Bài Luyện Tập 3 : Thở Bằng Bụng

Bài viết tương đối dài, mời bạn click vào "tiêu đề" hoặc "đọc thêm..." để xem toàn bộ bài viết

Thở Bằng Bụng khác với Thở Bằng Ngực

Về cơ bản, có hai cách để thở: hoặc là dùng cơ ngực hoặc là dùng cơ bụng. Cách thở có tác dụng thư giãn nhất là dùng cơ bụng, được gọi là thở bằng bụng. Khi bạn thở bằng bụng, bụng của bạn chuyển động lên xuống. Bạn có thể kiểm tra dễ dàng liệu bạn có thở bằng bụng hay không bằng cách nằm trên giường và đặt một vật lên bụng, nếu bạn thở bằng bụng, bạn sẽ thấy vật ấy chuyển động lên xuống.

Thở Bằng Bụng và Kiểm Soát hệ thống Valsalva

Việc thực hành thở bằng bụng sẽ giúp bạn làm giãn các cơ liên quan đến nghiệm pháp Valsalva, đồng thời cung cấp lượng hơi cần thiết cho thanh quản để phát âm.

Bạn nên khởi đầu bằng cách làm giãn trực tràng của bạn bằng phương pháp thả lỏng tiệm tiến của Jacobson được mô tả trong bài luyện tập trước. Hãy cảm nhận sự thư giãn khắp các cơ bụng, ngực, thanh quản, lưỡi và hàm của bạn.

Sau đó hãy hít vào bằng cách từ từ phồng bụng của bạn lên. Hãy hít sâu hơn mức bình thường một chút. Đừng giữ lại hơi thở của bạn; cứ nhè nhẹ thở ra bằng cách làm giãn cơ bụng của bạn. Bạn không nên ép hơi ra ngoài nhưng đúng hơn là cứ để không khí thoát ra từ từ qua thanh quản. Việc thở kiểu này sẽ giúp bạn làm thư giãn hệ thống Valsalva, đồng thời cung cấp cho cơ quan phát âm của bạn một lượng hơi cần thiết. Khi bạn hít thở, hãy chắc rằng trực tràng của bạn không bị tắc. Hãy cảm nhận sự thoải mái của các cơ trong cơ quan Valsalva.

Bạn cũng có thể thực hành bài tập này hầu như bất cứ khi nào và bất cứ nơi nào và nên thực hành nhiều lần trong ngày. Bạn nên luyện tập bài này chung với bài tập trước (làm giãn trực tràng của bạn) trước khi bàn đến những trường hợp bạn thấy rằng chúng có vẻ khó khăn.

About this entry

Đăng nhận xét

 

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health


About me | Author Contact | Powered By Blogspot | © Copyright  2008