ĐAU DẠ DÀY - Cấp cứu thực hành

Bài viết tương đối dài, mời bạn click vào "tiêu đề" hoặc "đọc thêm..." để xem toàn bộ bài viết

I/ CHẨN ĐOÁN:
Cơn đau thượng vị có chu kỳ liên quan đến bữa ăn, theo mùa.
Thường dễ chẩn đoán, nhưng cần phân biệt:
- Cơn đau gan: dễ nhầm nhất, coi chừng các chẩn đoán viêm dạ dày, viêm tá tràng có phim hẳn hoi.
- Các biến chứng thủng, hẹp môn vị cần phẫu thuật.
- Cơn đau dạ dày kèm theo chảy máu dạ dày.
- Viêm đại tràng co thắt.
- Các cơn đau bụng ngoại khoa khác, kể cả viêm ruột thừa.

II/ THỨ TỰ CÁC VIỆC CẦN LÀM:
- Khám bụng kỹ và kiểm tra vùng đục trước gan.
- Đo huyết áp, lấy mạch, nhiệt độ và làm công thức máu.
- Chụp 2 vòm hoành nếu chẩn đoán chưa thực chắc chắn.
- Trực tiếp quan sát chất nôn và phân.
- Đặt ống thông dạ dày nếu nghi ngờ co chảy máu kèm theo.

III/ CÁC BIỆN PHÁP GIẢM ĐAU:
- Atropin 1/2mg, ngày 1-2 lần tĩnh mạch hoặc dưới da.
- Meprobamat, valium uống hoặc tiêm.
- Thuốc tráng dạ dày (không cần cản quang tốt).
- Ăn nhẹ, lỏng.
- Châm cứu (nếu cần).
- Ngừng các thuốc đang uống có khả năng gây cơn đau như aspirin, APC, corticoid, reserpin…

IV/ THUỐC CHỐNG LOÉT: đối với thụ thể H2
Các thuốc tương tự: ranitidin, famotidin, omeprazol.
Thường dùng Losec 40mg/ngày tiêm tĩnh mạch trong 3 phút.

About this entry

Đăng nhận xét

 

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health


About me | Author Contact | Powered By Blogspot | © Copyright  2008