Hỏi đáp Bệnh động kinh (Câu 41 - 50)

Câu hỏi 41: Uống thuốc nhiều có ảnh hưởng đến trí nhớ và tác dụng phụ gì hay không? Những người xung quanh có bị ảnh hưởng gì hay không?

Trả lời : Một số thuốc chống động kinh có thể ảnh hưởng đến trí nhớ như phenobarbital, clonazepam (rivotril), topiramte. Người bị bệnh uống thuốc chống động kinh không gây ảnh hưởng đến người xung quanh.

Câu hỏi 42: Tôi có một cháu trai 4 tuổi, hiện tại cháu đang bị động kinh, đang uống thuốc thường xuyên nhưng Bs. chẩn đoán cháu là động kinh thuộc dạng hội chứng West là bệnh kháng thuốc. Cháu uống thuốc nhưng bệnh của cháu không thuyên giảm, ngày càng tăng cơn động kinh nhất là khi trở trời, trời lạnh. Vậy Bs. có cách nào chỉ giúp để tìm biện pháp hữu hiệu nhất để chữa bệnh cho bé. Cháu đang dùng thuốc depakine 700mg/ ngày.

Trả lời : Chị có thể đưa cháu đến phòng khám động kinh vào chiều thứ năm hàng tuần từ 13g30-16g để để được khám, chẩn đoán và điều trị thích hợp nhất

Câu hỏi 43: Con tôi phát hiện bệnh lúc 8 tháng tuổi & được điều trị bằng thuốc depakine, mỗi ngày 2 thìa cafê (sáng tối). Bệnh lý: cơn vắng ý thức, động kinh toàn thể. bé đi khám ở bv. Nhi đồng 1. Mỗi lần khám là 1 Bs. khác. Bé uống thuốc đến nay đã gần được 4 năm, không thấy tái phát lần nào từ lúc uống thuốc đến nay. (bé đã được 4.5 tuổi). Vậy bé có cần tăng giảm lượng thuốc hay không? Bao nhiêu tháng thì đi khám thử gan thử máu 1 lần (đo điện não đồ khi ngủ tốt hơn hay ngưng thuốc 1 vài ngày rồi đo tốt hơn). Bé đã 4,5 tuổi, có cần phải thay thuốc không? Có phải uống Depakine dạng siro làm cho bé mập, vì siro ngọt.

Trả lời : Trường hợp của bé có thể thử giảm liều thuốc, nếu không còn cơn động kinh thì có thể ngưng. Không cần thay thuốc khác cho bé. Khi dùng depakine đã lâu thì nên kiểm tra ga 2 lần trong năm. Depakine có tác dụng phụ là làm cho tăng cân, do vậy bé tăng cân là do chính depakine chứ không phải do dạng sirô có đường.
Một điểm cần lưu ý là khi đo điện não đồ thì không được ngưng thuốc trước vài ngày (dù hiện tại có nhiều nơn khuyến cáo là phải ngưng thuốc chống động kinh trước khi đo điện não đồ) vì nếu ngưng thuốc thì người bệnh có thể bị lại nhiều cơn động kinh và đôi khi có thể rơi vào trạng thái cấp cứu động kinh. Đo điện não đồ khi ngủ thường làm ở trẻ em do khi thức trẻ không chịu ngồi yên để đo điện não đồ. Trong một số trường hợp khó có thể vừa đo điện não đồ khi thức, vừa đo điện não đồ khi ngủ

Câu hỏi 44: Em gái tôi bị động kinh vào năm 1998. Lúc đó em tôi đã 22 tuổi. Em tôi đã được chụp CT, chụp MRI. Nhưng các Bs. cũng không xác định được nguyên nhân gây bệnh. Em tôi được Bs. cho dùng thuốc depakine. Ngày uống 3 viên. Từ năm 2003 bắt đầu giảm liều, cho đến tháng 8/2005, em tôi sanh con.Và vì phải thức khuya trông con, mất ngủ lại stress, vì con nhỏ quấy, em tôi hiện nay có triệu chứng lên cơn lại. Vậy em tôi có phải dùng thuốc lại không? Có cần đi chụp lại CT & MRI không? Nếu dùng thuốc lại có phải dùng suốt đời không?

Trả lời : Em chị nên được dùng thuốc lại vì đã bị tái phát cơn động kinh. Thời gian dùng lần này nên lâu hơn lần trước. Em chị không cần chụp lại CT hay MRI mà chỉ cần đo lại điện não đồ.

Câu hỏi 45: Thay thuốc rivotril bằng thuốc stilnox có ảnh hưởng đến sức khỏe bé hay không?
- Neurotin trong vĩ nếu không có khả năng mua được, xin mua trong hộp
100v/hủ của Mỹ (viên 300mg) sẽ giảm tác dụng không?
- Phương pháp đặt máy kích thích thần kinh số 10, xin bệnh viện mau về,
vì cháu bị động kinh kháng thuốc phát bệnh từ lúc 6 tuổi, hiện giờ bé đã
11 tuổi.
Bé bị rối lọan hành vi, có thuốc nào chữa bệnh đó không? Có phải vì động kinh bé bị rối loạn hành vi hay vì uống thuốc bé bị.

