên cơn co giật cả ngày lẫn đêm khi ngủ. Nay em muốn được Bs. cho biết em tiếp tục uống thuốc có ảnh hưởng đến thai kỳ hay không? Và có cần phải theo dõi thường xuyên hay không/ (nếu có gì bất thường thì phải làm sao?

Trả lời : Nếu chị đã mang thai 4 tháng và vẫn đang dùng thuốc chống động kinh thì không nên ngưng. Vấn đề là cần theo dõi xem bào thai phát triển có tốt hay không và có vấn đề gì bất thường hay không (các bác sĩ chuyên khoa sản sẽ làm công việc này và sẽ đưa ra quyết định xử trí về sản khoa).

Câu hỏi 55: Tôi muốn tìm hiểu động kinh kháng trị. Uống thuốc với động kinh kháng trị có hiệu quả không? (đang uống topamax)

Trả lời : Trả lời: đa phần bệnh nhân động kinh sẽ có đáp ứng tốt với thuốc chống động kinh, tuy nhiên khoảng 30% không đáp ứng với thuốc gọi là động kinh kháng trị nội khoa. Do vậy thuốc dùng trong trường hợp động kinh kháng trị thường không hiệu quả lắm ngay cả với các thuốc mới, đắc tiền. Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ cố gắng điều trị với các thuốc mới lẫn cũ với hy vọng sẽ có thuốc hiệu quả hơn (giảm số cơn động kinh). Thông thường ở các nước phát triển thì trong trường hợp động kinh kháng trị các bác sĩ sẽ chọn lựa thêm các phương pháp điều trị khác như phẫu thuật, đặt máy kích thích thần kinh số 10, chế độ ăn sinh ceton.

Câu hỏi 56: Tôi bị động kinh co giật toàn thể từ năm 1998, uống thuốc Dihydan 100mg ngày 2 lần /v, centrum ngày 1viên /lần liên tục đến nay, khoảng 2 năm nay không bị động kinh nữa. Như vậy tôi vẫn tiếp tục uống thuốc tiếp không?

Trả lời : Có thể thử ngưng thuốc nếu không còn cơn trong hai năm. Tuy nhiên, nếu người bệnh tiếp tục dùng thuốc lâu hơn thì sau khi ngưng thuốc khả năng tái phát cơn động kinh sẽ thấp hơn.

Câu hỏi 57: Khi bị co giật có nên nắm tay chân lại không

Trả lời : Không nên. Khi bệnh nhân co giật chỉ nên để họ tránh những nơi nguy hiểm như gần lửa, gần vật nhọn…

Câu hỏi 58: Cháu bé chưa đến 1 tuổi. Cháu hay bị co giật, lúc đầu mọi người tưởng cháu bị giật mình, nhưng về sau nhận thấy không phải. Vậy xin hỏi, đó có phải là bệnh động kinh không/ Nếu phải thì xin Bs. cho biết phải làm gì khi cháu lên cơn, Cũng xin nói thêm là khi mang thai người mẹ có dùng thuốc trụ sinh.

Trả lời : Nếu cháu bị co giật không do sốt thì có khả năng cháu bị động kinh và trong trường hợp đó cần phải được chẩn đoán chính xác và điều trị thích hợp.

Câu hỏi 59: Con tôi bị động kinh từ lúc 2 tháng tuổi, đến nay cháu đã 21 tháng tuổi, đã điều trị liên tục tại Bv. Nhi đồng 1 & uống thuốc đều đến nay (chủ yếu thuốc depakine) Nhưng đến nay cháu vẫn chưa biết lật, bò, thậm chí cổ vẫn chưa vững. Vậy xin Bs. cho biết, nếu phải điều trị lâu dài (trên 10 năm chẳng hạn) thì cháu có phát triển tâm thần như những đứa trẻ bình thường không?

Trả lời : Trường hợp của cháu không phải do thuốc chống động kinh gây ra mà chính là do bệnh lý não vừa gây ra động kinh vừa làm cho trẻ không phát triển được như bình thường. Do vậy điều quan trọng là phải tìm xem bệnh lý não cháu đang bị là gì? Tốt nhất chị nên cho cháu được khám thần kinh và chụp cộng hưởng từ não để có chẩn đoán chính xác.

Câu hỏi 60: Điện não ngoài cơn có giá trị không? Lâm sàng và cận lâm sàng cái nào quan trọng/ Tại sao ngày nay không dùng phenobarbital, những thuốc mới không đáp ứng tốt bằng nó

Trả lời : Điện não ngoài cơn cũng có vai trò quan trọng, dù rằng khả năng phát hiện bất thường dạng động kinh không cao lắm. Lâm sàng bao giờ cũng là yếu tố quan trọng hơn cận lâm sàng. Những thuốc mới hiện tại đáp ứng bằng hay hơn phenobarbital. Ngày nay không dùng phenobarbital nhiều (chứ không phải là không dùng) như trước đây do nó có nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là các tác dụng phụ trên trí tuệ của bệnh nhân


About this entry

Đăng nhận xét

 

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health


About me | Author Contact | Powered By Blogspot | © Copyright  2008