Trả lời : Rivotril là loại thuốc an thần nhóm benzodiazepine, còn stilnox là loại thuốc ngủ. Hai thuốc này khác nhóm và do vậy tác dụng cũng khác nhau. Nếu thay rivotril bằng stilnox có thể làm cho cơn động kinh nặng hơn.
Nếu thay neurontin trong vĩ bằng loại trong hộp cũng không ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Bé bị rối loạn hành vi có thể do chính động kinh và cũng có thể do dùng thuốc đặc biệt là phenobarbital. Có thể dùng một số thuốc để điều chỉnh rối loạn hành vi của bé như risperidone, haloperidol.

Câu hỏi 46: Em bị động kinh năm 15 tuổi, và từ năm 15 tuổi trở đi vẫn bị nhưng khoảng cách xuất hiện cơn có thưa, từ năm 20-25t cơn xuất hiện nhiều hơn (4-5 tháng 1 cơn). Vì do động kinh uống thuốc không đều, bây giờ mỗi lúc xuất hiện cơn động kinh là vào chu kỳ kinh nguyệt. Hiện giờ em đang uống thuốc promag ở Bv. Chợ Rẫy. Xin Bs. cho em lời khuyên và cách chữa trị. Cách đây 1 năm em đi Bv. Đo điện não đồ thì kết quả EEG type alpha (có hoạt động bất thường – ghi cả hai chương trình nghi ngờ động kinh). Hiện em đang uống thuốc promag ngày 3 viên.

Trả lời : Em có thể dùng depakine chrono 500 mg uống hai lần mỗi lần một viên mỗi ngày vì liều thuốc em đang dùng còn thấp nên không có hiệu quả

Câu hỏi 47: Tôi bị chấn thương sọ não năm 1980, bị động kinh khoảng 4 năm nay và uống thuốc dilantin từ đó đến nay, mỗi ngày 2 viên (sáng 1v & chiều 1v) nhưng vẫn cứ bị động kinh có bớt dần, khoảng 4-5 tháng, 1 lần. Vậy bây giờ có thuốc nào chữa được bệnh đó không? Hay có thuốc nào khác hơn không? Tôi không ngủ được, phải uống thuốc ngủ

Trả lời : Anh có thể dùng thêm 1 viên depakine chrono một lần mỗi ngày kèm với dilantin đang dùng

Câu hỏi 48: Bệnh động kinh sẽ ảnh hưởng đến tim mạch và gây ra bệnh thần kinh tim hay không? Bệnh động kinh và bệnh tâm thần phân liệt có khác nhau không?

Trả lời : Bệnh động kinh không gây ra bệnh thần kinh tim. Động kinh khác với tâm thần phân liệt. Động kinh là một bệnh lý của chuyên khoa thần kinh, biểu hiện bằng những cơn động kinh, cơn động kinh có tính chất tạm thời. Tâm thần phân liệt là bệnh lý của chuyên khoa tâm thần, biểu hiện bằng các triệu chứng hoang tưởng, ảo giác, rối loạn hành vi và nhân cách.

Câu hỏi 49: Bệnh nhân nữ, 43 tuổi, mỗi ngày động kinh từ 2-3 lần, sau 2-3 phút lại tỉnh. Trước đó bị bệnh tâm thần, nay lại động kinh. Xin Bs. cho biết điều trị ở đâu? Và khi ở nhà hiện nay được Y Tế phường phát thuốc điều trị bệnh Tâm Thần.

Trả lời : Nếu có biểu hiện về động kinh thì nên khám ở các chuyên khoa thần kinh để có được chẩn đoán chính xác và điều trị lâu dài

Câu hỏi 50: Tôi có 1 con trai, sinh năm 2/2003, cháu có 1 cái bớt đỏ (1/2 trán) bên trái, lúc 6 tháng tuổi cháu bị ngất lần đầu tiên, điều trị tại Chợ Rẫy. Sau đó được giới thiệu điều trị tại Thái. Hiện cháu đang dùng thuốc Depakine dạng siro & kèm Multi-vitamin (Sp của công ty Sanofi tại Thái).
Cháu sốt nhẹ thì bị động kinh , Bs. ở Thái khuyên nên cho cháu 1 vài giọt nước chanh pha vào miệng khi bé đang động kinh. Mà Bs. ở VN thì khuyên không nên cho bé uống nước chanh khi đang động kinh. Tuy nhiên theo dõi cho bé uống nước chanh lúc động kinh thì bé hết động kinh ngay. (bé chỉ bị động kinh cục bộ). Đã có phim MRI, chụp điện não đồ. Nếu có thể xin Bs. hướng dẫn thêm và cho xin địa chỉ mail. Vì lần trước đã có ghi địa chỉ email của Bs. vào cuộc hội thảo tại Ks. Newworld nhưng không nhận được thông tin phản hồi. Các lần sinh họat về động kinh sau, xin cho tôi biết trước và liên hệ về địa chỉ sau.

Trả lời : Chúng tôi cũng rất ngạc nhiên khi bs Thái Lan dặn cho con chị vài giọt chanh khi có cơn giật (ỏ Thái Lan hay bất cứ đâu cũng cần phải xem các bác sĩ đang điều trị có thật sự đúng chuyên khoa, được tốt nghiệp chính qui hay không? Cũng có khả năng là người thông dịch đã dịch sai vấn đề!). Cơn động kinh chính bản thân nó sẽ tự hết dù không điều trị. Các thuốc chống động kinh có tác dụng ngăn ngừa các cơn sau. Chị có thể liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ thư điện tử sau đây: tuaneuro@yahoo.com

About this entry

Đăng nhận xét

 

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health


About me | Author Contact | Powered By Blogspot | © Copyright  2008